Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 11/06/2019, 12:02 PM

Huyền bí hang động Phật giáo 2000 năm tuổi trong rừng sâu

Hơn 200 năm trước, người ta phát hiện một quần thể những hang động kỳ bí được đục khoét vào trong vách đá của một khu rừng hoang vu, một kho tàng đã ngủ quên ngàn năm được đánh thức - một công trình tôn giáo đồ sộ được tạo ra vào thời hưng thịnh nhất của Phật giáo khoảng hơn 2.000 năm trước.

>>Đức Phật 

Tại sao nó bị bỏ hoang suốt ngàn năm? Chuyện gì đã xảy ra với những tu sĩ và có gì trong kho tàng quý giá này của nhân loại. Hãy cùng khám phá hang động Ajanta của Ấn Độ.

Chứa đựng những huyền tích bí ẩn

Quần thể chùa động Ajanta là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng nhất ở Ấn Độ. Ajanta cách Aurangabad, một thành phố lớn thuộc bang Maharashtra, khoảng 105km về phía Bắc. Ảnh: Fahoka

Quần thể chùa động Ajanta là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng nhất ở Ấn Độ. Ajanta cách Aurangabad, một thành phố lớn thuộc bang Maharashtra, khoảng 105km về phía Bắc. Ảnh: Fahoka

Quần thể chùa động Ajanta là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng nhất ở Ấn Độ. Ajanta cách Aurangabad, một thành phố lớn thuộc bang Maharashtra, khoảng 105km về phía Bắc.

Bài liên quan

Tên gọi Ajanta lấy từ tên gọi ngôi làng Ajanta gần đó. Quần thể chùa này được khắc đục vào một triền núi đá hình móng ngựa, với phía trước là một dòng suối nhỏ có tên gọi là Waghora; và trong quá khứ mỗi chùa động được nối kết với dòng suối bằng con đường bậc thang, tuy nhiên những con đường này ngày nay khó nhìn thấy rõ. Việc các chùa động có đường dẫn xuống suối nước có lẽ liên quan đến việc sử dụng nguồn nước ở dòng suối cho sinh hoạt hàng ngày của chư Tăng. Trong quá khứ, nhưng ngôi chùa đá này nằm riêng biệt với nhau, nhưng nay chúng được nối liền với nhau bằng một con đường và trở thành một quần thể.

Ngủ yên trong rừng sâu hơn 1.000 năm, bị lãng quên trong nhiều thế kỷ, vào đầu thế kỷ XIX (1819), Ajanta tình cờ được một sĩ quan của quân đội Anh phát hiện nhân một lần vị này đi săn bắn. Sự phát hiện này lập tức cuốn hút sự quan tâm của công chúng, và quần thể này nhanh chóng trở thành một điểm khảo cổ và tham quan nổi tiếng không chỉ đối với người Ấn mà đối với nhiều người ở những nước khác. Quần thể chùa động Ajanta được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1983.

Quần thể này bao gồm 29 ngôi chùa được khắc đục vào trong vách núi, và một vài trong số này đã bị hư hỏng nặng. Năm động 9, 10, 19, 26 và 29 là những chaityagriha, là những nơi thờ phụng hay nơi dành cho việc hành lễ tu tập; những động còn lại là những vihara, là những tịnh xá dành cho chư Tăng cư trú, đặc biệt là vào mùa mưa.

Ngủ yên trong rừng sâu hơn 1.000 năm, bị lãng quên trong nhiều thế kỷ, vào đầu thế kỷ XIX (1819), Ajanta tình cờ được một sĩ quan của quân đội Anh phát hiện nhân một lần vị này đi săn bắn. Ảnh: Fahoka

Ngủ yên trong rừng sâu hơn 1.000 năm, bị lãng quên trong nhiều thế kỷ, vào đầu thế kỷ XIX (1819), Ajanta tình cờ được một sĩ quan của quân đội Anh phát hiện nhân một lần vị này đi săn bắn. Ảnh: Fahoka

Khoảng năm 200 trước công nguyên, dưới vương triều của Ashoka đại đế, tức khoảng 300 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, một nhóm các tăng đoàn đã tìm chốn thâm sâu cùng cốc này để tu hành. Và họ bắt tay vào đục đẽo hoàn toàn thủ công vào vách đá để làm nơi ẩn trú, thực hành các giáo lý của Đức Phật. Hang Ajanta nằm cách thành phố Aurangabad khoảng 100km về phía Bắc, thuộc bang Maharashtra của Ấn Độ, một nơi hoang vắng và xa xôi.

Bài liên quan

Những chùa động Ajanta được khắc đục qua những thời kỳ khác nhau. Ngôi được kiến lập sớm nhất có niên đại vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, và muộn nhất là vào thế kỷ thứ VI Tây lịch, và cũng có ngôi chùa đang được khắc đục dở dang. Những chùa động được khắc đục thời kỳ đầu, niên đại từ thế kỷ II trước Tây lịch đến thế kỷ II sau Tây lịch, là những chaitya (nơi thờ tự và hành lễ) số 9 và 10, và các vihara (nơi cư trú của chư Tăng) 8, 12, 13 và 30; những hang động này thuộc thời kỳ phân chia bộ phái, trong đó chùa động số 9 được xác định có niên đại sớm nhất. Những chùa động khác có niên đại thuộc thế kỷ V-VI Tây lịch, tức được kiến tạo dưới triều đại Gupta và hậu Gupta, là những ngôi chùa thuộc thời kỳ Đại thừa.

Như vậy quần thể chùa đá Ajanta được kiến tạo qua hàng thế kỷ, từ thời kỳ các bộ phái Tiểu thừa thịnh hành cho đến thời Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là Mật tông, phổ biến ở Nam Ấn. Ở các chùa động thời kỳ đầu, đối tượng thờ phụng chính yếu là bảo tháp, bởi vì thời kỳ này tín ngưỡng thờ phụng tượng Phật chưa thịnh hành, và Đức Phật chủ yếu được tượng trưng qua những biểu tượng như hoa sen, bánh xe Pháp luân, bảo tháp… Còn các chùa động thời kỳ sau, đối tượng thờ phụng là những tượng Phật và Bồ-tát, vì thời kỳ này tín ngưỡng thờ bái tượng Phật đã phổ biến sâu rộng.

Người ta cho rằng hang động Ajanta hoàn toàn phù hợp với những mô tả của nhà sư Đường Tam Tạng. Đường tăng Huyền Trang đã đến Nalanda, Ấn Độ để học Phật và đã đến thăm vùng Ajanta vào khoảng năm 638. Ảnh: Fahoka

Người ta cho rằng hang động Ajanta hoàn toàn phù hợp với những mô tả của nhà sư Đường Tam Tạng. Đường tăng Huyền Trang đã đến Nalanda, Ấn Độ để học Phật và đã đến thăm vùng Ajanta vào khoảng năm 638. Ảnh: Fahoka

Bài liên quan

Như đã nói, quần thể Ajanta được kiến tạo qua nhiều thế kỷ, và thời kỳ thịnh vượng của nó được cho là khoảng từ giữa thế kỷ V đến giữa thế kỷ VI Tây lịch. Từ đầu thế kỷ VII (TL), khi Phật giáo ở Ấn Độ bắt đầu suy yếu, quần thể chùa động Ajanta dần không có Tăng nhân cư trú và cũng theo đó không còn người viếng thăm, dẫn đến quần thể chùa này bị bỏ rơi và vùi lấp dưới cỏ cây trong rừng hoang. Như vậy từ lúc hình thành cho đến khi suy tàn, quần thể chùa động này trải dài qua 9 thế kỷ.

Nhưng thật khó để biết được sự suy tàn của quần thể này xảy ra như thế nào, và khó biết chắc là sự suy tàn của nó xảy ra vào thời điểm cụ thể nào. Theo những ghi chép của Huyền Tráng khi đến Ấn vào nửa đầu thế kỷ thứ VII thì Phật giáo ở khu vực này vẫn còn khá hưng thịnh, tuy nhiên Huyền Tráng đã không viếng Ajanta nên không cho ta biết những thông tin cụ thể về địa danh này như thế nào vào thế kỷ thứ VII. Một vài học giả cho rằng, Ajanta bị suy tàn đột ngột do những người bảo trợ giàu có bỏ rơi, sau sự qua đời của Harishena (475-500 TL) thuộc triều đại Vākāṭaka, cũng là một Phật tử bảo trợ đắc lực cho Phật giáo.

Bảo tàng sống của Phật giáo

Đến Ajanta, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những căn phòng, tu viện, sảnh đường và các tượng Phật khổng lồ được chạm khắc vào vách đá, cùng với những cột đá nguyên khối có trang trí nhiều hoa văn. Ảnh: Fahoka

Đến Ajanta, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những căn phòng, tu viện, sảnh đường và các tượng Phật khổng lồ được chạm khắc vào vách đá, cùng với những cột đá nguyên khối có trang trí nhiều hoa văn. Ảnh: Fahoka

Ngày nay có rất đông du khách trong nước và quốc tế đến để chiêm ngưỡng công trình điêu khắc tỉ mỉ và tinh xảo của người xưa để lại. Những chuỗi hang động chạy dọc vách núi với các dốc đá cao nên một số du khách phải thuê người mang kiệu khuân vác đi tham quan.

Bài liên quan

Đến Ajanta, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những căn phòng, tu viện, sảnh đường và các tượng Phật khổng lồ được chạm khắc vào vách đá, cùng với những cột đá nguyên khối có trang trí nhiều hoa văn. Đặc biệt là các bức bích họa vẫn còn phần nào nguyên vẹn trên cách bức vách. Tổng cộng ở Ajanta có đến 500 bức.

Các nhà khoa học cho rằng người xưa pha màu bằng việc lấy các chất khoáng từ đá và màu thiên nhiên rồi trộn với nhựa cây, sau đó vẽ lên tường. Từ chất liệu đơn sơ mà màu sắc vẫn giữ nguyên qua mấy ngàn năm dù có một chút mờ phai. Toàn bộ các bức tranh đều tập trung thể hiện cuộc đời Đức Phật và thể hiện các câu chuyện tiền thân của Ngài.

Ngoài ra, các bức tranh không chỉ giới hạn trong cuộc sống tăng viện mà còn có cả cuộc sống cung đình, cuộc sống của bao người bình dị nơi thị thành thôn xóm, thế giới chim thú, hoa lá và cả thế giới của các tiên nữ, các tạo vật thần linh trên thiên giới. Trong hang rất tối vì không có ánh sáng lọt vào, tưởng tượng cách đây hơn ngàn năm các nghệ nhân phải làm việc tỉ mỉ trong những ánh lửa le lói thế nào để vẽ nên một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc đến thế.

Các bức bích họa vẫn còn phần nào nguyên vẹn trên cách bức vách. Tổng cộng ở Ajanta có đến 500 bức. Ảnh: Fahoka

Các bức bích họa vẫn còn phần nào nguyên vẹn trên cách bức vách. Tổng cộng ở Ajanta có đến 500 bức. Ảnh: Fahoka

Ở Ajanta có 2 công trình tiêu biểu. Thứ nhất là các chaitya, là nơi cử hành các nghi thức cúng bái, thờ tự và hành lễ có kiến trúc Phật giáo nguyên thủy. Ở các chùa động thời kỳ đầu, đối tượng thờ phụng chính yếu là bảo tháp, bởi vì thời kỳ này tín ngưỡng thờ phụng tượng Phật chưa thịnh hành, Đức Phật chủ yếu được tượng trưng qua những biểu tượng như hoa sen, bánh xe pháp luân, bảo tháp… Thứ hai là các tịnh xá, nơi để các tăng đoàn nghỉ ngơi và chay tịnh.

Đến Ajanta không chỉ đơn thuần là một cuộc dạo chơi, mà đó còn là thời khắc để chúng ta sống lại quá khứ huy hoàng của Phật giáo tại Ấn Độ cách đây hơn 2.000 năm, và để ta cảm nhận về một chiều sâu của tôn giáo theo chiều dài của nhân loại. Ajanta không chỉ là một bảo tàng sống mà nó còn vươn lên trên cả một di tích, một di sản để những người đời sau hiểu được các tăng đoàn ngày xưa đã tu hành thế nào và cũng một phần ảnh hưởng đến thế hệ sau này về các kiến trúc và giáo lý được truyền lại.

Đến Ajanta không chỉ đơn thuần là một cuộc dạo chơi, mà đó còn là thời khắc để chúng ta sống lại quá khứ huy hoàng của Phật giáo tại Ấn Độ cách đây hơn 2.000 năm, và để ta cảm nhận về một chiều sâu của tôn giáo theo chiều dài của nhân loại. Ảnh: Fahoka

Đến Ajanta không chỉ đơn thuần là một cuộc dạo chơi, mà đó còn là thời khắc để chúng ta sống lại quá khứ huy hoàng của Phật giáo tại Ấn Độ cách đây hơn 2.000 năm, và để ta cảm nhận về một chiều sâu của tôn giáo theo chiều dài của nhân loại. Ảnh: Fahoka

Nguồn: Travel blogger Phạm Hoàn Khải (Youtube: Fahoka Xê Dịch)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Là con của đức Phật

Kiến thức 15:20 25/04/2024

Đã xưng là Phật tử phải học theo hạnh của Phật. Phải luôn quán đến sự vô thường. Mới đó mà đã trôi qua một năm, thời gian mau chóng, thân người cũng theo đó mà biến đổi. Phải lo tu ngay từ bây giờ, thời gian không hẹn, không chờ đến già.

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Kiến thức 15:00 25/04/2024

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước.

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Kiến thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Xem thêm