Thứ năm, 24/11/2022, 09:00 AM

Hương thơm quê mẹ

Sức mạnh từ phương pháp thiền tập và tuệ giác đã làm cho nghệ thuật thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở nên đặc biệt và được nhiều người yêu thích trên khắp thế giới. “Mọi người đều muốn đem năng lượng của Thầy về nhà.

316544555_469591078607256_548516140311012579_n

“Con xa đất nước thời thơ ấu

Giọng nói quê hương vẫn ngọt ngào

Nề nếp tổ tông cha nắm giữ

Hương sắc quê nhà mẹ chuyển trao.”

Mấy chục năm sống xa quê hương, dù ở nơi nào, Sư ông lúc nào cũng hướng về đất nước và con người Việt Nam. Tình thương của Sư ông lúc nào cũng gửi gắm trọn vẹn cho quê hương. Trong cuốn "Hương thơm quê mẹ", 68 bức thư pháp thể hiện tinh thần, giá trị đạo đức của con người, văn hóa, dân tộc Việt Nam. Mình có thể tìm ra những phương pháp rất cụ thể và đơn giản để thực tập nếp sống tỉnh thức trong cuộc sống hằng ngày.

Hương thơm quê mẹ mang ba yếu tố. Trước hết đó là văn hóa, đạo đức, tinh thần, giá trị con người Việt Nam. Đất nước Việt Nam có nền văn hóa giàu đẹp. Nhưng quê hương Việt Nam không chỉ giới hạn trong khuôn khổ lãnh thổ Việt Nam. Quê mẹ cũng là quê hương. Quê mẹ gần nhất là Việt Nam nhưng quê mẹ cũng là hành tinh xanh, là quả địa cầu của mình.

Xa hơn nữa, quê mẹ còn là quê hương đích thực có trong từng hơi thở của mình. Khi nào tâm của mình hoàn toàn có mặt với thân, mình trở về với giây phút hiện tại, đó là lúc mình tìm được quê mẹ đích thực của mình. Quê hương đích thực của mình, mình không cần đi đến một nơi xa vời, một vùng đất hứa. Khi bạn hoàn toàn có mặt trong giây phút hiện tại, khi đó đất hứa chính là nơi đây.

Sức mạnh từ phương pháp thiền tập và tuệ giác đã làm cho nghệ thuật thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở nên đặc biệt và được nhiều người yêu thích trên khắp thế giới. “Mọi người đều muốn đem năng lượng của Thầy về nhà. Bức thư pháp Thầy viết chứa đựng năng lượng mà Thầy đã chế tác ra, đó là năng lượng hiểu biết, thương yêu và chánh niệm”.

“Mỗi tác phẩm thư pháp đều là một đề tài thiền tập. Chẳng hạn như bức thư pháp “Be beautiful, be yourself”. Ta phải là chính ta thì ta mới đẹp. Ta không cần phải trở thành một ai khác. Ví như một đóa sen, tự thân nó đã rất đẹp, nó không cần phải cố gắng để biến thành hoa hồng hay một loại hoa khác mới đẹp. Trong mỗi chúng ta đều có hạt giống của niềm vui, của thương yêu và hạnh phúc. Nếu chúng ta để cho những hạt giống này được biểu hiện thì ta sẽ trở thành một đóa hoa đẹp trong vườn hoa của nhân loại.

Hay bức thư pháp “Let go and be happy” (Buông bỏ để có hạnh phúc). Buông bỏ ở đây nghĩa là buông bỏ những ham muốn, hờn giận, và buông bỏ luôn cả ý niệm của ta về hạnh phúc. Mỗi người trong chúng ta đều có một ý niệm về hạnh phúc. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần phải có cái này hoặc cái kia thì mới có thể hạnh phúc. Nhưng chúng ta đâu biết rằng: chính cái ý niệm về hạnh phúc đó lại là chướng ngại để chúng ta có hạnh phúc thực sự. Nếu chúng ta can đảm buông bỏ ý niệm đó thì hạnh phúc sẽ đến với chúng ta ngay lập tức.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm