Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/10/2022, 09:20 AM

Nên cung kính người xuất gia tu hành, chớ hủy báng mà mang tội!

Người xuất gia tu hành, cho dù phạm sai lầm hoặc không giữ giới, bạn cũng chỉ nên nghe biết mà thôi, chớ rêu rao bàn luận, cũng đừng khởi tâm hủy báng mà mang tội. Vì hễ mang thân phàm phu, trí huệ chưa được khai mở, tất không ai không có lỗi lầm.

Có khi các vị ấy cũng đang trong quá trình tu sửa, có khi các vị ấy là bậc thị hiện nghịch duyên để hóa độ chúng sanh. Như Đề Bà Đạt Đa Tôn giả chẳng hạn, Ngài thị hiện phạm ngũ nghịch vậy thôi, chớ thật ra Ngài là bậc Đại Bồ Tát, vốn thật đã ở ngoài sanh tử luân hồi…

Ta học Phật nên buông cái chấp đúng sai, vì hễ tâm còn thấy sai hay đúng, ắt vẫn trong vòng nhị nguyên phân biệt, phiền não theo đó khởi sanh, cách với đạo rất xa. 

Trong Kinh Pháp Diệt Tận, đức Phật cũng huyền ký về thời mạt, khi con cháu của Ma vương trà trộn vào cửa Phật, mặc áo Cà sa phá hoại chánh pháp. Ta đọc kinh, biết vậy rồi thì đừng để tâm khởi lên sân hận. Bởi sân hận chỉ hại mình chớ chẳng hại đến ai.

Kinh Lễ nói: “Kẻ mang giáp trụ võ quan, nếu không cúi bái là thất lễ”.

Kinh Lễ nói: “Kẻ mang giáp trụ võ quan, nếu không cúi bái là thất lễ”.

Cho nên hễ nghe việc người xuất gia tu hành phạm việc này việc khác, cũng chỉ nên khởi tâm từ bi thương xót. Bởi ở trong đạo phạm tội, quả báo nặng gấp nhiều lần so với ngoài đạo. Vả lại ai sai nấy chịu, không phải việc của mình thì chớ động tâm mà chuốc lấy quả báo vào thân. Hủy báng Tăng bảo, tội vô cùng nặng nề, quả báo thật vô cùng khủng kiếp. Nguyện người học Phật chân chánh khắp thế gian đều rộng biết điều này mà giữ gìn tâm ý!

Một bạn đạo bảo tôi: “Vào mạng xã hội, thấy rất nhiều người hủy báng Tăng bảo và Pháp bảo mà kinh tâm động phách. Người thế gian không hiểu đạo chẳng nói làm gì. Nhưng người sơ cơ học Phật nhiều vị vô tư tạo nghiệp Vô gián mà chẳng biết, thật vô cùng đau xót.”

Tôi thở dài bảo: “Chư Phật và Bồ tát còn than chúng sanh cang cường khó độ. Phàm phu ngu si bọn ta khuyên ai được thì khuyên, chẳng khuyên được thì cũng chịu chớ biết làm sao!”

Nếu bạn đã từng khởi ác tâm với chư Tăng, chê bai phân biệt pháp, hoặc đốt phá kinh sách… Xin hãy sớm sám hối mà cứu chuộc lại lỗi lầm. Quả báo nặng nề phải trả trong rất nhiều kiếp, không thể nào xem thường cho được!

Theo Pháp Uyển Châu Lâm: “Phàm bàn về Tăng bảo, đấy là những bậc xuất thế uy nghi, giữ mình trì giới, phát tâm siêu thoát, xa lánh cuộc đời. Quan sang không động đậy lòng, thân thích không vương vấn niệm. Hoằng pháp để báo tứ ân, dưỡng đức để nuôi tam giới, siêu việt nhân thiên, quý hơn vàng ngọc. Như thế gọi là Tăng bảo. Bởi vậy, lợi ích Tăng bảo, không thể nói hết.

Kinh dạy: “Có vị nào, giữ giới hay phá giới, dù lớn hay nhỏ, đều phải tôn kính, không được xem thường. Vi phạm điều này, sẽ mang tội nặng”. Nếu chờ Tử Nha làm tướng, suốt nghìn năm cũng chẳng gặp Tử Nha; nếu đợi La-Thập làm thầy, hết muôn kiếp cũng không thấy La-Thập. Đừng thấy một vị Tăng làm bậy, liền bắt tội Đức Phật, gặp một nhà phá giới, liền coi rẻ Pháp bảo. Có thể vì đạo bỏ người, vì người ấy không bằng đạo. Không thể vì người phá đạo, bởi đạo là thầy của người.

Thế nên, đức Phật Thích Ca đúng là Phật bảo. Lời vàng thuyết pháp, chỉ dạy diệu quả, đúng là pháp bảo. Sa môn chứng quả, đúng là Tăng bảo. Một lần đảnh lễ chiêm quan, đủ khiến tiêu trừ muôn tội; một câu xưng dương tán thán, đủ khiến hóa giải nghìn tai.

Hiềm vì chúng-sinh phúc mỏng, không gặp được Đức Phật, chỉ trông vào di tích, thừa hưởng di ngôn. Vàng, đồng, trầm, nhiễu, tạo nên hình tượng, gọi là Phật bảo. Giấy, vải, lụa, tre, ghi chép lời huyền, gọi là Pháp bảo. Gọt tóc nâu sồng, ca sa bình bát, gọi là Tăng bảo.

Ba phẩm quý ấy, hình thức tuy giả, nhưng biểu hiện thật tướng. Nếu biết kính trọng, sẽ thoát khỏi trầm luân; cố ý xem thường, sẽ chịu khổ sở. Như tượng gỗ chẳng phải là mẹ, chân thành lễ bái, sẽ hưởng phước nghìn năm, thân phàm chưa phải Thánh Tăng, chí tâm cung kính, sẽ siêu thăng vạn kiếp. Cho hay, phong trào đã nổi, xa gần đều đã tuân theo. Nhiệm mầu cứu độ chúng-sinh, uy linh không thể lường hết. Kẻ nào thiếu sót, mắc tội càng nhiều. Khi đã xuất gia, đương nhiên chừa bỏ thói xấu.

Kinh Lễ nói: “Kẻ mang giáp trụ võ quan, nếu không cúi bái là thất lễ”. Điều này chẳng giống với bậc xuất gia đã mang sẵn trên mình giáp trụ nhẫn nhục. Nếu phải bái lạy người phàm, hẳn nhiên không thể chấp nhận. Tam bảo vốn đã như nhau, cần phải kính trọng tất cả. Không thể kính riêng Phật, Pháp, bỏ phế Tăng ni. Bởi pháp không thể tự hoằng dương, cần thiết phải do người. Chỉ có người mới hoằng dương được Pháp, nên phải kính trọng như nhau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Xem thêm