Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 11/12/2023, 12:00 PM

Hữu tình và vô tình đều thành Phật?

Vừa qua, nhân lễ trai tăng, trong lời phục nguyện có câu "Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo”. Sau đó, trong bữa ăn có vị thầy nói rằng câu này không đúng, và lấy cọng rau đưa lên nói "vô tình" này làm sao mà nguyện thành Phật đạo được? Xin giải thích cho tôi được rõ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo là tinh thần của kinh Hoa Nghiêm “Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí”. Chúng sanh có nghĩa là do nhiều nhân tố hợp lại (chúng) mà sanh ra (sanh) gồm tình và vô tình. Tình là hữu tình chúng sanh, tức những loài có tình thức. Vô tình là vô tình chúng sanh, tức những sinh vật và các sự vật hiện tượng. Như vậy, chúng sanh bao hàm ý nghĩa không chỉ các loài hữu tình trong tam giới, lục đạo mà cả thiên nhiên, đất đá, cỏ cây… Mặt khác, Phật là bậc Giác ngộ nhưng còn hàm ý là Phật tánh, Giác tánh, Bản giác, Bản thể và Chân như. Và dĩ nhiên, lời nguyện “Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo” nên được nhận thức về phương diện lý tánh hơn là sự tướng.

Trước hết, vạn sự vạn vật trong pháp giới tuy muôn hình vạn trạng, vô vàn sai biệt nhưng đều cùng một thể (vạn pháp đồng nhất thể). Hiện tượng vốn đa thù nhưng bản thể là một, duy nhất. Do đó, chúng ta và chúng sanh đồng nhất thể, hữu tình và vô tình đồng nhất thể. Vì cùng một thể nên sự thật của các pháp vốn “không sinh không diệt, không thường không đoạn, không một không khác và không đến không đi” (Bát bất-Trung luận) hay “không sinh không diệt, không sạch không dơ, không tăng không giảm” (Bát Nhã Tâm Kinh).

Thứ đến, tất cả loài hữu tình đều có Phật tánh (thể tánh thanh tịnh sáng suốt) và hết thảy mọi sự vật vô tình đều có Pháp tánh (thể tánh bình đẳng của vạn pháp-Không tánh, Duyên khởi tánh). Mà Phật tánh và Pháp tánh vốn bất nhị nên hữu tình và vô tình đều “đồng viên chủng trí”. Cũng chính vì thế mà tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể thành Phật (kinh Pháp Hoa).

Mặt khác, do nghiệp lực và chấp trước sâu dày nên con người nhận thức thế giới luôn ở dạng nhị nguyên, đối đãi. Nhận thức của chúng ta luôn là các cặp phạm trù tánh tướng, có không, đúng sai, phải trái… Vì phân biệt, chấp trước nên có Phật và chúng sanh, có hữu tình và vô tình. Trong khi sự thật của pháp giới là bình đẳng “Tâm, Phật và chúng sanh tam vô sai biệt” (kinh Hoa Nghiêm).

Thiền sư Thiền Lão (thời Lý) khi hỏi về sự tu tập hàng ngày, nói: “Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác/Trăng trong mây trắng hiện toàn chân” (Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh/Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân-Thiền Uyển Tập Anh). Khi đã phá trừ vô minh, thành tựu tuệ giác thì Chân như hiện khắp. Tất cả mọi sự vật hiện tượng bình thường quanh ta đều là Pháp thân. Nói cách khác, người giác ngộ rồi thì nhìn đâu cũng là diệu hữu (chân không-diệu hữu), thấy cảnh nào cũng là Phật đạo. Trí Bát nhã, Tâm giác ngộ hay Diệu tâm đưa đến một nhãn quan mới, siêu việt: “Khi Diệu tâm chơn như phóng xuất, Phật tánh của hữu tình và Pháp tánh của vô tình đều ở trong trạng thái nhất như, đều là Diệu tâm, đều trong tự tánh bản hữu; cho nên nói Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo” (Thích Thông Huệ, kinh Viên Giác - luận giảng).

Luận giải của Thiền sư Thích Thanh Từ dưới đây có thể xem như một chuẩn mực để tham chiếu về vấn đề trên: Trong bài hồi hướng có câu “Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo”, Tăng Ni và Phật tử thường đem câu này hỏi tôi: Tình là chúng hữu tình như người, trời, súc vật còn vô tình là loài vô tri như cây, đá. Nguyện cho loài hữu tình thành Phật thì có lý, còn loài vô tình làm sao thành Phật?

Như Tăng Ni Phật tử là loài hữu tình tu thì có ngày thành Phật, chớ cục đá cục sỏi làm sao tu để thành Phật, mà nguyện “Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo”? Vấn đề này nếu nghiên cứu trên lý thuyết thì thấy rắc rối, còn nếu đã có thực hành thì chẳng có gì rắc rối cả. Ví dụ người bị mờ mắt nhìn thấy cái gì cũng mờ mờ, người sáng mắt nhìn thấy cái gì cũng sáng rõ ràng.

Cũng vậy, khi chúng ta mê thì nhìn mọi vật chung quanh đều mê. Khi chúng ta ngộ thấy người vật đều ngộ, tức là loài hữu tình và vô tình đều ở trong cái thấy giác ngộ của chúng ta. Hoặc nói chúng ta giác ngộ thấy tất cả đều là Phật đạo; thấy người thấy súc vật (hữu tình), thấy cây cỏ, thấy đá sỏi (vô tình), thấy tất cả đều là Phật đạo, nên nói hữu tình vô tình tề thành Phật đạo, chớ không phải chúng ta tu thành Phật rồi cây cỏ đá sỏi cũng thành Phật theo. Do mê nên thấy tất cả đều mê, do giác nên thấy tất cả đều giác, gọi là tề thành Phật đạo. Hiểu như thế mới thông suốt, bằng không thì thấy kẹt thấy rắc rối (Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải, Nxb TP.HCM, 1997, tr.166).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Xem thêm