Thứ năm, 27/07/2023, 14:15 PM

Khi các nhà khoa học nghiên cứu về luân hồi, họ tìm thấy gì?

Trong nhiều năm qua, luôn có hàng loạt bằng chứng về những người nhớ được tiền kiếp từ nhiều quốc gia đã khiến cho các nhà khoa học phải lưu tâm. Họ quyết định nghiên cứu về hiện tượng Luân hồi một cách nghiêm túc, khách quan, không thiên lệch sang hướng phản bác tâm linh, cũng không dễ dãi mà kết luận vội vã.

Đứng đầu phong trào các nhà khoa học nghiên cứu về Luân hồi đó, không thể không nhắc đến Giáo sư tâm thần học Ian Stevenson (1918 -2007) chủ nhiệm khoa tâm thần học Đại học Virginia – Hoa Kì (1957-1967)Giáo sư Ian Stevenson đã bỏ hơn 40 năm để điều tra về khoảng 3000 trường hợp tuyên bố nhớ được tiền kiếp tại khắp các quốc gia trên thế giới. Với mỗi trường hợp, hoặc ông sẽ trực tiếp lên máy bay đến tận nơi để điều tra, hoặc nhờ các nhà khoa học cộng sự đến xác minh. Là một nhà khoa học có tên tuổi, đương nhiên phương pháp xác minh của ông cực kì logic và chặt chẽ, dựa trên các bằng chứng cụ thể, đối chiếu, so sánh, phân tích hết sức tỉ mỉ và chuyên nghiệp.

Và ông đã công bố những nghiên cứu của mình qua khoảng 300 bài báo và xuất bản 14 cuốn sách về luân hồi, như cuốn "Hai mươi trường hợp gợi ý về luân hồi "(1966), "Các trường hợp thuộc loại luân hồi" và "Châu Âu Các trường hợp của loại luân hồi" (2003). Công trình tâm huyết nhất của ông dài đến 2.268 trang, có tên "Tái sinh và Sinh học: Đóng góp cho căn nguyên của các vết bớt và khuyết tật bẩm sinh" (1997).

Lướt qua đôi nét sơ bộ như thế, để bạn hiểu rằng khoa học không phản bác Luân hồi, mà còn đang nghiêm túc nhìn nhận và nghiên cứu về Luân hồi như một quy luật khách quan của vũ trụ. Ở đây tôi không thể liệt kê hết hàng ngàn trường hợp mà giáo sư Ian Stevenson đã nghiên cứu cho bạn. Tất nhiên rồi, nó sẽ khiến cuốn sách này dày đến hàng ngàn trang, và làm bạn phát hoảng. Tôi chỉ có thể đơn cử một trường hợp thú vị để bạn tiện tham khảo.

Phi công Đức Quốc xã 

Vào khoảng cuối năm 1983, một bài báo đăng trên Woman’s Own được gửi đến Đại học Y khoa Virginia, Mỹ, nằm trên bàn làm việc của Giáo sư Ian Stevenson. Bài báo miêu tả về một cậu bé tên Carl Edon sinh ngày 29/12/1972 tại thành phố Middlesbrough, vùng Đông Bắc nước Anh.

Ngay từ nhỏ, cậu bé Carl Edon đã hay nằm mơ thấy những cơn ác mộng, và bật dậy la hét giữa đêm. Cậu kể với bố mẹ rằng cậu là một phi công Đức đã chết trong Thế chiến 2, máy bay của cậu bị rơi, cửa kính vỡ tan tành, chân phải cậu bị đứt lìa và mất máu đến chết.Bố mẹ cậu an ủi cậu rằng đó chỉ là mơ. Nhưng cậu thì khăng khăng cậu thực sự đã sống qua kiếp sống đó, và để chứng minh, cậu chỉ vào đùi phải, ở đó có những vết bớt lấm tấm màu đỏ. Tất nhiên bố mẹ cậu biết có vết bớt ở đó, xong không ngờ con trai lại lấy nó để chứng minh cho câu chuyện của cậu.-

Nó thực sự đã xảy ra - cậu bé quả quyết- Con đã chết. Một trong những động cơ của chúng con bị hỏng và con đã mở một cánh cửa để cố gắng thoát ra ngoài, nhưng chân phải của con đã không còn.Mọi chuyện chưa dừng lại, lên năm tuổi, mẹ cậu – bà Val ngạc nhiên khi cậu vẽ một bức tranh khá chỉnh chu, không hề nghệch ngoạc như những đứa trẻ vẽ tí nào. Trong hình là hình một con chim đại bàng dang cánh sang hai bên, phía dưới là một biểu tượng chữ vạn. Khi được mẹ hỏi về ý nghĩa bức vẽ, cậu hào hứng kể rằng, đây là phù hiệu không quân mà cậu từng đeo. (phù hiệu trên mũ phi công trong hình)

Mẹ cậu giật mình khi nhận ra, đó đúng là biểu tượng của Đức Quốc xã. Nhưng chưa, lần khác cả gia đình lại thêm một phen ngạc nhiên lớn hơn nữa. Khi Carl tròn 6 tuổi, bố cậu bé – ông Jim Edon tìm thấy một bức tranh vẽ mô tả cực kì chi tiết mọi thứ trong một buồng lái máy bay, với đầy đủ các loại đồng hồ, thiết bị đo đạc, và cần gạt, bố trí theo một trật tự rất chuyên nghiệp.

Thấy bố có vẻ quan tâm, Carl Edon kể rằng đây là hình vẽ bên trong buồng lái của một chiếc máy bay Messerschmitt. Rồi cậu chỉ cho ông vào một cái bàn đạp màu đỏ nằm phía dưới và giới thiệu, đây là tay cầm để thả bom. Bức tranh như một bằng chứng để bố mẹ tin rằng câu chuyện cậu đã kể là sự thật chứ không phải mơ.Nhưng ông Jim- bố cậu vốn là một người theo đạo Thiên Chúa không tin có luân hồi. Ông phải tìm cho ra sơ hở để bác bỏ câu chuyện của con trai. Ông hỏi:

- Vậy con đã mặc đồng phục gì ?

- Quần dài màu xám, nhét vào đôi bốt da cao đến đầu gối và áo khoác đen - Carl trả lời không chút do dự.

Vài ngày sau, Jim cầm bức tranh của con trai đến thư viện thành phố Middlesbrough để tìm cho ra sơ hở. Ông đinh ninh rằng ông đã tìm ra, vì với những gì ông nhớ, thì Messerschmitt không phải máy bay ném bom, nó chỉ là một chiếc máy bay chiến đấu. Ông tìm kiếm mọi loại sách về không quân Đức Quốc xã mà thư viện có để tra cứu.Ruốt cuộc, sự thật đã làm ông thất vọng. Một cuốn sách có in hình chi tiết bên trong của chiếc máy bay Messerschmitt, với đồng hồ, cần gạt, phù hiệu… đúng như tranh mà con trai ông - Carl Edon vẽ, và nó đúng là một chiếc máy bay ném bom. Đồng phục của phi công cũng đúng như Carl nói: quần dài màu xám, nhét vào đôi bốt da cao đến đầu gối và áo khoác đen.Jim sốc thực sự, hóa ra chính ông mới là người phải thay đổi quan điểm. Ông đành chấp nhận rằng, con trai ông có một tiền kiếp là một phi công Đức đã tử nạn, ngoài ra không còn cách lí giải nào khác.

Xu hướng tìm kiếm từ khoá 'tái sinh, luân hồi' tăng trong 5 năm qua

Mọi chứng cứ đã xác thực những lời kể của Carl Edon là sự thật, cậu chính là phi công Heinrich Richter đầu thai.

Mọi chứng cứ đã xác thực những lời kể của Carl Edon là sự thật, cậu chính là phi công Heinrich Richter đầu thai.

Vài năm sau, Carl Edon vẫn tiếp tục kể lại tiền kiếp của mình với nhiều chi tiết hơn, về nơi cậu đã sinh ra và lớn lên - một ngôi làng ẩn mình giữa những ngọn đồi trong rừng ở Đức. Tên bố cậu ở tiền kiếp là Fritz, còn tên mẹ thì không thể nhớ được, chỉ biết rằng bà đeo một cặp kính cận rất lớn, với mái tóc đen được búi chặt lại phía sau. Từ nhỏ, cậu đã được bố mẹ phân công làm việc nhà, chặt gỗ và đẩy về nhà bằng xe rùa, nếu không sẽ phải đối mặt với cơn giận của mẹ.

Lớn lên, cậu và các anh em trong nhà đều nhập ngũ. Trong quân ngũ, cậu và đồng đội sống trong doanh trại, với rất nhiều túp lều nhỏ xếp thành hàng, với hội trường có treo hình Hitler, và mọi người lấy nước từ máy bơm.

Và chi tiết quan trọng nhất, vào ngày mà cậu chết, khi đó cậu 23 tuổi, trong lúc chiến đấu, máy bay trúng đạn, động cơ hỏng và nó bắt đầu rơi nhanh về phía các tòa nhà dưới mặt đất. Cậu đang ở trong buồng lái, cảm nhận được sự rung lắc dữ dội của thân máy bay. Cậu không thể thoát ra vì chân phải đã bị đứt lìa, máu tuôn xối xả. Rầm ! Một vụ va chạm rất mạnh, cậu thấy các mảnh kính văng khắp nơi, còn cậu bị kẹt trong đó, thương tích đầy mình và chảy máu đến chết.

Không chỉ miêu tả các sự kiện kiếp trước, Carl còn tiên đoán kiếp này, giống như kiếp trước, cậu sẽ chỉ sống chưa đến 25 tuổi. Như vậy, cậu từ một phi công Đức tham gia ném bom xuống nước Anh, bị tử trận ở đây, rồi 30 năm sau, lại đầu thai thành một người Anh.Giáo sư Stevenson sau khi đọc kĩ bài báo, đã cử một cộng sự là Tiến sĩ Nicholas McClean-Rice, đến phỏng vấn Carl. Tuy nhiên, với những dữ liệu trên thì chưa khẳng định được điều gì, vì còn phải tìm ra tung tích của người phi công Đức đó để đối chiếu, mà việc đó thì lại quá khó, nên trường hợp của Carl Edon đành gác lại đến nhiều năm sau.Mùa hè năm 1995, Carl Edon chết trong một vụ ẩu đả, bị đâm 37 nhát dao, đúng như khoảng thời gian mà cậu đã dự đoán từ nhỏ. Câu chuyện của cậu có lẽ sẽ chìm vào quên lãng, nếu như không có một sự kiện xảy ra vào 2 năm sau.Tháng 11/1997, các công nhân của cơ quan cấp nước Northumbrian đang đào một đường ống dẫn nước thải tại một địa điểm ở Clay Lane, cách hộp tín hiệu Grangetown vài dặm, thì phát hiện ra một xác máy bay. Vì sợ xung quanh có bom chưa nổ, nên quân đội được gọi đến xử lí.

Vài hôm sau, một đội chuyên gia xử lý bom từ RAF Wittering gần đó bắt đầu khai quật hiện trường. Chiếc máy bay được đào lên, được xác định là một máy bay ném bom Messerschmitt, thuộc một đơn vị Không quân Đức Quốc xã, căn cứ tại Schiphol, Hà Lan.

Kiểm tra nhanh các hồ sơ lưu lại từ những năm còn chiến tranh, cho thấy đó là chiếc máy bay đã rơi vào tối ngày 15/01/1942 sau khi trúng đạn gần bờ biển và va chạm với một quả khinh khí cầu, trong máy bay là một tổ đội 4 phi công. Sau khi máy bay rơi, quân đội Anh đã lấy ra 3 thi thể phi công, còn một thi thể nữa bị kẹt không lấy ra được, nên người ta đã chôn luôn cùng chiếc máy bay, để nhanh chóng nối lại giao thông.

Thi thể thứ 4 vẫn nằm đó cho đến tận ngày nay, lục hồ sơ, người ta xác định được danh tính, là của xạ thủ máy bay, Heinrich Richter. Khi mọi người đào lên, thấy nó khá hoàn chỉnh, trừ một chi tiết : xương đùi phải đã tách lìa khỏi cơ thể, chứng tỏ phi công này đã bị đứt rời chân trước khi chết.

Ngoài ra, họ còn phân tích thêm một chi tiết, phi công này đang ngồi ở vị trí xạ thủ, nằm trong một quả cầu thủy tinh phần dưới máy bay. Khi va trạm, quả cầu thủy tinh đã vỡ tan thành nhiều mảnh vụn. Các chi tiết trên đều ăn khớp với câu chuyện mà Carl Edon đã kể, khi máy bay rơi, cậu bị đứt lìa chân phải, và thấy hàng ngàn mảnh kính vỡ.

Sau này, nhà sử học Bill Norman của Middlesbrough, một người cũng rất quan tâm đến sự việc luân hồi của Carl Edon, đã tìm được gia đình của phi công Heinrich Richter ở Đức, và xác minh được những chi tiết mà Carl kể về gia đình tiền kiếp đều ăn khớp với Heinrich Richter. Đến đây, mọi chứng cứ đã xác thực những lời kể của Carl Edon là sự thật, cậu chính là phi công Heinrich Richter đầu thai.Ông hỏi xin một bức ảnh của anh ta. Khi đối chiếu hai bức ảnh chụp của Heinrich Richter với Carl Edon, người ta không khỏi kinh ngạc. Họ giống nhau đến kì lạ, chẳng qua Heinrich gầy hơn Carl mà thôi. 

Bạn nghĩ như thế nào về những bằng chứng thực tế đã xảy ra này ? Lí thuyết nào, tư tưởng nào còn đứng vững được sau những bằng chứng trên ? Nếu như họ Carl Edon, cũng như hàng ngàn người nhớ tiền kiếp khác, họ đã chết rồi, xong lại đầu thai trở lại. Vậy còn chúng ta, cũng như tất cả mọi người khác liệu có như vậy không ?

Xin thưa: CÓ !

Và có khá nhiều tôn giáo, học thuyết vẫn đứng vững trước những bằng chứng trên. Vì họ từ ngàn xưa đã khẳng định chết không phải hết, cũng không phải sẽ đến một cõi nào đó sống mãi mãi, mà là luân hồi chuyển kiếp. Đứng đầu khẳng định cho quy luật Luân hồi, đó là đạo Phật.

Hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tuyên bố rằng: mọi chúng sinh đều sẽ luân hồi vô số kiếp qua lại trong 6 cõi luân hồi. Không chỉ tuyên bố, mà Ngài còn dạy cho các đệ tử phương pháp tu hành để có thể khai mở được khả năng nhìn thấu được tiền kiếp, gọi là túc mạng thông. Hàng ngàn đệ tử Phật đã đạt được khả năng như thế, như ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiện Liên, A Nan .v.v…Tiếp đến phải kể đến Ấn Độ Giáo, Kỳ Na giáo, đạo Sikh, đạo Do Thái theo trường phái Kabbalah, Lão giáo v.v… và đặc biệt, người ta thường cho rằng Thiên Chúa Giáo không tin có luân hồi, nhưng không ngờ, chính chúa Jesus lại nói về điều này trong Phúc Âm. Một lần, nhân nói về một nhà tiên tri tên là John Tẩy Giả, chúa Jesus bảo với các môn đệ rằng: "Thầy nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông John Tẩy Giả. (…) Và nếu ai tin lời Thầy, thì ông John Tẩy Giả chính là Elijah, người phải đến. Ai có tai thì nghe." (Mathew 11, 2-11)

Elijah là một vị ngôn sứ thời Vua Ahab (874- 853 TCN) đã qua đời gần 900 năm trước thời chúa Jesus. Trong câu nói trên, rõ ràng Chúa nói vị ấy đã đầu thai thành John Tẩy Giả - một người đang sống cùng thời với Chúa. Một lần khác, ông Nicodemo, một người thuộc nhóm Phariseu đến và hỏi Chúa:

- Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được? Không lẽ người đó có thể vào bụng mẹ để sinh ra lại sao?.Chúa Jesus trả lời:

-Thật như vậy. Tôi bảo thật ông: không ai có thể vào nước trời nếu không sinh trở lại.

Vì sao lại có một sự thống nhất giữa các nhà tư tưởng cách xa nhau không gian hàng vạn km và thời gian hàng thế kỉ như vậy?

Đơn giản, bởi vì rằng Luân hồi là một sự thật. Hơn nữa, sự thật ấy lại là một quy luật xảy ra với tất cả mọi người. Vậy nên sớm hay muộn, không ở đây thì ở kia, người ta sẽ khám phá ra quy luật ấy.

Tuy nhiên, một cản trở khiến con người không biết được rằng minh vẫn đang luôn luân hồi chuyển kiếp, đó là vì khi sinh ra, đại đa số sẽ quên hết kí ức về tiền kiếp. Nhưng quên đâu có nghĩa là không xảy ra ? Hầu hết mọi người đều đã quên đi những kí ức khi bản thân vừa mới lọt lòng sinh ra một ngày, một tháng, một năm tuổi. Không lẽ vì thế có thể kết luận rằng mình không hề được sinh ra ?

Giống như đa số các bạn, tôi - Quang Tử cũng không nhớ được kiếp trước mình ra sao cả. Tuy nhiên, trước quá nhiều bằng chứng xác thực như vậy, muốn hay không thì tôi cũng phải thừa nhận rằng: luân hồi là một quy luật vũ trụ đã – đang – và sẽ chi phối tất cả chúng ta, không có ngoại lệ.

Trải qua hàng ngàn năm biến cố, con người ta có nơi tin vào điều đó, có nơi lại không. Nhưng việc có tin hay không tin của con người chẳng làm thay đổi gì đến quy luật vũ trụ. Luân hồi vẫn cứ luôn diễn ra, chi phối mọi người, mọi chúng sinh, bất chấp là người ta có nhớ được tiền kiếp hay đã quên tất cả. Giống như việc có hay không có những người bị mù, ánh sáng và màu sắc vẫn luôn tồn tại.

Một lần nữa, hàng ngàn trường hợp người nhớ tiền kiếp được Giáo sư Ian Stevenson cùng các đồng nghiệp nghiên cứu, thẩm định suốt 40 năm về luân hồi chuyển kiếp, lại đã khẳng định thêm điều đó.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm