Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 30/01/2020, 12:06 PM

Ngày Xuân nghĩ về hướng hoằng pháp của sứ giả Như Lai

Phật pháp là dòng chảy linh động nên không bị bế tắc và hạn cuộc trong bất cứ khuôn khổ nào. Vì vậy, giáo pháp của đức Phật hoằng truyền làm cho mạng mạch Phật pháp được sống mãi ở thế gian.

>> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Bài liên quan

Có thể nói ngày hôm nay mọi phương tiện hoằng pháp đều được đầy đủ, chỉ cần tâm đức của người hoằng pháp. Phải biết quán chiếu để thấy rõ trên thế gian còn quá nhiều người chưa đủ duyên lành để tiếp cận được giáo lý đạo Phật, hoặc có người nắm bắt được chút ít nhưng nhận thức lệch lạc do tâm tà kiến còn quá sâu dày, hoặc một số người hướng dẫn quần chúng tu học chưa thật đúng với chính pháp… Với lòng từ bi của người xuất gia học đạo, vì hạnh nguyện độ sinh, chúng ta sẵn sàng dấn thân cứu độ họ, giúp họ hiểu đúng chính pháp, đem lại lợi ích thiết thực. Trước ngưỡng cửa ấy, trách nhiệm và bổn phận của người tu sĩ Phật giáo không thể thờ ơ, quay lưng với cuộc đời mà phải nhìn vào thực tại bằng con mắt tình thương và trí tuệ. Mặt khác, chúng ta cần phải phát triển đạo đức tâm linh để đem lại hòa bình an lạc cho nhân loại.

Xã hội ngày nay không cần quá nhiều những chuyên viên tôn giáo hay những người xem đời sống tu hành là một nghề sinh nhai, đi rao giảng những kiến thức thuần túy mà họ học hỏi, góp nhặt, thu thập, tom góp được từ trường lớp, báo đài, internet… bởi vì, quần chúng ngày nay dường như đã khá mệt mỏi và mất niềm tin với những người hành nghề tôn giáo, rao giảng luân lý, đạo đức, vô ngã, vị tha nhưng dễ dàng thất vọng, buồn phiền khi tự ngã bị tổn thương, luôn luôn nổi sân khi địa vị, quyền lợi không được thỏa mãn… Có lẽ, con người đương thời đang cần đến một đội ngũ tu sĩ Phật giáo chân chính, những người có thể chia sẻ kinh nghiệm hành trì, có khả năng giúp họ ra khỏi những rắc rối trong đời thường, có thể đem đến những phút giây an tịnh cho con người trong xã hội đầy biến động và nhiều sức ép, có thể tạo ra niềm tin tốt đẹp và lạc quan khi người ta có cơ hội đến gần.

Có thể nói ngày hôm nay mọi phương tiện hoằng pháp đều được đầy đủ, chỉ cần tâm đức của người hoằng pháp.

Có thể nói ngày hôm nay mọi phương tiện hoằng pháp đều được đầy đủ, chỉ cần tâm đức của người hoằng pháp.

Có như vậy mới thể hiện được tinh thần Phật pháp nhập thế của Đại thừa, từ đó mới xây dựng vững chắc ngôi nhà chính pháp, chuyển hóa xã hội, bởi vì “Phật pháp hưng vong, tăng đồ hữu trách” (giáo pháp của đức Phật hưng thịnh hay suy yếu, Tăng tín đồ phải có trách nhiệm). Là Thích tử Như Lai dù ở thời đại nào, giai đoạn nào cũng phải đặt nặng tinh thần trách nhiệm trước sự tồn vong của đạo Pháp. Bởi vì tăng già là chỗ dựa tinh thần cho hàng thế tục, nên chúng ta cần phải xả bỏ tất cả sự riêng tư nhỏ hẹp để hòa mình vào biển tuệ giác vô phân biệt, cùng nhau bảo tồn Phật pháp, xây dựng xã hội tốt đẹp.

Bài liên quan

Thật vậy, “Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa”. Tăng sĩ ngày nay muốn hoằng truyền chính pháp “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” phải trải quasự đào tạovề Phật học lẫn thế học. Tăng, ni trẻ ngày nay, ngoài kiến thức Phật học thường tỏ ra khá nhạy cảm với vấn đề thời sự, kinh tế, văn hóa,… cho đến việc học ngoại ngữ, tin học, kỹ thuật… Như thế, trào lưu của xã hội sớm đưa giới Tu sĩ vào con đường nhập thế. Nhưng để trở thành một sứ giả của Như Lai trong giai đoạn mới, bằng những kiến thức ấy chưa đủ mà còn phải có phẩm hạnh đạo đức cao đẹp. Những yếu tố ấy chính là điều kiện quyết định sự thành bại hưng vong cho cả Tăng đoàn nói chung và phẩm chất người tu sĩ nói riêng. Bởi vì “Chiếc áo không làm nên thầy tu” mà cần phải có oai nghi đĩnh đạc mới hình thành nên một Tăng sĩ.

Giáo pháp của đạo Phật thuyết phục mọi người không chỉ bằng khía cạnh trí tuệ, cũng không phải bằng luân lý thực hành, mà đặc biệt bằng hệ thống tu tập tâm linh. Đây chính là điểm khiến cho Phật giáo khác biệt cơ bản với tất cả các hệ thống tôn giáo khác.

Vậy, đối với Tăng đoàn, chúng ta luôn ý thức rằng cá nhân mình là viên gạch để xây dựng ngôi nhà Phật pháp, đồng thời là bậc Thầy hướng đạo cho mọi người, là người dẫn đầu trong việc khơi nguồn Chân-Thiện- Mỹ. Cho dù ở đâu, bất cứ lúc nào, chúng ta cũng xứng đáng là hình ảnh theo dấu chân của đấng Đạo Sư một cách tích cực và sống động. Nếu mỗi cá nhân luôn biết mình là “Sứ giả Như Lai” với mục tiêu “Hoằng pháp thị gia vụ, lợi sinh vi bổn hoài” lên hàng đầu bằng cách tu trì Giới luật để tự trang nghiêm cho mình qua tinh thần tự tín và uyên thâm Phật học.

Giáo pháp của đạo Phật thuyết phục mọi người không chỉ bằng khía cạnh trí tuệ, cũng không phải bằng luân lý thực hành, mà đặc biệt bằng hệ thống tu tập tâm linh. Đây chính là điểm khiến cho Phật giáo khác biệt cơ bản với tất cả các hệ thống tôn giáo khác.

Giáo pháp của đạo Phật thuyết phục mọi người không chỉ bằng khía cạnh trí tuệ, cũng không phải bằng luân lý thực hành, mà đặc biệt bằng hệ thống tu tập tâm linh. Đây chính là điểm khiến cho Phật giáo khác biệt cơ bản với tất cả các hệ thống tôn giáo khác.

Trưởng Tử Như Lai là người noi theo gương giáo hóa chúng sinh của đức Phật, làm công việc đức Phật ủy thác, là Đạo Sư. Gia tài Phật pháp là trách nhiệm cao cả và thiêng liêng nhất của hàng Tăng bảo, người được xem là sứ giả của Như Lai. Vừa mang trên mình trách nhiệm cao quý, trên cầu thành Phật dưới hoá độ chúng sinh, vừa là người nắm giữ và truyền thừa Phật pháp: “Trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng”, thay Phật tiếp Tổ hoằng dương chính pháp, tiếp tục thắp sáng ngọn đèn trí tuệ, duy trì mạng mạch chính pháp và đó được xem là lý tưởng của người xuất gia.

Bài liên quan

Ngay từ khi chúng ta bước vào chùa xuất gia học đạo phải từ bỏ họ hàng thân thuộc để cạo bỏ mái tóc xanh, khoác lên mình mảnh áo đà, nuôi dưỡng trong lòng một hoài bão lớn: “Hoằng thánh đạo và độ nhất thiết nhân”. Chúng ta không chỉ biết giữ gìn mà còn phải biết phát huy khiến cho Phật pháp ngày một phát triển và hưng thịnh. Nghĩa là phải thâm nhập và an trú vào giáo lý của Ngài, không phải chỉ biết nói suông trên câu chữ. Một vị hướng đạo không thể chỉ biết lặp lại những lời của đức Phật đã truyền đạt mà thực tế chưa từng đi trên đường lối ấy. Người có kiến thức Phật học uyên thâm hay khả năng hùng biện siêu xuất cũng chưa hẳn là đủ, mà cần phải có khả năng tu tập, thực tu thực chứng thì mới được gọi là nhà truyền giáo tài ba.

Trên phương diện tự lợi, người xuất gia còn có hạnh nguyện cao hơn: “Trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sinh”, gánh lấy trách nhiệm lèo lái con thuyền Phật pháp trường tồn trong đời ác năm trược, lấy việc hoằng dương Phật pháp làm lợi ích cho tha nhân. Nói cách khác, là chiếc cầu nối giữa Phật và chúng sinh. Đây chính là việc làm vô cùng quan trọng và ý nghĩa, truyền đạt niềm tin chân chính cho quần chúng, để họ nương theo đó hướng tâm về Phật mà có được suy nghĩ, lời nói và cuộc sống an lạc, tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội. Người thế gian xem người xuất gia là chỗ dựa tinh thần của quần chúng, họ đến nhờ giúp đỡ về đời sống tâm linh, có gì ta cho đó, hoặc với tri kiến chân chính, ta cho lời khuyên để họ có hướng đi tốt đẹp hơn trong đời sống. Hướng dẫn mọi người trở thành phật tử thuần thành, sống theo lời Phật dạy là phần nào đền đáp được công ơn của thầy tổ, của đàn na tín thí và tiến gần đến quả vị Vô thượng giác. Đây là ý nghĩa “Trì Như Lai tạng”. Có thể nói để trở thành sứ giả Như Lai thì việc gánh lấy trách nhiệm bảo vệ và phát huy gia tài Pháp bảo là một điều vô cùng quan trọng cần thiết nhất. Trong bài văn phát nguyện có bài kệ:

Một lòng kính lạy Phật đà,

Con nay phát nguyện vào nhà Như Lai,

Con nguyện mặc áo Như Lai,

Con ngồi pháp tọa Như Lai đang ngồi.

Trí tuệ và nhẫn nhục là điều quan trọng đối với người tu, Phật đã làm như vậy, chúng ta nên học theo đức hạnh của Ngài.

Trí tuệ và nhẫn nhục là điều quan trọng đối với người tu, Phật đã làm như vậy, chúng ta nên học theo đức hạnh của Ngài.

Bài liên quan

Vào nhà Như Lai bên trong phải có trí tuệ, bên ngoài phải có sự nhẫn nhục. Trí tuệ và nhẫn nhục là điều quan trọng đối với người tu, Phật đã làm như vậy, chúng ta nên học theo đức hạnh của Ngài. Việc chính của chúng ta là tu Tam Vô Lậu Học, mà tu huệ là gốc. Nếu hành giả tu tập chưa đầy đủ tuệ giác, sức sống nội tâm còn yếu, định lực chưa đủ mà gặp phải “bát phong” thổi thì ba nghiệp thi nhau dấy động. Ba nghiệp không hàng phục được thì ba đường đau khổ sáu nẻo luân hồi nhất định không thể nào thoát khỏi. Phật khác với mọi người, vì hành động, lời nói, suy nghĩ của Ngài do trí tuệ chỉ đạo. Chúng ta là đệ tử Phật, học Phật, tất yếu lấy trí tuệ làm sinh mạng để đạt đến quả vị Phật và tùy duyên mỗi người mà hoằng pháp. Nhờ có trí tuệ soi sáng, chúng ta mới giáo hóa được quần chúng và làm an lạc cho mọi người. Đây là ý nghĩa “Trụ Pháp Vương gia”.

Cho nên người xuất gia cần phải trang bị cho mình hai đức tính trí tuệ và nhẫn nhục thật vững chắc, để có đủ sự sáng suốt, nghị lực vượt qua những khó khăn trở ngại trên bước đường tu tập. Rèn luyện tâm bất động, nhẫn chịu những điều khó nhẫn thì mới thành tựu được việc lớn. Nói cách khác, người xuất gia phải bình tĩnh trong mọi tình huống, làm chủ hoàn cảnh, dù ở bất kỳ cương vị nào cũng không chứng tỏ rằng ta có quyền uy, hay bực tức, buồn phiền, khó chịu… tuyệt đối không để hoàn cảnh chi phối, dẫn dắt tâm mình. Người xuất gia dễ thương nhất là chấp nhận được tất cả những gì người đời đổ lên cho ta, mà ta vẫn an nhiên không đáp lại. Giống như hạnh của đất, dù đổ tất cả những vật bất tịnh, nhơ uế thì nó vẫn an nhiên bất động không hề có chút phản ứng gì:

Hãy học hạnh của đất

Chấp nhận và tha thứ

Vì trong cõi Ta bà

Xả ly thì thư thái.

Bài liên quan

Ngoài hai đức tính trên cũng cần phải trang bị cho mình một tâm từ bi vô hạn, nghĩa là mình lúc nào cũng an vui và chính sự an vui của ta mới làm cho người khác an vui theo. Ta không có gì cho người, nhưng gần ta, họcảm thấy được sự an lạc, giải thoát. Nếu một vị Thầy mà lúc nào mặt cũng hầm hầm, miệng luôn rầy la, quả thật khó ai thương được. An vui, thanh thoát là bản tính quan trọng mà người xuất gia phải tu cho được, dù cực mấy cũng phải ráng giữ tâm này. Có như vậy mới mong truyền bá Phật pháp đem lại niềm an lạc thiết thực cho mọi tầng lớp xã hội trong giai đoạn mới.

Trong thời đại ngày nay xã hội ngày càng phát triển, người trụ trì cần nắm bắt vấn đề xã hội để hiểu biết được tâm lý lớp trẻ tiện cho việc nuôi dạy dỗ chúng và hướng dẫn phật tử, vị trụ trì nên tùy theo năng khiếu từng người mà phát huy khả năng đó, đồng thời phải biết cách kỷ luật với những người vi phạm thanh quy để họ có cơ hội tốt hơn. Cần phải biết lắng nghe để hiểu những quan điểm tâm tình của chúng…, có như thế mới cảm thông, tùy theo đối tượng mà có những cách xử lý cho thích hợp. Đây mới chính là cách đưa đạo Phật vào đời hiệu quả. Có được như vậy đạo Phật mới thực sự có lợi ích nếu không thể hiện được điều này thì giáo lý nhà Phật có hay, có đẹp nhưng không thực tế và đi vào cuộc sống được, không sống được trong lòng dân, vì đệ tử của Ngài không làm được những gì Ngài dạy làm sao dạy cho ai.

Người trụ trì gánh vác trên đôi vai của mình nhiều trách nhiệm nặng nề. Trước hết, người trụ trì phải biết cách tổ chức và điều hành một cách có hệ thống sự tu học của Tăng chúng nội tự. Hơn nữa, vai trò của vị trụ trì không cho phép mơ hồ về giáo lý. Bởi vì ngày nay tín đồ phật tử đa số là người trí thức và nhiều người có trình độ Phật pháp rất thâm sâu, nếu như Phật pháp chúng ta thua họ, sẽ khiến họ sinh tâm xem thường. Chúng ta có thể kém hơn họ về kiến thức thế gian nhưng không được kém họ về Phật pháp. Chính vì lý do này mà người trụ trì luôn đặt nặng vấn đề trau dồi kiến thức Phật pháp không ngừng.

Trên thực tế hiện nay, trụ trì một ngôi chùa là người đại diện chịu trách nhiệm mọi mặt về phương diện pháp lý đối chính quyền địa phương; chịu trách nhiệm hướng dẫn tăng chúng và phật tử tu học đúng chính pháp đối với Giáo hội, mọi sinh hoạt phải tuân theo nội quy Tăng sự quy định.

Cho nên vị trụ trì và Tăng chúng phải khéo léo thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa chùa với cộng đồng dân cư xung quanh.

Vị trụ trì không chỉ quan tâm đến việc tạo mối quan hệ gắn bó giữa chùa với làng xóm mà vị trụ trì còn quan tâm hơn nữa đối với việc thiết lập mối liên hệ giữa ngôi chùa với xã hội. Để thực hiện điều này, vị trụ trì phải tham gia các công tác từ thiện làm lợi ích cho cộng đồng như xây dựng cầu đường, mở lớp học tình thương, cứu trợ đồng bào bị thiên tai … Song song với những việc làm công ích cho xã hội, vị trụ trì còn quan tâm đến việc đem đạo vào đời để chuyển hóa độ đời. Làm sao để mọi người trong xã hội hiểu được giáo lý nhân quả của đạo Phật, thực hành năm Giới của đạo Phật. Bên cạnh đó, vị trụ trì làm sao để các lễ hội của Phật giáo đi vào tâm tư tình cảm của người dân, tạo thành một nếp văn hóa của dân tộc, chứ không phải chỉ riêng cho tín đồ Phật giáo. Đó chính là tinh thần nhập thế tích cực mà một người làm trụ trì cần thực hiện hầu hoàn thành sứ mạng “hành pháp vi gia vụ, lợi sinh vi bổn hoài”.

Chúng ta có thể khẳng định ngay rằng, trong thực tế, trụ trì là người nắm giữ vai trò rất quan trọng trong việc truyền trì mạng mạch của Như Lai trong ngôi nhà Phật giáo. Trụ trì chính là linh hồn của một ngôi chùa – nơi phật tử, bá tính nương tựa mọi mặt của đời sống tinh thần, là tế bào trọng yếu quyết định sự hưng suy của Giáo hội.

Bài liên quan

Đó là do công lao không ít của các sứ giả Như Lai, những người đã biết tự trang nghiêm giới thân, trau dồi đức hạnh trong từng phút giây, huân tập giới đức trở thành hơi thở của chính mình. Từ đó, thông qua cách hành xử khéo léo, người con Phật đã áp dụng chúng vào việc hoằng truyền chính pháp không những bằng khẩu giáo mà còn bằng thân giáo, đem lại lợi ích lớn lao cho tất cả chúng sinh.

Hãy phát huy truyền thống cao đẹp của ngành hoằng pháp, phải là những sứ giả Như Lai chân chính, đem pháp mầu hoá độ khắp muôn nơi. Hãy trọn đời cúng dường thân tâm này cho đạo pháp, không thấy mình là người hy sinh gì cả, không so sánh với những đồng đạo thiếu lương tâm; có như thế chúng ta mới hết lòng vì sự nghiệp chung của giáo hội. Cho nên Tổ Qui Sơn đã dạy: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu”. Hãy làm tiếng rống của sư tử cho chính pháp được lan truyền khắp chốn, đừng làm dã can đội lốt sư tử là sai đi sứ mạng của người hoằng pháp.

Nhớ lại, khi đức Bổn Sư sắp nhập Niết bàn, Ngài tha thiết nhắc nhở hàng đệ tử: “Này các Tỳ kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới như người mù được mắt sáng, người nghèo được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là bậc Thầy cao cả nhất. Như Lai ở đời cũng không khác gì tịnh giới ấy”. Một tu sĩ trang nghiêm bằng Giới luật là mảnh đất tốt để tăng trưởng thiện pháp, để phát triển nhận thức chân chính, để thấy rõ sự thật cuộc đời. Như thế, tăng, ni sinh nói riêng, tu sĩ nói chung cần phải vun bồi Tâm đức, Trí đức, Tuệ đức và Hạnh đức một cách xứng đáng để không cô phụ lời dạy cuối cùng của đấng Từ Phụ. Hơn nữa, tăng, ni sinh trẻ chúng ta ngày nay còn là măng non, ngày mai chúng ta sẽ là những bậc lương đống của Phật pháp. Vì thế, chúng ta nên vạch cho mình một hướng đi mới, phục vụ tốt đạo đẹp đời, không gì khác hơn là bằng con đường trang nghiêm giới thân, trau dồi huệ mạng. Nếu vị nào còn cắp sách đến trường dù là Học viện, Cao đẳng, Trung cấp hay Sơ đẳng Phật học, chúng ta hãy cố gắng học cho thật tốt tại trường, giữ gìn tứ oai nghi, tứ sự phải tri túc, đừng xài phí của đàn na tín thí. Chúng ta không đợi khi hết học rồi mới tu, mà phải tu ngay trong lúc học, học trong sự tu. Trên tôn kính các bậc Tôn sư, dưới giúp đỡ bạn đồng học, về đến chùa ngoài việc lo học bài vở còn phải ổn định các thời khóa tụng niệm, chấp hành nội quy tốt và làm tròn phận sự được giao phó.

Tâm từ bi và tuệ giác của đức Phật thể hiện trong ta, tỏa sáng thành những việc làm xoa dịu khổ đau của cuộc đời, mang an lạc cho người, giúp người tăng trưởng đời sống tâm linh. Thành tựu như vậy, làm tròn trách nhiệm của người trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng.

Tâm từ bi và tuệ giác của đức Phật thể hiện trong ta, tỏa sáng thành những việc làm xoa dịu khổ đau của cuộc đời, mang an lạc cho người, giúp người tăng trưởng đời sống tâm linh. Thành tựu như vậy, làm tròn trách nhiệm của người trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng.

Chính vì thế, hướng đi của chúng ta mới có thể đem lại lợi ích cho mình cho người và giúp người tu tập thấy nhẹ nhàng thân tâm, an lạc trong từng bước đi hơi thở. Từ đó biểu hiện ra ngoài một nếp sống văn minh, lịch nhã phù hợp với nền văn hóa và văn minh của loài người. Như thế, một tu sĩ Phật giáo nghiêm trì Giới luật là tự thiết lập cho mình một phong thái điềm tĩnh, thanh thoát, là tự tạo dựng niềm hạnh phúc thật sự ngay trong hiện tại. Đây chính là cơ sở của niềm tin, của sự kính trọng khiến cho tăng sĩ càng vững bước trên con đường hoằng dương chính pháp lợi lạc quần sinh.

Bài liên quan

Trên bước đường tu tập, giữ được Như Lai tạng dưới hai hình thức: giữ được tạng bí yếu Như Lai và làm an lạc cho trời, người, đó là lộ trình tu tập của người xuất gia. Cuộc đời giáo hóa độ sinh của đức Phật đã thể hiện rõ nét tinh thần này, đức Phật luôn luôn vì con người, lấy lợi ích của chúng sinh làm lợi ích cho mình: “Các thầy hãy ra đi vì lợi ích cho chúng sinh, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người”. Chúng ta bước theo dấu chân Phật cũng phải chú trọng đến lợi ích con người. Nếu người xuất gia biết lấy đức của Như Lai để trang nghiêm thân tâm, lấy hạnh Bồ tát làm việc làm của mình, chắc chắn rất dễ cảm hóa người khác. Đức không thấy được bằng mắt, nhưng cảm nhận được bằng tâm.

Như vậy, trụ trì là những người nhận lãnh sứ mạng tiếp tăng độ chúng, truyền trao giáo điển của đức Phật cho chúng hữu tình, làm sáng tỏ lời dạy của Ngài, giúp cho đàn hậu tấn, giúp cho hội chúng phật tử nhận thức được đạo lý giác ngộ, giải thoát; hầu chuyển hóa tâm thức, tạo dựng một đời sống an lạc và hạnh phúc ngay tại thế gian.

Đó là nhờ công lao không ít của những người con Phật vì lợi ích của tha nhân ngày đêm truyền bá chính pháp không mệt mỏi, khiến cho chính pháp ngày càng xương minh. Bởi họ chính là người thay thế đức Phật tiếp tục mang lại chân lý giác ngộ cho thế gian. Chúng ta ở tạm trong ngôi chùa vật chất, để giữ gìn ngôi chùa tâm linh là lòng từ bi và tuệ giác của Phật. Tâm từ bi và tuệ giác của đức Phật thể hiện trong ta, tỏa sáng thành những việc làm xoa dịu khổ đau của cuộc đời, mang an lạc cho người, giúp người tăng trưởng đời sống tâm linh. Thành tựu như vậy, làm tròn trách nhiệm của người trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng.

Tác giả: Thượng tọa Thích Thiện Hạnh

Tạp chí Nghiên cứu Phật học

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm