Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 04/02/2024, 15:04 PM

Khảo cứu bài Chú Đại Bi

Đại Bi chú hay Thiên Nhãn Đại Bi Thần Chú cùng Vãng Sanh chú – một trong số mười bài chú (Thập Chú) được hàng Phật tử biết và thuộc hơn hết.

Đã lâu, chúng tôi cố công tìm kiếm nguyên văn hay ít ra nguyên âm của những bài chú ấy mà lối dịch phiên âm của kinh điển Hán văn không làm cho tôi thỏa mãn.

Phạn ngữ (sanscrit) là một thứ tiếng có nhiều âm. Thí dụ Bodhisatva. Tiếng này gồm có bốn âm: Bô – đi – sát – oa. Dịch âm theo chữ quốc ngữ như trên, chúng ta dễ thấy  đó là một danh từ kép gồm bốn âm nối liền nhau bằng ba gạch ngắn. Hán văn đơn âm như chữ Việt nhưng không  có gạch, cũng không có chữ hoa, thành ra khi phiên âm danh từ Phạn ngữ nói trên, dịch giả cứ viết bốn chữ  rời rạc và như nhau, khiến độc giả khó nhận đó là một danh từ kép. Thêm vào đó sự không dùng các dấu chấm câu như phết, chấm phết, hai chấm... trong văn phạm Trung Hoa, còn làm cho người đọc ngừng sai hoặc ngừng ở chỗ không phải ngừng.

Ngoài những khuyết điểm trên, còn một trở ngại nữa,  là chúng ta đọc chú tiếng Phạn mà người biết tiếng Phạn không hiểu được. Ấy vì sự phiêm âm từ Phạn ngữ ra Hán ngữ đã sai rồi. Nhưng giá người Tàu đọc, thì sự sai giọng có thể trong mười phần chỉ có đôi ba mà thôi. Đến người Việt chúng ta đọc, cái sai lên đến chín mười. Chữ samadhi chẳng hạn, được người Tàu phiên  âm là Tam Ma Đề. Người Tàu, như người Quảng Đông, đọc: “sa ma ti” tương tự với “Samadhi”, còn người Việt chúng ta đọc ba chữ Hán trên thành “tam ma đề” thì thật là một biến âm gần như quái gở.

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Vì các trại bẹ, sai lầm nói trên mà chúng tôi, từ mười năm nay, cố tìm cho biết đích xác coi các bài chú nguyên âm theo Phạn ngữ thế nào, chưa nói đến việc hiểu nghĩa. Nhưng chúng tôi không tiến được một bước nào và mối thất vọng của chúng tôi sẽ thành tuyệt vọng nếu trong chuyến đi thăm Phật giáo Tân Gia Ba, Mã Lai và Thái Lan vừa rồi, duyên may không đưa tôi tiếp xúc với Trung Hoa Phật Học Nghiên Cứu Xã tại Vọng Các.

Như người khó gặp vàng. Chúng tôi vô cùng sung sướng khi được ông Hội Trưởng cùa đoàn Phật giáo nói trên tặng mấy bản “Phạn âm đối chiếu Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Thần Chú”. Bản này rất qúy ở chỗ chẳng những có chữ Thái và chữ Hán đối chiếu ở trang trước mà còn có chữ Phạn phiên âm bằng chữ La Tinh ở sau.

Để chư qúy độc giả thấy sự sai chạy giữa bài chú Đại Bi chúng ta đang đọc hiện nay, về hai phương diện âm thanh và chấm câu, chúng tôi chép lại theo lối sắp đặt như sau. Trước tiên, chúng tôi chép bản chữ Phạn (phiêm âm theo chữ La Tinh) sau đó chúng tôi sẽ phiên âm ra Việt ngữ (bản La Tinh) để giúp những bạn không quen đọc thứ chữ này.

Bản Phạn Việt đối chiếu bài MAHAKARUNA DHARANI

(Đại Bi Thần Chú)

NAMO RATNATRAYAYA

Nam Mô Hắt Ra Đát Na Đá Ra Dạ Da

NAMO RRYA

Nam Mô A Lị Da

AVALOKITESHAVARAYA

Bà Lô Kiết Đế Thước Bát Ra Da

BODHISATTVAYA

Bồ Đề Tát Đóa Bà Da

MAHASATTVAYA

Ma Ha Tát Đóa Bà Da

MAHAKARUNIKAYA

Ma Ha Ca Lô Ni Ca Da

OM

Án (có người đọc Ám hay Úm)

SAVALAVATI

Tát Bàn Ra Phạt Duệ

SHUDDHA NA TASYA

Số Đát Na Đắt Tả (1)

NAMASKRITVA NIMAM ARYA

Nam Mô Tất Kiết Lật Đỏa Y Mông A Lị Da (2)

AVALOKITESHAVARA LANTABHA

Bà Lô Kiết Đế Thất Phật Ra Lăng Đà Bà (3)

NAMO NILAKANTHA

Nam Mô Na Ra Cẩn Trì

SRIMAHAPATASHAMI

Hê Rị Ma Ha Bàn Đá Sa Mế

SARVADVATASHUBHAM

Tát Bà A Tha Đậu Du Bằng

ASHIYUM

A Thệ Dựng

SARVASATTVA NAMO PASATTVA NAMO BHAGAMABHATE TU

Tát Bà Tát Đá Na Ma Bà Tát Đá Na Ma Bà Dà Ma Phạt Đạt Đậu (4)

TADYATHA

Đát Điệt Tha

OM AVALOKA

Án A Bà Lô Hê

LOKATE

Lô Ca Đế

KALATI

Ca Ra Đế

ISHIRI

Di Hê Rị

MAHABODHISATTVA

Ma Ha Bồ Đề Tát Đóa

SABHO SABHO

Tát Bà Tát Bà

MARA MARA

Ma Ra Ma Ra

MASHI MASHI RIDHAYU

Ma Hê Ma Hê Rị Đà Dựng

GURU GURU GHAMAIN

Cu Lô Cu Lô Kiết Mông

DHURU DHURU BHASHIYATI

Đồ Lô Đồ Lô Phạt Xà Da Đế

MAHABHASHIYATI

Ma Ha Phạt Xà Da Đế

DHARA DHARA

Đà La Đà La

DHIRINI

Địa Rị Ni

SHVARAYA

Thất Phật Ra Da

JALA JALA

Dá Ra Dá Ra

MAHABHAMARA

Mạ Mạ Phạt Ma Ra

MUDHILI

Mục Đế Lệ

EHYEHI

Y Hê Y Hê

SHINA SHINA

Thất Na Thất Na

ALA SHINBALASHARI

A Ra Sám Phật Ra Xá Lợi

BASHA BHASNIN

Phạt Sa Phạt Sâm

BHARASHAYA

Phật Ra Xá Da

HULU HULU PRAHULU HULU SHRI

Hô Lô Hô Lô Ma Ra Hô Lô Hê Rị

SAVALAVATI

Tát Bàn Ra Phạt Duệ

SHUDDHA NA TASYA

Số Đát Na Đắt Tả

NAMASKRITVA NIMAM ARYA

Nam Mô Tất Kiết Lật Đỏa Y Mông A Lị Da (2)

AVALOKITESHAVARA LANTABHA

Bà Lô Kiết Đế Thất Phật Ra Lăng Đà Bà (3)

NAMO NILAKANTHA

Nam Mô Na Ra Cẩn Trì

SRIMAHAPATASHAMI

Hê Rị Ma Ha Bàn Đá Sa Mế

SARVADVATASHUBHAM

Tát Bà A Tha Đậu Du Bằng

ASHIYUM

A Thệ Dựng

SARVASATTVA NAMO PASATTVA NAMO BHAGAMABHATE TU

Tát Bà Tát Đá Na Ma Bà Tát Đá Na Ma Bà Dà Ma Phạt Đạt Đậu (4) TADYATHA

Đát Điệt Tha

OMAVALOKA

Án A Bà Lô Hê

LOKATE

Lô Ca Đế

KALATI

Ca Ra Đế

ISHIRI

Di Hê Rị

MAHABODHISATTVA

Ma Ha Bồ Đề Tát Đóa

SABHO SABHO

Tát Bà Tát Bà

MARA MARA

Ma Ra Ma Ra

MASHI MASHI RIDHAYU

Ma Hê Ma Hê Rị Đà Dựng

GURU GURU GHAMAIN

Cu Lô Cu Lô Kiết Mông

DHURU DHURU BHASHIYATI

Đồ Lô Đồ Lô Phạt Xà Da Đế

MAHABHASHIYATI

Ma Ha Phạt Xà Da Đế

DHARA DHATA

Đà La Đà La

DHIRINI

Địa Rị Ni

SHVARAYA

Thất Phật Ra Da

JALA JALA

Dá Ra Dá Ra

MAHABHAMARA

Mạ Mạ Phạt Ma Ra

MUDHILI

Mục Đế Lệ

EHYEHI

Y Hê Y Hê

SHINA SHINA

Thất Na Thất Na

ALASHINBALASHARI

A Ra Sám Phật Ra Xá Lợi

BASHA BHASNIN

Phạt Sa Phạt Sâm

BHARASHAYA

Phật Ra Xá Da

HULU HULU PRAHULU HULU SHRI

Hô Lô Hô Lô Ma Ra Hô Lô Hê Rị

SARA SARA

Ta La Ta La

SIRI SIRI

Tất Rị Tất Rị

SURU SURU

Tô Rô Tô Rô

BUDDHAYA BUDDHAYA

Bồ Đề Dạ Bồ Đề Dạ

BODHAYA BODHAYA

Bồ Đà Dạ Bồ Đà Dạ

MAITRIYE

Di Đế Rị Dạ

NILAKANSTA

Na Ra Cẩn Trì

TRISA RANABHAYA MANE SAHAV

Địa Rị Sắt Ni Na Ba Dạ Ma NaTa Bà Ha

SITAYA SVAHA

Tất Đà Dạ Ta Bà Ha

MAHA SITAYA SVAHA

Ma Ha Tất Đà Dạ Ta Bà Ha

SITAYAYESHVARAYA SVAHA

Tất Đà Du Nghệ Thất Bà Ra Da Ta Bà Ha

NILAKANTHI SVAHA

Na Ra Cẩn Trì Ta Bà Ha

PRANILA SVAHA

Ma Ra Na Ra Ta Bà Ha

SHRISIMHAMUKHAYA SVAHA

Tất Ra Tăng A Mục Khứ Da Ta Bà Ha

SARVAMAHASASTAYA SVAHA

Ta Bà Ma Ha A Tất Đà Dạ Ta Bà Ha

CHAKRA ASTAYA SVAHA

Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ Ta Bà Ha

PADMAKESHAYA SVAHA

Ba Đà Ma Kiết Tất Đà Dạ Ta Bà Ha

NILAKANTEPANTALAYA SVAHA

Na Ra Cẩn Trì Bàn Đà Ra Dạ Ta Bà Ha

MOPHOLISHANKARAYA SVAHA

Ma Bà Rị Thắng Kiết Ra Dạ Ta Bà Ha

NAMO RATNATRAYAYA

Nam Mô Hắt Ra Đát Na Dạ Da

NAMO ARYA AVALOKITESHVARAYA SVAHA

Nam Mô A Rị Da Bà Lô Kiết Đế Thước Bàn Ra Dạ Ta Bà Ha

OM SIDDHYANTU MANTRAPATAYA SVAHA

Án Tất Điện Đô Mạn Đà Ra Ta Bà Ha. 

Giải thích những ghi chú trên:

(1) Bên Phạn ngữ có 3 chữ: Saddha Na Tasya, chữ đầu 2 âm, chữ giữa 1 âm, chữ chót 2 âm, vị chi 5 âm. Bên Hán văn có đủ 5 âm, nhưng không ghép được thành 3 tiếng mà rời rạc làm cho người đọc tưởng lầm là 5 âm khác nhau. Nếu là chữ Việt, chúng ta có thể tránh khuyết điểm này bằng cách dùng gạch nối liền như sau: Số-Đát Na Đát-Tả.

(2) Phạn văn chỉ có 3 chữ, nhưng bên Hán văn có tới 11 chữ vì không ghép được.

(3) Trong hàng này, cũng vậy: Phạn  văn có 2 chữ còn bên Hán văn có đến 10 chữ cũng vì không ghép được. Về sau còn nhiều trường hợp như thế, đây xin cử vài thí dụ để lưu ý qúy độc giả mà thôi.

(4) Nghi Thức Tụng Niệm của Tổng Hội P.G thiếu 5 chữ Na Ma Bà – Tát – Đá (Namo Pasattava). Trong kinh điển chữ Hán có.

Bây giờ chúng tôi xin thử bắt từ chữ Phạn phiên âm ra Việt Ngữ:

                  MA-HA         KU-RU-NA                    ĐA-RA-NI

Nghĩa:          (ĐẠI)             (BI)                (THẦN CHÚ)

Na-mô Rát-na-tra-da-da

Na-mô A-ri-da A-hoa-lô-ki-tếs- hoa-ra-da Bô-đi-sát-toa-da Ma-ha Sát-toa-da Ma-ha Ka-ru-ni-ca-da.

Om! Sa-va-la-va-ti Su-Đa Na Ta-si-da.

Na-ma  S-krit-toa  Ni-măn A-ri-a  A-hoa-lô-ki-tếs-hoa-ra

Lăn-ta-bờ-ha.

Nam-mô Ni-la-căn-tha S’ri-ma-ha-pa-ta-sa-mi Sạt-hoát- hoa-ta-su-băn A-si-dum Sạt-hoa-sát-toa.

Nam-mô Ba-sát-toa,

Nam-mô Ba-ga-ma-ba-tê Tu Tát-da-tha

Om! A-hoa-lo-ka Lô-Ka-tê Ka-la-ti I-si-ri Ma-ha Bô-đi-sát- toa Sa-bô Sa-bô Ma-ra Ma-ra Ma-si Ma-si Ri-đa-du Gu-ru Gu- ru Ga-ma-inh Đu-ru Đu-ru Ba si-da-ti Ma-ha Ba-si-da-ti Đa-ra Đa-ra Đi-ri-ni Soa-ra-da Ja-la Ja-la Ma-ha-Ba-ma-ra Mu - đi-li Ê-hiÊ-hi Si-na Si-na A-la-sinh-ba-la-sa-ri Ba-sa Ba-ninh, Ba- ra-sa-da Hu-lu Hu-lu B’ra-hu-hu Hu-lu Sờ-ri Sa-ra Sa-ra Si-ri Si-ri Su-ru Su-ru Bút-đa-da Bút-đa-da Bu-đa-da Bu-đa-da Mết- tri-da Ni-la-cẳn’s-ta Tri-sa Ra-na-ba-da Ma-nê Soa-ha.

Si-ta-da Soa-ha, Ma-ha Si-ta-da Soa-ha, Si-ta-da-dê Soa- ra-da Soa-ha, Ni-la-căng-thi Soa-ha, B’ra-ni-la Soa-ha,Sờ-ri- sim-ha-múc-kha-da Soa-ha, Sạt-hoa-ma-ha-sás-ta ya Soa-ha, Chắc-Cra ás-ta –da Soa-ha, Bát-ma-kết-ra-ya Soa-ha, Ni-la- căn-tê-băn-ta-la-da Soa-ha, Mô-phô-li-săn-ca-ra-da Soa-ha.

Na-mô Rát-na-tra-da-da.

Na-mô A-ri-a A-hoa-lô-ki-tếs-hoa-ra-da Soa-ha.

Om! Si-đi-dăn-tu Măn-tra-ba-ta-da Soa-ha.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Xem thêm