Trầm hương: Mùi hương của Niết Bàn
Đến với Phật giáo con người có thể đến một cuộc hành trình nội tâm, con đường trờ về với tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, thành tựu Niết Bàn. Trong cuộc hành trình nội tâm đó một nén nhang trầm giúp chúng ta tìm thấy sự thanh tịnh, chiêm nghiệm về cuộc sống, xua tan đi những bộn bề, lo lắng...
Câu chuyện về cuộc đời của trầm hương
Trầm hương được hình thành từ những vết thương của cây dó bầu. Trải qua những vết thương do cuộc đời đưa đẩy. Trải qua những nỗi đau dày xéo. Cây dó bầu tự mình sản sinh ra những dòng nhựa thơm quý giá len lỏi vào từng thớ gỗ để chữa lành những vết thương ấy. Những phần gỗ ấy người ta gọi là trầm hương.
Mùi thơm của trầm hương thanh tao, thoát tục. Mùi thơm ấy khiến người ta thanh thản. Những nỗi đau, sự phiền muộn cũng bị mùi trầm hương làm cho tan biến. Tâm trí dần trở nên tỉnh táo, sáng suốt, an nhiên. Trong Thiền định, mùi thơm của trầm hương làm khai mở các luân xa. Vị của trầm hương cũng có đủ chua, cay, mặn, ngọt tựa như vị cuộc đời đủ hỉ, nộ, ái, ố.
Nghe câu chuyện về cuộc đời của trầm hương, người ta thấy phảng phất câu chuyện cuộc đời của những người tu hành đắc đạo đã thấy được “Niết Bàn”. Những người đã thấm thía những hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời để rồi tự bản thân mình giác ngộ, tự bản thân mình bước chân ra khỏi cảnh rừng mê tối, phiền não. Nguồn năng lượng hạnh phúc từ những con người ấy mênh mông nhưng êm ái, lan tỏa tới mọi người, xoa dịu những phiền muộn, khổ đau trong đời, đưa con người về trạng thái an nhiên, tĩnh tại.
Trong bộ kinh Minlindapanha – Di Lan Đà vấn đạo, hay Na-tiên tỷ khâu kinh (xuất hiện khoảng 100 năm sau khi đức Phật nhập Niết Bàn và được Phật giáo Miến Điện xếp vào hàng Thánh điển và Phật giáo Srilanka xếp chung với năm bộ Nikàya để tôn thờ) nói về những câu hỏi – đáp giữa vua Milinda (Di Lan Đà) và tỳ kheo Nàgasena (Na-tiên), ở phần đề cập đến Niết Bàn, ngài Na-tiên đã khéo léo vận dụng sự so sánh để mô tả về Niết Bàn. Trong đó cũng có sự so sánh với trầm hương:
Trầm hương có 03 đặc điểm là: Thật khó mà tìm được; Mùi thơm tuyệt đối; Tất cả ai ai cũng ưa chuộng và ca tụng.
Cũng như Niết Bàn có 03 đặc điểm là: Thật khó mà tìm thấy và khó mà gặp được; Mùi thơm của Tam học (Giới – Định – Huệ) là mùi thơm tuyệt đối; Là nơi của các bậc Thánh nhân an nghỉ.
Hình ảnh trầm hương trong Phật giáo
Trầm hương mang những ý nghĩa và nguồn năng lượng tương đồng với đạo lý Phật giáo. Trầm hương trong Phật giáo có giá trị sâu sắc không gì sánh bằng. Bởi vậy, hình ảnh trầm hương cũng được gắn chặt vào văn hóa Phật giáo bao nhiêu đời nay.
Nhắc đến Phật Giáo, nơi mà con người có thể quên đi những phiền muộn, lo lắng trong cuộc sống hàng ngày. Đến với Phật giáo con người có thể đến một cuộc hành trình nội tâm, con đường trờ về với tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, thành tựu Niết Bàn.
Trong cuộc hành trình nội tâm đó một nén Nhang trầm giúp con người cảm nhận được Phật pháp nhiệm mầu, khi được đốt lên mùi hương cùa trầm sẽ làm tinh thần chúng ta dịu mát, lắng đọng. Mọi phiền muộn lo lắng,... rồi sẽ qua đi qua đi theo làn khói hương nhẹ nhàng, thanh thoát, kiến cho “Tâm tĩnh trí minh”.
Nhang trầm thường dược dùng trong nhà Phật như là phương tiện để dâng hương thơm tinh khiết lên Đức Phật. Nén hương trầm trên bàn thờ Phật giúp lòng người cảm thấy nhẹ nhàng thành kính đối với gia tiên và các chư vị Phật.
Những chư tăng, Phật tử đeo những chiếc vòng tay trầm hương, trên tay lần những chuỗi hạt trầm hương đã trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc. Người ta đeo trầm hương để mùi thơm trầm hương phảng phất. Để năng lượng hạnh phúc từ trầm hương, khiến tâm trạng thư thái, an nhiên, sáng suốt.
Quen thuộc hơn nữa là việc đốt trầm hương trong Văn hóa Phật giáo. Người ta đốt trầm hương để kết nối thế giới thực tại với thế giới Tâm linh, để khai mở luân xa, để nhập thiền, và để cảm nhận thấy “Niết Bàn”.
Sử dụng trầm hương để thanh tịnh tinh thần, tịnh tiến trí tuệ. Người Phật tử thanh tâm tịnh thân, tu được Giới – Định – Huệ. Ấy cũng coi như đã đến được cõi Niết Bàn vậy.
Đốt một chút trầm hương và chiêm nghiệm về cuộc sống. Để làn khói thanh tịnh của trầm hương xua tan đi những bộn bề, lo lắng. Đẩy bớt đi những ham muốn phù du và trần tục. Trả lại cho con người vài phút vô tư với tâm trí tinh khôi như đứa trẻ để nhìn lại con đường mình đã qua.
Hiểu được những ý nghĩa sâu sắc của trầm hương trong đạo Phật cùng với nguyện ước thay một nén hương hóa chất bằng một nén hương trầm sạch, những chiếc vòng tay, tràng hạt đa dạng, tự nhiên, Shop Ưu Đàm mong muốn đem các sản phẩm hương trầm sạch và an toàn đến với cộng đồng. Các sản phẩm của Shop Ưu Đàm đều được sản xuất hoàn toàn từ trầm hương tự nhiên không sử dụng bất cứ hóa chất độc hại nào. Được ra đời và trở thành địa chỉ cung cấp văn hóa phẩm Phật giáo uy tín, chất lượng, Shop Ưu Đàm chính thức phục vụ đời sống tâm linh cũng như đáp ứng nhu cầu của Quý Thầy và các Tăng Ni, Phật tử trong hoạt động tâm linh kể từ tháng 6 năm nay.
Trao đổi với Cổng thông tin Phật giáo, anh Nam Hưng - Chủ Shop Ưu Đàm chia sẻ: “Các sản phẩm của cửa hàng được làm hoàn toàn từ trầm tự nhiên cho mùi thơm dịu nhẹ và an toàn cho sức khỏe vì quá trình sản xuất không có tác động và sử dụng của các hóa chất độc hại.
Bên cạnh đó anh cũng chia sẻ thêm: "Đến với Shop Ưu Đàm, quý Phật tử sẽ có rất nhiều những lựa chọn đa dạng khác như tượng Phật, vòng tay...nhưng luôn đảm bảo chất lượng, đáng tin cậy. Với ý nguyện luôn mong muốn đóng góp chút công đức, gieo duyên lành, đưa Phật pháp đến với nhiều người hơn, với mỗi vật phẩm, chúng tôi muốn gửi gắm vào đó sự an lạc đến với quý Phật tử khi các bạn mang những vật phẩm này bên mình".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm