Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/03/2024, 17:58 PM

Khiêm cung là đức hạnh cao quý

Năm tôi 22 tuổi, còn là sinh viên năm cuối thì sư đang tu học ở tịnh xá. Sư hơn tôi 6 tuổi, trước khi xuất gia đã tốt nghiệp Sư phạm Anh và làm giáo viên.

Audio

Mãi về sau, tôi mới biết điều này. Ấy vậy mà nhiều lần sư nhờ tôi cùng học các bài kinh Pháp Cú bằng tiếng Anh với sư, sư nhờ tôi giảng giải nghĩa của những từ Phật học tiếng Anh. Trong khi đó, ngoài là tri khách của tịnh xá, sư còn hỗ trợ tìm kiếm tài liệu Phật học tiếng Anh cho chư vị Tăng, Ni khác ôn luyện để thi nhận học bổng Phật học ở Myanmar.

Tác giả và nhà sư trong bài viết - Đại đức Minh Chuyển, tu sĩ Hệ phái Khất sĩ, đang tu học và hoằng pháp tại tỉnh Tiền Giang

Tác giả và nhà sư trong bài viết - Đại đức Minh Chuyển, tu sĩ Hệ phái Khất sĩ, đang tu học và hoằng pháp tại tỉnh Tiền Giang

Thế rồi chư Tăng, Ni và Phật tử bạch với Sư phụ của sư về việc để sư thử thi lấy học bổng Phật học, vì các vị biết sư biết tiếng Anh và có nhiều năm hỗ trợ chư vị ấy. Một ngày nọ, tôi ghé tịnh xá thăm sư, sư mới nói rằng sư đã ra Hà Nội tham gia kỳ khảo hạch nhận học bổng Cử nhân Phật học của Chính phủ Myanmar và đã được chọn; sư đang chuẩn bị để sang Myanmar du học. Và rồi câu chuyện bên trên mới được sư kể lại.

Rồi sư sang Miến học, hoàn thành xuất sắc chương trình Cử nhân, Thạc sĩ và hiện đang hoàn thành luận văn Tiến sĩ Phật học, tất cả đều là chương trình học bổng đào tạo Tăng tài dành cho Tăng Ni các nước của Chính phủ nước này.

Tôi đã học được rất nhiều bài học từ sư, dù chưa khi nào sư thuyết giảng gì với tôi cả. Ngay việc sư học kinh Pháp Cú tiếng Anh cùng tôi, cũng là sự gieo duyên Phật pháp sư dành cho tôi.

Có lẽ cho đến giờ, tôi chưa gặp được một vị nào, trong sự tương tác trực tiếp trong quãng thời gian hơn 15 năm, có sự ôn hòa và khiêm tốn như sư. Sư chưa từng nói về sự học của mình, dù là Phật học - nếu tôi không hỏi thăm sư. Sư cũng chưa từng huấn giảng lời nào. Những điều sư chia sẻ, nhẹ nhàng và chân tình, quý báu nhưng gần gũi, bởi dường như không có khoảng cách thế gian về học thức, về cái tôi tự ngã, mà chỉ khác là lòng kính trọng nơi mình, đối với một vị xuất sĩ có pháp hành, và rất đỗi khiêm nhường.

Sư Minh Chuyển nhận món quà Pháp bảo từ vị sư trưởng đoàn Phật giáo Kim Cang thừa đến từ Ân Độ, Tây Tạng trong lễ cầu nguyện quốc thái dân an, tại chùa Vĩnh Tràng, do Phật giáo tỉnh Tiền Giang thực hiện gần đây. Sư dẫn chương trình và phiên dịch trong buổi lễ này

Sư Minh Chuyển nhận món quà Pháp bảo từ vị sư trưởng đoàn Phật giáo Kim Cang thừa đến từ Ân Độ, Tây Tạng trong lễ cầu nguyện quốc thái dân an, tại chùa Vĩnh Tràng, do Phật giáo tỉnh Tiền Giang thực hiện gần đây. Sư dẫn chương trình và phiên dịch trong buổi lễ này

Sư không tham gia mạng xã hội nhiều, chỉ liên hệ cần thiết qua Zalo, không có tự nói về mình, không có sự tự thuật về hoạt động thế học, thế tục.

Nhìn những bước chân vững chãi của sư, lòng tin nơi mình cũng vững chãi. Nguyện được kết nối với sư, dù là nơi nào, là thời gian nào cũng là ấm áp, từ ái trong tình pháp lữ...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Xem thêm