Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Khái niệm và bản chất của Niết Bàn

Tự do là khát vọng của nhân loại. Các tôn giáo, trường phái khác nhau đều hướng con người đến một thế giới lý tưởng khác nhau. Đối với Phật giáo tự do tuyệt đối chính là làm chủ thân tâm, sống với thực thể vạn pháp. Trạng thái ấy được Đức Phật dùng với khái niệm Niết Bàn.

 >> Kiến thức

Khái niệm Niết Bàn

Tự do là một khát vọng muôn thuở của nhân loại. Các học thuyết xã hội về sự giải phóng con người đều hướng tới một thế giới tự do lý tưởng. Trong Thiên Chúa giáo, thế giới lý tưởng đó là Thiên đường đầy hoa thơm trái ngọt, chỉ có hạnh phúc, yêu thương, không thù hận. Trong Nho giáo, xã hội lý tưởng là một xã hội đại đồng. Đối với Phật giáo tự do tuyệt đối là đó chính là làm chủ thân tâm, sống với thực thể vạn pháp. Trạng thái ấy được Đức Phật dùng khái niệm Niết Bàn.

Niết Bàn là trạng thái thân hoặc và tâm vẫn còn hiện hữu nhưng không còn phiền não và không còn vô minh.

Niết Bàn là trạng thái thân hoặc và tâm vẫn còn hiện hữu nhưng không còn phiền não và không còn vô minh.

Bài liên quan

Theo từ điển Phật học  Đoàn Trung Còn: “Niết Bàn là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não  và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (nis/nir): ta khỏi, bàn (vana) rừng. tức là ra khỏi cánh rừng mê tối, rừng phiền não”.

Khi đề cập đến Niết Bàn, kinh sách thường nhắc đến Vô Dư và Hữu Dư Niết Bàn (Anupadisesa và Sopadisesa Nibbana Dhatu).

Trên thực tế, không phải có hai loại Niết Bàn mà có hai hình thức Đạo Quả Niết Bàn. Hai danh từ khác nhau để chỉ hai hình thức chứng nghiệm: một trước khi chết và một sau khi chết. Khi Đạo Quả Niết Bàn được thành tựu trong kiếp sống hiện tiền nghĩa là trong lúc còn mang thân ngũ uẩn, thì gọi là "Hữu Dư Niết Bàn" (Sopadisesa Nibbana Dhatu). Lúc bỏ xác thân, vị A La Hán đạt Đại Niết Bàn, không còn vật chất, chừng ấy gọi là "Vô Dư Niết Bàn" (Anupadisesa Nibbana Dhatu).

Nhiều người cho rằng sự ngưng chảy của tiếng trình tâm gọi là Niết Bàn.Về mặt tâm lý, khi tâm không còn phiền não thì vẫn hoạt động theo chiều không phiền não. Đây là khái niệm của các bộ phái Phật giáo, điều này cũng đúng trong một số trường hợp những vị này nhập vô dư y Niết Bàn không còn hoạt động tâm thức. Bên cạnh đó, một số trường hợp khi còn sống nhưng họ trở nên vô cảm đối với mọi vật xung quanh, đây cũng là một khái niệm tiêu cực của Niết Bàn.

Nhưng khi Đức Phật chứng Niết Bàn dưới cội bồ đề thì Niết Bàn của ngài hoàn toàn khác với Niết Bàn của các bộ phái. Sự chứng đắc Niết Bàn của ngài chính là sự vô ngã vị tha, không còn chấp ngã, chấp pháp để phân biệt mình và người trên tinh thần trí tuệ, do đó ngài vẫn thuyết pháp độ sinh, hàng phục ngoại đạo. Như vậy, Niết Bàn không phải là sự dừng, ngưng của tâm đó mới là Niết Bàn thật sự.

“Hoa khai kiến Phật ngộ vô sin. Bất thối Bồ tát vi bạn lữ”

“Hoa khai kiến Phật ngộ vô sin. Bất thối Bồ tát vi bạn lữ”

Về sau các vị tổ sư nói không có niệm khởi làm tâm (dĩ vô niệm vi  tông, dĩ vô tướng vi thể, dĩ vô trụ vi bổn). Lấy vô niệm làm  tông, “vô niệm” không có nghĩa là sự ngừng hoạt động của tâm mà ngay trên niệm khởi đó không dính mắc với nó, thấy nó là giả thì đó mới gọi là vô niệm.

Bài liên quan

Trong các bộ kinh Nikaya cho rằng: “Niết Bàn là chấm dứt khổ đau một cách vĩnh viễn như củi hết lửa tắt”. Đây là một dạng khái niệm nếu đứng trên nghĩa đen thì tiêu cực, nếu như thế có thể hiểu Niết Bàn là một trạng thái hư vô. Đây là quan niệm hoàn toàn không đúng. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rằng, hết củi chính là hết động lực phiền não (vô minh tham ái) do vô minh chấp ngã. Con người vẫn còn hoạt động trong một trạng thái không còn phiền não (không còn tham sân si) và với một động lực vô tận (vô lượng tâm) của đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả do không còn bị cái ngã nhỏ bé trói buộc. Dục vọng là nhiên liệu cho ngọn lửa cháy, truyền năng lượng qua các kiếp luân hồi triền miên. Nếu không nuôi dưỡng ngọn lửa đó nữa, nghĩa là không còn dục vọng, nó sẽ lụi tàn. Khi đó, Niết Bàn được hiểu như sự thanh lương, mát mẻ.

Khái niệm Niết Bàn là một lĩnh vực thuộc tiềm thức, nếu không có sự tu tập thiền định thì chúng ta không thể nào thấy được tàng thức của chúng ta. Niết Bàn là một trạng thái an lạc bên trong. Niết Bàn vượt trên ngôn ngữ của thế gian là sự tự chứng nghiệm của bản thân như cảm giác nóng lạnh của nước chỉ có người trực tiếp uống mới cảm nhận được.

Các mô tả về Niết Bàn

 “Hoa khai kiến Phật ngộ vô sinh

Bất thối Bồ tát vi bạn lữ”

Tuy nhiên, Niết Bàn tức “vô sinh”, không nên rơi vào chấp không, nghĩa là không còn sinh tử, mà nên hiểu là không còn bị sinh tử trói buộc, bởi khi thấy sinh tử là giả thì bất tử vô sinh. Như vậy Niết Bàn là vô sinh có nghĩa là vẫn còn sinh tử nhưng không bị sinh tử trói buộc, tức “ý sinh thân” muốn sinh ở cõi nào thì sinh không còn bị lệ thuộc sinh tử.

Câu Thi Na: Nơi đức Phật nhập Niết Bàn.

Câu Thi Na: Nơi đức Phật nhập Niết Bàn.

Bài liên quan

Niết Bàn là “vô ngã”: “Niết Bàn là cái gì tuyệt đối không dung ngã. Niết Bàn không có hạn lượng, không có nơi chốn, vì Niết Bàn là vô tướng - vô tướng nên khó vào. Muốn vào Niết Bàn ta cũng phải vô tướng như Niết Bàn. Cửa Niết Bàn rất hẹp, chỉ bằng tơ tóc, nên ta không thể mang theo hành lý mà hy vọng vào được Niết Bàn. Cái thân đã không mang theo được, mà cả ý niệm về tôi, về ta cũng không thể mang theo được. Cái ta càng to thì càng xa Niết Bàn. Nên biết rằng: hễ hữu ngã là luân hồi mà vô ngã là Niết Bàn”. (Vô ngã là Niết Bàn - HT. Thích Thiện Siêu).

Trong thiền môn thường sử dụng hình ảnh con trâu đen chuyển thành trâu trắng. Con trâu trắng tượng trưng cho Niết Bàn, con trâu đen tượng trưng cho sinh tử, như vậy bản chất chỉ có một con trâu mà thôi. Khi chúng ta giác ngộ chúng ta chỉ nhìn nhận thân tâm, con người và thế giới bằng cái nhìn khác mà thôi. Vọng tâm hay chân tâm không hai mà cũng không một mà đó là sự chuyển đổi, thay đổi cho nhau. Chân tâm là thể của vọng tâm.

Hết vọng tâm là tâm thanh tịnh, tuy nhiên tâm thanh tịnh cũng không phải là chân tâm. Cái thể vô ngã của thanh tịnh mới chính là chân tâm. Cái thể rỗng không của vọng động phiền não là chân tâm, động hay tịnh của tâm là trạng thái lúc hoạt động hay ngưng nghỉ. Cũng giống như biển lặng yên hay có sóng không phải là chân tâm mà là chất nước mới là chân tâm. Chân tâm là thể của tịnh và động.

Kinh Pháp Cú.114:

“Trăm năm sống chẳng nhận ra

Pháp kia bất tử. Thật là uổng thay!

Chẳng bằng sống chỉ một ngày,

Mà rồi giác ngộ, thấy ngay Niết Bàn

Nơi bất diệt, đẹp vô vàn,

Không trò bệnh lão, không màn tử sinh”

Như vậy không phải khi chết mới chứng Niết Bàn mà khi còn sống cũng có thể chứng Niết Bàn. Sống hay chết chỉ là hiện tượng, khi mê gọi là sinh tử khi ngộ thì hiện tượng đó gọi là Niết Bàn.

Tìm lại được bản chất của chính mình thông qua giới định tuệ, bản chất của Niết Bàn chính là bản chất của thân tâm chúng ta. Nhưng vì chúng ta quên đi bản thể, chấp ngã chấp pháp nên chúng ta không thể thấy được bản chất của Niết Bàn.

Tìm lại được bản chất của chính mình thông qua giới định tuệ, bản chất của Niết Bàn chính là bản chất của thân tâm chúng ta. Nhưng vì chúng ta quên đi bản thể, chấp ngã chấp pháp nên chúng ta không thể thấy được bản chất của Niết Bàn.

Bản chất của Niết Bàn
Bài liên quan

Niết Bàn không phải là một thực thể, nếu nó là một vật thì nó sẽ là tạo tác, hữu vi, vô thường chi phối mà đó là một trạng thái của tâm. Trạng thái vắng mặt hoàn toàn khổ đau và không thỏa mãn. Trạng thái an lạc cao cấp nhất. Có thể chứng đạt hiện tiền thông qua sự thực hành hòan hảo giới, định, tuệ .

Tìm lại được bản chất của chính mình thông qua giới định tuệ, bản chất của Niết Bàn chính là bản chất của thân tâm chúng ta. Nhưng vì chúng ta quên đi bản thể, chấp ngã chấp pháp nên chúng ta không thể thấy được bản chất của Niết Bàn.

Bên cạnh Niết Bàn của Bậc Thánh, Đức Phật còn giải thích thêm về Niết Bàn tạm thời của phàm phu, Ngài dạy:

“Đói là chứng bệnh lớn lao

Vô thường ngũ uẩn khổ đau nhất đời,

Nếu ai hiểu đúng vậy rồi,

Coi như đạt đến cực vui Niết Bàn” (Pháp Cú. 203)

Đức Phật ví Niết Bàn như một trạng thái khi đói được ăn cơm, đó có thể xem là Niết Bàn tương đối của người đói bụng. Đối với người thế gian những cảm thụ hay những ước muốn như ý được được xem là Niết Bàn tương đối. Như vậy ngoài ba bản chất của Niết Bàn được trình bày trên thì cảm thụ no bụng sau khi ăn hay cảm thụ hết bệnh cũng được xem là Niết Bàn tương đối của phàm phu.

“không có” người chứng Niết Bàn (Niết Bàn Phật) là phá tư tưởng chấp ngã (nhân vô ngã), và “không có” Niết Bàn của Phật (Phật Niết Bàn) là nổ phá chấp pháp (pháp vô ngã) của người học về Niết Bàn, chứ không phải phủ nhận sự hiện hữu của người chứng và pháp chứng.

“không có” người chứng Niết Bàn (Niết Bàn Phật) là phá tư tưởng chấp ngã (nhân vô ngã), và “không có” Niết Bàn của Phật (Phật Niết Bàn) là nổ phá chấp pháp (pháp vô ngã) của người học về Niết Bàn, chứ không phải phủ nhận sự hiện hữu của người chứng và pháp chứng.

Ngoài khái niệm Niết Bàn của Truyền thống nguyên thủy cũng có những khái niệm Niết Bàn của truyền thống Phật giáo phát triển. Những khái niệm này nhằm đánh tan quan niệm cho rằng Niết Bàn là một cõi, một thực thể. Trong kinh Lăng già Đức Phật nói:

“Vô hữu Niết Bàn Phật.

Vô hữu Phật Niết Bàn”

(không có Đức Phật chứng Niết Bàn, và cũng không có Niết Bàn của Phật chứng).

Khẳng định “không có” người chứng Niết Bàn (Niết Bàn Phật) là phá tư tưởng chấp ngã (nhân vô ngã), và “không có” Niết Bàn của Phật (Phật Niết Bàn) là nổ phá chấp pháp (pháp vô ngã) của người học về Niết Bàn, chứ không phải phủ nhận sự hiện hữu của người chứng và pháp chứng.

Như vậy, bản chất Niết Bàn theo đại thừa, như kinh Viên Giác nói, chính là “tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác”, tức là hiểu rõ bản chất của con người và thế giới là huyễn (tri huyễn), nên không bị huyễn trói buộc (ly huyễn), ngay nơi đó nhận ra  (tức giác ngộ) bản thể không, vô ngã của các hiện tượng huyễn đó, đó chính là Niết Bàn. Ví dụ thấy tham là huyễn sẽ ly tham, khi đã ly tham sẽ nhận ra tham phải không có thực thể (tánh không, vô ngã) mới ly được nó, tức là giác ngộ, Niết Bàn.

Tóm lại Niết Bàn là trạng thái thân hoặc và tâm vẫn còn hiện hữu nhưng không còn phiền não và không còn vô minh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phóng dật nguy hiểm ra sao?

Phật giáo thường thức 07:22 02/05/2024

Có một pháp, nếu anh chị em không đoạn trừ, nó sẽ huỷ hoại cuộc đời quý giá của anh chị em. Pháp ấy chính là TUỲ TIỆN (Phóng dật).

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Phật giáo thường thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Phật giáo thường thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Phật giáo thường thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Xem thêm