Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 26/07/2021, 13:26 PM

Khám phá Thích Ca Phật Đài ở Vũng Tàu

Vẻ đẹp của Thích Ca Phật Đài là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên trong một khuôn viên rộng lớn.

Nằm trên sườn phía Bắc của Núi Lớn, Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng ở thành phố biển Vũng Tàu.

Nằm trên sườn phía Bắc của Núi Lớn, Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng ở thành phố biển Vũng Tàu.

Tiên thân của Thích Ca Phật Đài là ngôi chùa Thiền Lâm khiêm tốn nằm trên sườn núi hoang vu. Đến năm 1961, Giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đã tổ chức trùng tu ngôi chùa và xây cất Thích Ca Phật Đài. Sau hơn một năm xây dựng, tháng 3/1963, Thích Ca Phật Đài được khánh thành.

Tiên thân của Thích Ca Phật Đài là ngôi chùa Thiền Lâm khiêm tốn nằm trên sườn núi hoang vu. Đến năm 1961, Giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đã tổ chức trùng tu ngôi chùa và xây cất Thích Ca Phật Đài. Sau hơn một năm xây dựng, tháng 3/1963, Thích Ca Phật Đài được khánh thành.

Vẻ đẹp của Thích Ca Phật Đài là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên. Toàn bộ khuôn viên ngôi chùa như một vầng trăng khuyết chia thành ba cấp theo hình tháp, cao dần từ 3 mét đến 29 mét so với mực nước biển.

Vẻ đẹp của Thích Ca Phật Đài là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên. Toàn bộ khuôn viên ngôi chùa như một vầng trăng khuyết chia thành ba cấp theo hình tháp, cao dần từ 3 mét đến 29 mét so với mực nước biển.

Công trình thờ tự chính trong quần thể Thích Ca Phật Đài là Thiền Lâm Tự, ngôi chùa nhỏ đã tồn tại từ thập niên 1950.

Công trình thờ tự chính trong quần thể Thích Ca Phật Đài là Thiền Lâm Tự, ngôi chùa nhỏ đã tồn tại từ thập niên 1950.

Chính điện của Thiền Lâm Tự bài trí đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ trang nghiêm.

Chính điện của Thiền Lâm Tự bài trí đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ trang nghiêm.

Điểm nhấn đặc sắc nhất của Thích Ca Phật Đài là tượng đức Phật thành đạo cao 11,6 mét, là nơi đặt ba viên ngọc xá lợi Phật. Tượng được khánh thành ngày 10/3/1963, do nhà điêu khắc – kiến trúc sư Nguyễn Lân đúc tại chỗ.

Điểm nhấn đặc sắc nhất của Thích Ca Phật Đài là tượng đức Phật thành đạo cao 11,6 mét, là nơi đặt ba viên ngọc xá lợi Phật. Tượng được khánh thành ngày 10/3/1963, do nhà điêu khắc – kiến trúc sư Nguyễn Lân đúc tại chỗ.

Công trình đáng chú ý khác ở nơi đây là bảo tháp Xá lợi Phật hình bát giác cao 17 mét, trên có búp sen, bên trong đặt 13 viên xá lợi Đức Phật do Ngài Hòa Thượng Thánh Tăng Narada người Tích Lan (Sri Lanka) cúng dường.

Công trình đáng chú ý khác ở nơi đây là bảo tháp Xá lợi Phật hình bát giác cao 17 mét, trên có búp sen, bên trong đặt 13 viên xá lợi Đức Phật do Ngài Hòa Thượng Thánh Tăng Narada người Tích Lan (Sri Lanka) cúng dường.

Bốn góc bảo tháp đặt bốn cái đỉnh, trong có chứa đất mang về từ bốn Thánh địa Phật giáo ở Ấn Độ là vườn Lâm-tỳ-ni, nơi đức Phật đản sinh; Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Phật thành đạo; vườn Lộc Uyển, nơi đức Phật chuyển pháp luân và rừng Sala Song Thọ tại Kushinagar, nơi đức Phật nhập diệt.

Bốn góc bảo tháp đặt bốn cái đỉnh, trong có chứa đất mang về từ bốn Thánh địa Phật giáo ở Ấn Độ là vườn Lâm-tỳ-ni, nơi đức Phật đản sinh; Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Phật thành đạo; vườn Lộc Uyển, nơi đức Phật chuyển pháp luân và rừng Sala Song Thọ tại Kushinagar, nơi đức Phật nhập diệt.

Nằm cách bảo tháp Xá lợi Phật không xa, Nhà Bát giác là một công trình mang kiến trúc thanh thoát, có tượng Đức Phật chuyển pháp luân ngồi trên toà sen trên đỉnh.

Nằm cách bảo tháp Xá lợi Phật không xa, Nhà Bát giác là một công trình mang kiến trúc thanh thoát, có tượng Đức Phật chuyển pháp luân ngồi trên toà sen trên đỉnh.

Bên trong nhà Bát giác có một bàn thờ với tượng năm anh em đại sỹ Kiều Trần Như Kondanna ngồi nghe thuyết pháp tại vườn Lộc Giả Isipatana.

Bên trong nhà Bát giác có một bàn thờ với tượng năm anh em đại sỹ Kiều Trần Như Kondanna ngồi nghe thuyết pháp tại vườn Lộc Giả Isipatana.

Bên cạnh tượng đức Phật thành đạo, trong quần thế tượng Phật ở nơi đây còn có tượng Phật nhập Niết bàn quay về hướng Tây, cao 2,4 mét, dài 12,2 mét, bên dưới 9 tỳ khưu đứng chắp tay.

Bên cạnh tượng đức Phật thành đạo, trong quần thế tượng Phật ở nơi đây còn có tượng Phật nhập Niết bàn quay về hướng Tây, cao 2,4 mét, dài 12,2 mét, bên dưới 9 tỳ khưu đứng chắp tay.

Tượng đức Phật đản sanh.

Tượng đức Phật đản sanh.

Cây bồ đề trồng năm 1960 tại Thích Ca Phật Đài là hậu duệ của cây bồ đề Tổ tại Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ.

Cây bồ đề trồng năm 1960 tại Thích Ca Phật Đài là hậu duệ của cây bồ đề Tổ tại Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ.

Ngày nay Thích Ca Phật Đài là một điểm tham quan du lịch và tín ngưỡng nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua ở Vũng Tàu.

Ngày nay Thích Ca Phật Đài là một điểm tham quan du lịch và tín ngưỡng nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua ở Vũng Tàu.

Cận cảnh nét kiến trúc chùa Việt trên đỉnh Ba Đèo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vượt 600 bậc thang chiêm bái tượng Phật khổng lồ ở Bình Định

Chùa Việt 09:10 03/05/2024

Chùa Ông Núi hay Linh Phong Sơn tự là địa điểm văn hóa, tâm linh ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Để chiêm bái tượng Phật ngồi khổng lồ nổi tiếng tại chùa, du khách cần vượt qua “thử thách” đi bộ khoảng 600 bậc thang từ chân đến đỉnh núi Chóp Vung.

Chùa Hải Tạng, ngôi cổ tự linh thiêng, điểm đến tâm linh ấn tượng với “4 không”

Chùa Việt 10:30 02/05/2024

Chùa Hải Tạng không còn xa lạ với người dân Quảng Nam và khách du lịch khi đến với địa phương này. Đây là công trình kiến trúc thờ Phật kết hợp thờ thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân đảo, các thương thuyền cũng như du khách thập phương.

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Khánh Quang

Chùa Việt 12:15 30/04/2024

Chùa Khánh Quang - ngôi chùa cổ kính nắm giữ những dấu ấn lịch sử tôn giáo, văn hóa ở Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Việt 16:00 28/04/2024

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

Xem thêm