Ra mắt sách: Thiền học Việt Nam
Thật là hạnh phúc khi người Việt chúng ta sớm biết đến tinh túy của Thiền Phật giáo nguyên chất. Người Việt đã sớm nhận ra lợi ích lớn lao trong nhiều phương diện đời sống của Thiền Phật giáo, cao nhất là giúp hành giả đạt tới nhận thức như thật về thực tướng của vạn pháp, thấu suốt chân lý cuộc đời.
Kể từ khi đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam, đạo Phật được nhân dân ta xác định rõ con đường Phật giáo Việt Nam thể nhập vào đời sống vào thực tiễn, chính là con đường thực hành nếp sống đạo thiền. Đạo thiền được thiền sư Mâu Tử diễn giải ở trong điều 4 của Lý hoặc luận: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài xã hội thì giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì phải biết tu thân”.
Chính nếp sống đạo thiền này khi đi vào hiện thực cuộc đời của từng người dân nước Việt, đã góp phần cùng cả dân tộc làm nên chiến công hiển hách: chấm dứt 1000 năm phong kiến Trung Quốc đô hộ, mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ của một quốc gia Đại Việt hùng cường 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông vào thời Lý – Trần, thiết lập một thời đại hòa bình và hội nhập toàn cầu từ cột mốc đại thắng mùa Xuân 1975 Bắc Nam sum họp một nhà.
Tư tưởng thiền học trong Khóa hư lục của Trần Thái Tông
Và như thế đạo Phật Việt Nam với cốt tủy là Phật giáo thiền tông đã trở thành hệ tư tưởng soi sáng cho con đường sống đạo của mỗi người Phật tử Việt Nam kể từ khi mạch thiền khai mở. Vào thế kỷ thứ III sau Công Nguyên, từ khi Thiền sư Khương Tăng Hội chính thức dịch kinh thiền, dạy pháp thiền, tại Trung tâm Phật giáo Luy Lâu, đặt nền tảng cho thiền học Việt Nam, thì sau đó các Thiền phái lần lượt được khai sáng và truyền thừa ở nước ta, cụ thể vào thế kỷ VI thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ra đời và truyền thừa được 19 thế hệ; thế kỷ IX thiền phái Vô Ngôn Thông ra đời và truyền thừa được 17 thế hệ; Thế kỷ XI, Thiền phái Thảo Đường ra đời vào thế kỷ XI; thế kỷ XIII thì thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông khai sáng ra đời, khẳng định vai trò và vi thế thiền tông Việt Nam trong dòng chảy lịch sử thiền tông Việt Nam, kế tục là Thiền phái Tào Động, Lâm Tế tiếp tục truyền đăng tục diệm trong tinh thần Việt hóa tại các thiền đường Việt Nam. Đến nay, thì Thiền học Việt Nam đã có lịch sử hơn 2000 năm.
Dù có lúc thăng lúc trầm cùng với sự biến động của lịch sử dân tộc Việt Nam, nhưng ngọn đèn thiền của Phật tổ vẫn luôn được tiếp nối và ngày càng được sáng rỡ huy hoàng hơn. Sự phục hưng và phát triển mạnh mẽ của Thiền phái Trúc Lâm do Thiền sư Thanh Từ giáo hoá; Thiền Như Lai do Hòa thượng Thích Minh Châu được chính thức giảng dạy và thực tập thiền trong hệ thống học đường Việt Nam cho Tăng Ni và sinh viên, Phật tử khởi nguyên kể từ khi Hòa thượng khai sáng ra Viện Đại học Vạn Hạnh vào năm 1964, tiền thân của Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, và Thiền chánh niệm của Làng Mai do Thiền sư Nhất Hạnh chủ trương đã lan tỏa khắp muôn nơi là những minh chứng cụ thể sinh động..v.v.
Thiền giúp ta hướng thiện, hướng thượng
Có thể nói, đời sống sinh hoạt Thiền của Tăng Ni và Phật tử từ khởi nguyên thiền học Việt Nam cho đến nay, tất cả đã tạo nên sắc thái đặc trưng riêng của Thiền học Việt Nam mà không lẫn lộn với sắc thái Thiền học nào khác ở các nước xung quanh ta.
Ngày nay, trong xu hướng phát triển và tòan cầu hóa, Thiền học đã góp phần đưa Phật giáo hội nhập vào đời sống văn hóa phương Tây và thực sự lan tỏa mạnh mẽ và rộng rãi trên khắp thế giới. Có thể nói, một trong điều kiện quan trọng giúp các nhà bác học, khoa học trên thế giới, có phát minh, sáng kiến vĩ đại cho nhân loại là nhờ họ chỉ tập trung toàn bộ tâm huyết, tinh thần suy tư về một vấn đề, một đối tượng. Đây chính là nguyên lý quan trọng của Thiền: Sự tập trung chuyên chú vào một đối tượng.
Lợi ích trước mắt là người thực hành Thiền có thể đạt được sự an lạc thư thái của tâm và tăng cường sức khỏe của thân. Mục đích cao thượng hơn là thành tựu định lực trí tuệ hướng đến giải thoát giác ngộ, vượt thoát mọi nỗi khổ đau trong sinh tử luân hồi. Phương pháp thực hành và ích lợi của Thiền được mô tả trong nhiều bộ kinh quan trọng trong tất cả các truyền thống Phật giáo như: kinh Tứ niệm xứ, kinh Đại niệm xứ, kinh Quán niệm, kinh Thiền, kinh An na ban na niệm, kinh An ban thủ ý,…
Thiền cũng là phương pháp khai mở, giải phóng tiềm năng trong tâm thức của con người. Cũng có thể nói, Thiền là triết lý hay đạo đưa con người đến chỗ triệt ngộ chân lý. Thiền có giá trị trong đời sống con người: phát triển tư duy trừu tượng, rèn luyện sự kiên trì, bảo vệ sức khỏe con người cả về thân và tâm…Việc thực hành Thiền định giúp con người vượt qua những khổ đau trong đời, những xung đột về bản ngã, gia tăng khả năng tập trung chú ý, chuyển hoá cảm xúc tiêu cực, tạo kỹ năng tự nâng cao bản thân...
Thiền học Phật giáo đã có lịch sử hơn 25 thế kỷ, thực tế đã và đang giúp cho con người giảm thiểu khổ đau, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân loại trên khắp hành tinh. Càng ngày con người càng nhận ra những giá trị to lớn về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội mà thiền học Phật giáo mang lại.
Giáo trình Đại cương Thiền học Việt Nam này ra đời là kết quả kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu nhiều năm của chúng tôi trong Khoa Phật giáo Việt Nam - Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở kế thừa các công trình của chư Tôn đức, các bậc tiền bối đi trước. Chúng tôi nỗ lực biên soạn giáo trình này một cách công phu và khoa học, không chỉ dành cho các trường Phật học mà còn mở rộng đối tượng tiếp cận là sinh viên ngành khoa học xã hội nhân văn của các trường cao đẳng, đại học đang có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam nói chung, Thiền học Việt Nam nói riêng.
Thật là hạnh phúc khi người Việt chúng ta sớm biết đến tinh túy của Thiền Phật giáo nguyên chất. Người Việt đã sớm nhận ra lợi ích lớn lao trong nhiều phương diện đời sống của Thiền Phật giáo, cao nhất là giúp hành giả đạt tới nhận thức như thật về thực tướng của vạn pháp, thấu suốt chân lý cuộc đời.
Với những giá trị tốt đẹp vốn có của Phật giáo và những đóng góp của Thiền học Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chắc chắn tư tưởng, tinh thần của nền Thiền học nước nhà sẽ ngày một vững bền, trường tồn cùng nền văn hóa Việt Nam và dân tộc Việt Nam.
Quý vị quan tâm về quyển sách "Thiền học Việt Nam" xin hoan hỷ liên hệ qua số điện thoại: 0975946422.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Hãy có lòng tốt”: Bộ sách của Đức Dalai Lama
Sách Phật giáo 16:45 31/10/2024Cuộc sống là một hành trình dài và chúng ta phải trải qua vô vàn thử thách của cảm xúc: từ yêu, ghét, tức giận, hờn dỗi… Nhưng con người lại được kết nối bởi những thứ vô hình đó. Chúng ta đến với nhau vì yêu nhau hay rời xa nhau vì sự chán ghét.
Chúng ta sống vì điều gì?
Sách Phật giáo 16:36 27/10/2024Người làm việc chăm chỉ không chỉ để có lương thực sinh sống mà còn để hạn chế lòng ham muốn của bản thân, có thể mài giũa tâm hồn, thanh lọc tâm hồn.
Lời khuyên để có hạnh phúc của thiền sư Khenpo Sodargye
Sách Phật giáo 22:43 22/10/2024Qua câu chuyện về ba cách sống, thiền sư Khenpo Sodargye đưa ra lời khuyên về cách để sống hạnh phúc.
CEO Nguyễn Tuấn Quỳnh: "Nhờ sách của Thiền sư Nhất Hạnh tôi đã vượt qua nỗi đau mất mẹ"
Sách Phật giáo 09:30 18/10/2024Cuốn sách Không diệt không sinh đừng sợ hãi giúp Nguyễn Tuấn Quỳnh hiểu sâu sắc hơn về sự sống và cái chết, mang lại sự an ủi trong thời khắc đau buồn
Xem thêm