Hương người đức hạnh ngược gió bay khắp mười phương
Trong Kinh Pháp Cú số 54, Đức Phật đã dạy: Người Phật tử giữ đúng ngũ giới, siêng năng bố thí, nhờ đó mà danh thơm tiếng tốt, được mọi người xa gần đều quý mến. Bởi chỉ có hương người đức hạnh mới ngược chiều gió toả khắp mọi phương trời.
Hương các loài hoa thơm
Không bay ngược chiều gió
Nhưng hương người đức hạnh
Ngược gió khắp tung bay
Chỉ có bậc chân nhân
Toả khắp mọi phương trời
(Kinh Pháp Cú số 54)
Kinh Pháp Cú số 54 khởi nguồn khi Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá-vệ trong một kỳ giảng pháp có liên quan đến một câu hỏi của Tôn giả A-nan. Một buổi chiều nọ, Tôn giả A-nan đang ngồi một mình, Ngài suy nghĩ: Hương thơm của thân cây, của bông hoa, của rễ cây, các loại hương thơm đều bay theo chiều gió mà lan rộng ra, chẳng biết có mùi hương nào vừa bay theo chiều gió, lại vừa ngược với chiều gió hay không? Chẳng biết có hương thơm nào toả rộng bát ngát khắp nơi không?
Tôn giả A-nan không tự mình tìm câu trả lời mà Ngài đến bên Đức Phật xin được Phật giải đáp cho. Đức Phật nói: Này A-nan, thí dụ như có người Quy y Tam bảo, Phật, Pháp và Tăng hành trì đầy đủ năm giới tại gia, tỏ ra rộng rãi trong việc bố thí cúng dường, người ấy thật có đức hạnh và đáng khen ngợi, danh tiếng người này sẽ lan rộng ra khắp chốn và các Tỳ-kheo, các Bà la môn, cả những người bình thường ai ai cũng đều khen ngợi người ấy dầu người ấy cư trú ở bất cứ nơi nào.
Muốn trở thành một người đức hạnh, người ấy đối với bản thân phải luôn luôn biết nhìn kỹ những lỗi nhỏ nhặt của mình để khắc phục; phải biết thực tập nhìn sâu để thấy sự thật nơi mọi vấn đề qua hình tượng; phải biết nghe sâu để hiểu sự thực của mọi vấn đề qua ngôn ngữ, âm thanh; phải biết ngửi sâu để hiểu sự thực của mọi vấn đề qua hương thơm; phải biết nếm sâu để hiểu sự thực của mọi vấn đề qua mùi vị; phải biết tiếp xúc sâu để hiểu được sự thực của mọi vấn đề qua xúc giác; phải biết suy nghĩ sâu để hiểu được sự thực của mọi vấn đề qua tâm ý và phải biết sống khoan dung, độ lượng đối với những ai đã từng làm cho mình khốn đốn, khổ đau.
Và hơn thế, mọi hành xử hay ẩn tàng đều vì lợi ích chung mà không phải vì bản thân. Ai thực tập được như vậy là người đức hạnh, là người sống có đạo và đang đi ở trong chánh đạo. Người ấy không tranh người để ngồi trên mà thường ngồi trên người; không tranh người để đứng trước mà thường đứng trước người.
Trong Kinh Pháp Cú, phẩm Phật Đà, Đức Phật đã dạy:
Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Tâm ý giữ trong sạch
Chính lời chư Phật dạy.
Quả thật, chỉ cần làm được những điều đơn giản ấy thì hiện đời ta được an vui, mà đời sau cũng được viên mãn ý nguyện. Không làm các điều ác, bao gồm tất cả các hành vi dù nhỏ mà có thể gây tổn hại đến người khác hoặc chúng sinh. Người ta thường nghĩ, chỉ có những việc lớn như gây thương tích, giết hại,…hoặc làm tổn thương đến đời sống, danh dự, hạnh phúc,… của người chung quanh thì mới gọi là việc ác; nhưng việc nhỏ như: sống phóng túng, buông lung, dùng lời khiếm nhã, ác ý, vu oan,… chẳng lẽ lại không hề gì?
Lại có người nghĩ, vì hoàn cảnh sống của bản thân khó khăn, chẳng hạn như nghèo khó, rất ít thời gian,… nên khó làm được “điều lành lớn” để có công đức, đức hạnh nên không cố gắng “thành tựu các hạnh lành”. Nhưng chúng ta cần ghi nhớ lời dạy của Đức Phật trong Kinh Pháp Cú, phẩm Ác:
Chớ chê khinh điều thiện
Cho rằng “Chưa đến mình”
Như nước nhỏ từng giọt,
Rồi bình cũng đầy tràn.
Người trí chứa đầy thiện,
Do chất chứa dần dần.
Một lời nói khiêm nhu, hòa nhã, thiện lành, tùy hỷ với mọi người cũng là một điều lành mà ai ai cũng có thể làm tốt được. Đức Phật đã căn dặn rất kỹ:
Hãy gấp làm điều lành,
Ngăn tâm làm điều ác.
Ai chậm làm việc lành,
Ý ưa thích việc ác.
Khuyên dạy về hương đức hạnh cần thiết cho mỗi người, Đức Phật đã từng nhắc lại lời dạy của mình trong rất nhiều kinh điển. Đức hạnh đó được xây dựng nên từ sự khép mình vào giới luật trong cuộc sống đời thường. Chính nhờ giới luật mà đức hạnh được vun bồi, là nguồn sinh lực của Tăng già, là kim chỉ nam cho sự sinh hoạt Tăng đoàn và giữ vững hạnh lành cho Phật tử tại gia và cộng đồng xã hội nhân loại. Đó chính là ý nghĩa của hương đức hạnh của người trì giới.
Đúng như vậy, các mùi hương đều bay theo chiều gió, chỉ có “giới” hương mới có thể ngược gió mà bay khắp mười phương. Người Phật tử giữ đúng ngũ giới, siêng năng bố thí, nhờ đó mà danh thơm tiếng tốt, được mọi người xa gần đều quý mến. Khi đã “Không làm mọi điều ác – Thành tựu các hạnh lành” thì tâm ta sẽ luôn trong sáng, an tịnh trước mọi cám dỗ, mọi cấu uế của đời sống. Thực tập hành trì, chúng ta sẽ phát huy nhân cách phạm hạnh được viên mãn, ngõ hầu đạt đến an lạc giải thoát.
Đại Tùng Lâm Hoa Sen
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh
Kiến thức 10:57 04/01/2025Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.
Những hiện tượng chưa từng có trên thế gian trong đêm Phật thành đạo
Kiến thức 08:20 04/01/2025Mười ngàn thế giới ngay sát-na ấy rung động dữ dội, quả đất dày bốn mươi do-tuần chao qua đảo lại như địa chấn. Giờ phút ấy đi vào vĩnh cửu. Chư thiên, phạm thiên hoan ca, vui mừng vì một đấng Toàn Giác đã xuất hiện trên thế gian.
Sám tụng Phật thành đạo
Kiến thức 10:30 02/01/2025Hướng đến kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thành đạo. Phatgiao.org.vn xin giới thiệu đến quý Phật tử những bài sám Phật Thành đạo tùy nghi lễ bái, tụng niệm cho ngày kỷ niệm Ngài.
Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo mùng 8 tháng 12 Âm lịch
Kiến thức 11:21 01/01/2025Khi những cơn gió đông bắt đầu thổi, khí trời trở nên se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người Phật tử đều nao nức đón chào một sự kiện trọng đại, đồng thời hân hoan chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, đó chính là ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, mùng 8 tháng 12 âm lịch.
Xem thêm