Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 07/07/2023, 11:03 AM

Hủy báng Phật Pháp quả báo khôn cùng

Tôi biết là không đúng, nhưng lắm lúc vẫn muốn moi móc, kiếm tìm các điểm trong kinh Phật để phỉ báng... Tôi tự biết như vậy là lỗi, nhưng lại không thể sửa, điều này khiến tôi rất sợ, phải làm sao đây?

Hủy báng Phật pháp, nhất là pháp Đại thừa bị quả báo rất nặng. Trong kinh Phật Thuyết Diệu Pháp Quyết Định Nghiệp Chướng có ghi: “Nếu chúng sinh nghe thuyết Đại thừa, tâm không vui sinh hủy báng, nên biết đó là quyến thuộc của tà ma. Do khởi tâm hủy báng kinh điển Đại thừa. Chết xong sẽ đọa A-tỳ chịu vô lượng khổ. Sau đó sinh vào loài ngạ quỷ ăn lửa, ăn phân, đàm, giãi... Chịu khổ vô lượng kiếp xong thì sinh làm người phong cùi, bị mù, điếc, câm, ngọng, các căn không đủ... Những chúng sinh này trải qua vô lượng kiếp sinh tử, cuối cùng mới được gặp Phật thờ phụng cúng dường. Vì vậy khi nghe Phật thuyết kinh Đại thừa nên giữ tâm trong sạch, không tạp niệm...”

Tiểu Quách là một sinh viên cao lớn anh tuấn, vừa tốt nghiệp đại học xong, đang chuẩn bị sang Mỹ du học. Nhưng anh mắc một tâm bệnh rất khó trị, vì vậy đã tìm đến tôi nhờ giúp đỡ.

Vừa gặp mặt nhau, Tiểu Quách lộ vẻ thống khổ bày tỏ:

- Chao ôi! Tôi phạm phải lỗi rất lớn, tôi biết là mình không đúng nhưng chẳng tài nào khống chế được. Phải làm sao đây?

Nghe vậy, tôi liền hỏi:

- Lỗi gì nặng nề? Lại biết rõ sai trái mà không khống chế được? Là ghiền ma túy hay tà dâm?...

Tiểu Quách đáp:

- Không phải mấy thứ đó, còn nghiêm trọng hơn nữa kia! Tôi học Phật mấy năm nay, hiện tại có thể ăn chay, tụng kinh, phóng sinh... nhưng lại mắc phải một bệnh rất lớn là: Mỗi khi tôi xem kinh, thấy trong đó ghi: “Phải cung kính Tam Bảo: Phật Pháp Tăng, chẳng nên cuồng vọng phỉ báng, nếu không sẽ bị quả báo...” thì tôi liền khởi tâm hoài nghi chẳng tin. Có lúc còn cố tình phỉ báng Phật pháp, để xem thực có quả báo chăng?

Tôn tạo hình, tượng Phật được công đức gì? Hủy báng hình, tượng Phật, Bồ tát quả báo sẽ ra sao?

03

Một lần nọ, tôi thấy trong Kinh Lăng-nghiêm viết: “Ông tu tam-muội nhằm xuất trần lao, tâm sát chẳng trừ, trần không thể xuất. Cho dù ông đa trí, thiền định hiện tiền, nếu chẳng dứt sát, ắt đọa thần đạo...”

Khi xem xong đoạn này rồi, tôi liền sinh tâm nghi, còn nảy ý sai người nhà đi mua cá về giết ăn, để xem có quả báo gì chăng? Do vậy mà tôi phá giới, sát sinh... Sau đó rất hối hận, biết mình làm thế là không đúng, nhưng không hiểu sao lại chẳng tự khống chế được.

- Anh đã nhận ra đó là lỗi, biết mình làm không đúng thì phải phát tâm sám hối.

- Tuy tôi biết là không đúng, nhưng lắm lúc vẫn muốn moi móc, kiếm tìm các điểm trong kinh Phật để phỉ báng... Tôi tự biết như vậy là lỗi, nhưng lại không thể sửa, điều này khiến tôi rất sợ, phải làm sao đây?

Nhìn Tiểu Quách ương bướng cứng cỏi như khối đá, tôi nghĩ “chỉ có thể dùng pháp kim cương để đánh tan tính ngông cuồng này thôi”. Tôi bèn làm mặt nghiêm, đanh thép nói:

- Anh có biết phạm tội phỉ báng Phật báng pháp là phải đọa vô gián địa ngục hay không hả? Nếu anh không phát tâm tha thiết sám hối, là tự làm uổng phí đời mình, bởi vi tội ấy mà phải đọa địa ngục. Thực ra trong tiền kiếp anh đã mấy đời tu hành, tọa thiền khổ hạnh, nhưng lại có tri kiến bất chánh y như 50 loại ma ngũ ấm trong Kinh Lăng-nghiêm Phật từng mô tả. Do trong lúc thiền định anh thấy đủ cảnh giới lạ như gặp Phật, thấy quốc độ chư Phật, các hào quang Phật v.v... Anh liền tự cho là mình đã chứng thánh, đã khai ngộ... rồi khởi tâm ngã mạn, cống cao, kiêu căng đến cực độ. Phật từng cảnh báo: “Nếu thấy cảnh lạ không mê đắm, chấp trước thì đó là điều tốt, còn nếu tự cho chứng Thánh tất lạc vào đường tà!” Do vậy mà anh bị ma thừa cơ nhập dựa, xúi làm sai trái, để anh đọa thẳng vào quỷ đạo.

Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, đời này nhờ thiện duyên chín muồi, nên anh còn phúc được mang thân nam tử tướng mạo khôi ngô, được tiếp xúc Phật pháp. Nhưng nếu anh chẳng biết nắm bắt dịp may tranh thủ tu hành, lo phá trừ tà kiến, ngã chấp, thì là uổng phí hết duyên lành!

Tiểu Quách có vẻ kinh hoảng, hỏi:

- Vậy tôi phải làm sao?

- Khi trở về, anh cần phải đem những kinh Phật mình từng phỉ báng, cung kính đặt trên Phật đường hoặc nơi khiết tịnh, rồi quỳ xuống thành tâm sám hối các tội ác báng Phật báng pháp đã qua và phát thệ không tái phạm nữa. Xong, anh thành tâm lễ bái sám hối.

Ngày ngày đều phải làm như thế, cho đến khi tâm anh thực sự thanh tịnh, không còn chút ý niệm phỉ báng. Anh phải xem Kinh Lăng-nghiêm, học thuộc lòng 50 loại ngũ ấm ma để phân biệt cho rõ, và phải tụng thuộc chú Lăng-nghiêm, hồi hướng. Cầu Phật lực gia trì mình có đủ chánh tri chánh kiến, tâm Bồ-đề kiên định bất thoái. Anh có làm được hay không?

- Làm được, làm được! Tôi biết rồi! Cuối cùng tôi cũng tìm được phương thuốc nhổ tận gổc căn bệnh bất trị này. Thế thì may quá! Bệnh tôi có hi vọng khỏi rồi!

Nhìn Tiểu Quách tỏ vẻ ăn năn và mừng rỡ, tôi thành tâm cầu cho anh sớm thành đệ tử chân chánh của Phật, ngày sau đóng góp một phần công sức hoằng pháp cho Phật giáo.

- Cố gắng nha, Tiểu Quách!

Giải thích: Trong Kinh Niết-bàn, Phật khai thị: “Ca Diếp, trên thế gian này có ba loại bệnh nan y mà người ta hay mắc phải: Một: Phỉ báng kinh đại thừa. Hai: Tạo tội ngũ nghịch. Ba: Nhất xiển đề (đoạn hạt giống Phật). Đây là ba loại bệnh cực nặng, chỉ những bậc Thanh Văn, Duyên Giác mới có khả năng trị...”

Tiểu Quách biết tội của mình, nhưng không thể khống chế, phải cầu thiện tri thức nhờ giúp đỡ. Khi được chỉ bày cho rồi mới sáng tỏ nhân quả, quyết định nhiếp tâm, sám hối diệt tội.

Đáng sợ nhất chính là những vị thầy tự xưng “cao nhân”, tuy mặc áo Phật nhưng lại ở trên đài cao giữa đông thính chúng ngang nhiên phỉ báng Phật pháp. Bản thân đã không tuân giữ quy củ Phật môn, lại chẳng dạy đệ tử giữ giới, còn hướng dẫn sai, khiến nhiều người lạc tà... Thực đáng buồn, đáng tiếc biết bao!

Mọi người nhất định phải thâm nhập kinh tạng, học kỹ “Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch về Tánh Thanh Tịnh” trong Kinh Lăng-nghiêm để phân biệt rõ chánh tà, không lạc vào nẻo sai...

Trích Báo Ứng Hiện Đời - Quả Khanh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vàng thật và đồng thau

Tư liệu 17:15 02/04/2024

Đúng là ở đời có chuyện vàng thau lẫn lộn. Nhưng đối với người có nghề thì vàng và thau khác biệt rõ ràng. Nếu là thau thì cần thường xuyên lau chùi, đánh bóng mới sáng đẹp, và dẫu cho có sáng chói đến rực rỡ thì giá trị cũng bình thường. Còn vàng thì muôn đời vẫn là vàng.

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Tư liệu 18:00 01/04/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Nhờ công đức chép kinh hoá giải được oan gia

Tư liệu 18:07 31/03/2024

Vào thời nhà Đường, trong kinh đô có một người họ Phan tên thường gọi là Quả. Lúc còn trẻ, nhờ biết chút võ nghệ, lại thêm có đức tính nhân từ, vì thế xin được một chân tiểu lại trong huyện đường. Do đó mà Quả có cơ hội chơi bời cùng các bạn đồng trang lứa.

Bồ-tát Sơ địa đến Bồ-tát Thập địa

Tư liệu 21:26 29/03/2024

Theo kinh Hoa nghiêm, hàng Bồ-tát Thập địa gồm mười cấp bậc tu chứng của Bồ-tát là Sơ địa, Nhị địa, Tam địa, Tứ địa, Ngũ địa, Lục địa, Thất địa, Bát địa, Cửu địa và Thập địa.

Xem thêm