Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 07/03/2021, 22:10 PM

Hưởng thụ lạc được Như Lai khen ngợi

Sống ở đời thì phải vui mới khỏe và đáng sống. Kém vui thì thân thụ động, tâm buồn chán, u sầu, nhiều loại bệnh tật não phiền cũng bắt đầu từ đây. Không chỉ người đời cần vui vẻ, thoải mái mà người tu cũng rất cần sống vui, an lạc.

Dĩ nhiên những niềm vui đời thường, thuộc về dính mắc của căn và trần thì Đức Phật quở trách. Những lạc thú do buông lung phóng dật như sát sinh, trộm cướp, tà hạnh, nói dối, say nghiện…, bậc Đạo sư cũng khuyến cáo nên nhanh chóng diệt trừ. Chỉ có niềm vui hay an lạc của Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền được Thế Tôn đặc biệt khen ngợi.

Ai trú trong thiền định và thành tựu hỷ lạc thì Đức Phật khen ngợi.

Ai trú trong thiền định và thành tựu hỷ lạc thì Đức Phật khen ngợi.

Vì sao Như Lai thương xót chúng sinh mê lầm?

“Một thời, Phật ở tại nước Ca-duy-la-vệ, trong khu rừng của Ưu-bà-tắc Miến-kỳ, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo 1.250 người…

“Nếu có Phạm chí ngoại đạo hỏi như vậy: Thứ lạc hưởng thụ nào mà Sa-môn Thích tử khen ngợi? Này các Tỳ-kheo, nếu người kia có nói như vậy, các ngươi nên trả lời rằng: Này chư Hiền, năm phẩm chất của dục, đáng ưa đáng thích, được người đời tham đắm.

Những gì là năm? Mắt biết sắc,...., cho đến, thân biết xúc, đáng ưa đáng thích, được người đời tham đắm. Này chư Hiền, do nhân duyên là năm dục mà sanh lạc, nên nhanh chóng diệt trừ. Cũng như có người cố ý sát sanh, tự cho thế là khoái lạc. Thứ lạc như thế, nên nhanh chóng diệt trừ. Có người trộm cắp, tự cho thế là khoái lạc. Thứ lạc ấy nên nhanh chóng diệt trừ. Cũng như có người phạm tịnh hạnh, tự cho thế là khoái lạc. Thứ lạc ấy nên chóng diệt trừ. Cũng như có người phóng đãng buông trôi, tự cho thế là khoái lạc. Thứ lạc ấy nên nhanh chóng diệt trừ. Cũng như có người hành khổ hạnh bề ngoài, cho thế là khoái lạc. Thứ lạc ấy nên chóng diệt trừ. Cũng như có người ly dục, lìa bỏ pháp ác bất thiện, có giác có quán, có hỷ lạc phát sanh do ly dục, nhập Sơ thiền. Lạc như thế là điều Phật khen ngợi. Cũng như có người diệt giác quán, nội tâm hoan hỷ, nhất tâm, không giác không quán, có hỷ lạc do định sanh, nhập Nhị thiền. Lạc như thế được Phật khen ngợi. Cũng như có người trừ hỷ, nhập xả, tự biết thân lạc, là điều mà Hiền thánh mong cầu, có xả niệm, nhất tâm, nhập đệ Tam thiền. Lạc như thế được Phật khen ngợi. Lạc hết, khổ hết, ưu và hỷ trước đã diệt, không khổ không lạc, hộ niệm thanh tịnh, nhập đệ Tứ thiền. Lạc như vậy được Phật khen ngợi”.

(Kinh Trường A-hàm, kinh Thanh tịnh, số 17 [trích])

Hỷ lạc này vừa nuôi dưỡng thân tâm người tu hành, vừa triệt tiêu các ham muốn thế thường.

Hỷ lạc này vừa nuôi dưỡng thân tâm người tu hành, vừa triệt tiêu các ham muốn thế thường.

Người xuyên tạc Như lai 

Thế mới biết, tu tập phải có niềm vui, pháp lạc. Cái vui này không đến từ bên ngoài mà được tạo ra từ bên trong nhờ nỗ lực thiền định. Chính sự an lạc này nuôi dưỡng sự nghiệp tu hành, vượt lên các chướng ngại và cám dỗ để hướng đến thành tựu giải thoát. Thiền lạc này không do bám víu, nắm giữ mà chính là buông bỏ. Buông bỏ hết dục vọng, xả ly mọi ác pháp, hỷ lạc liền phát sinh, đó là niềm vui của Sơ thiền.

Tuy nhiên, vì còn giác và quán (tầm và tứ) khiến tâm còn dấy động nên hành giả xả luôn tầm và tứ, tâm hoan hỷ nhờ định, đó là lạc của Nhị thiền. Hỷ lạc này là hạnh phúc của thiền định nhưng chính niềm hân hoan đó cũng cần được xả ly để đạt đến nhất tâm, đây chính là lạc của Tam thiền. Ở cấp độ cao hơn, lạc của Tam thiền cũng phải buông bỏ để đạt đến không khổ không lạc, là trạng thái xả niệm thanh tịnh của Tứ thiền.

Ai trú trong thiền định và thành tựu hỷ lạc thì Đức Phật khen ngợi. Hỷ lạc này vừa nuôi dưỡng thân tâm người tu hành, vừa triệt tiêu các ham muốn thế thường. Quan trọng nhất là, từ Tứ thiền hành giả tiếp tục quán về vô thường và vô ngã để thành tựu Sơ quả cho đến Tứ quả A-la-hán, ra khỏi phiền não khổ đau, thoát ly luân hồi sinh tử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Phật làm tròn chữ hiếu với mẹ trước khi nhập Niết bàn

Đức Phật 13:54 19/04/2024

Trước khi nhập Niết Bàn, vì báo ân công đức sinh thành, Đức Phật đã diễn nói “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện” tại pháp hội ở cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu Ma Da. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành.

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Xem thêm