Thứ tư, 26/08/2020, 09:32 AM

Khi hạnh phúc đến từ sự biến mất

"Đừng đọc cuốn sách này nếu bạn muốn là một ai đó, bởi vì nó sẽ biến bạn thành không ai cả, một thứ vô ngã” – Tác giả Ajahn Brahm viết trong lời dẫn nhập cuốn sách “Hạnh phúc đến từ sự biến mất”.

Bát Chính Đạo - Con đường đưa đến hạnh phúc viên mãn

Là sư trụ trì của tu viện Bodhiyana (Giác Thừa) và là Giám đốc tâm linh của Hiệp hội Phật giáo Tây Úc, Ajahn Bram không chỉ là một vị sư, người thầy dẫn dắt tâm linh của hàng ngàn Phật tử, ông còn là tác giả của rất nhiều đầu sách về Phật giáo và thiền định có ảnh hưởng đến Phật tử khắp nơi trên thế giới.

Trong “Hạnh phúc đến từ sự biến mất”, nhà sư Ajahn Brahm chia sẻ những trải nghiệm và suy nghĩ của mình về con đường đi tìm hạnh phúc vĩnh hằng. Đó chính là con đường chánh niệm, diệt trừ cái tôi, trở nên “vô ngã” của Đức Phật từ ngàn xưa.

Phật Giáo cho rằng bản chất của con người là "vô ngã" - không có cái tôi. Trở về với bản chất “vô ngã”, con người mới đạt được trạng thái hạnh phúc vĩnh hằng. Nhưng con người cũng tồn tại “ngũ uẩn”- là những thứ ta cảm nhận, tri giác, thiên kiến. Chính “ngũ uẩn” tạo nên những thế giới quan khác nhau, từ đó tạo nên những bản ngã khác nhau. “Ngũ uẩn” nhào nặn nên số phận và tính cách, đặc điểm của từng con người.

Cuốn sách

Cuốn sách "Hạnh phúc đến từ sự biến mất" gồm 11 chương, bao gồm các chương: Hướng tâm vào hiện tại, Cảm nhận sự an lạc, Chứng giác Tuệ minh sát…

Nghe theo lời Phật để hạnh phúc hơn mỗi ngày

Có bao giờ bạn tự hỏi, nếu một người có thể hiểu được tất cả ký ức; nhìn được góc nhìn, cảm nhận được cảm xúc của tất cả những người khác thì bạn sẽ là ai? Có lẽ ta sẽ chẳng còn là "ai" cả - “vô ngã”. Phải chăng, đó là trạng thái "đắc đạo"?

Với nhà sư Ajahn Brahm, chìa khóa để mở cánh cửa hạnh phúc vĩnh hằng chính là sự biến mất. Với nhà sư, biến mất không phải là một sự trốn tránh mà là khi tâm định và an ổn – bạn bắt đầu hiểu về “vô ngã” thì tự thân sẽ biết cách buông bỏ. Từ buông bỏ - “biến mất”, bạn sẽ nhận thấy sự an bình và tự do, từ đó tận diệt bể khổ.

Với “Hạnh phúc đến từ sự biến mất”, nhà sư Ajahn Brahm không đem đến một quyển cẩm nang hay sách hướng dẫn những điều cần làm để đạt được hạnh phúc cho độc giả. Vị tu sĩ phương Tây cũng không đưa ra chỉ dẫn từng bước việc hành thiền như một số cuốn sách trước của nhà sư. Thay vào đó, nhà sư Ajahn Brahm chỉ đơn giản đưa ra những lời chia sẻ, những mô tả về cách một người quay trở về với bản chất “vô ngã” của mình.

Đối diện với những biến cố trong cuộc sống, với vòng sinh tử luân hồi, ta trở nên lo lắng, sợ hãi, bất an, đau khổ trước những sự thay đổi.  Nhưng ta có tự hỏi, vì cớ nào mà mình trở nên đau khổ, sợ hãi?

Nhà sư Ajahn Brahm sinh năm 1951 ở London, nước Anh, tốt nghiệp vật lý lý thuyết đại học Cambridge.

Nhà sư Ajahn Brahm sinh năm 1951 ở London, nước Anh, tốt nghiệp vật lý lý thuyết đại học Cambridge.

Tưởng vô thường, tưởng vô ngã, thoát mọi khổ đau

Đó là vì ta thường nghĩ đến mình và sợ mất đi những thứ “của mình”. Đối với nhà sư Ajahn Brahm, chìa khóa để mở cánh cửa hạnh phúc vĩnh hằng và bình an chính là buông bỏ. Biến mất là dứt bỏ tất cả mọi thứ, không chuốc thêm vật chất hay giành giật địa vị. Khi ta dứt bỏ cái gì đó, dứt bỏ thật sự thì nó biến mất. Đó là sự biến mất từ trong ra ngoài, sự biến mất của cái tôi – bản ngã. Dứt bỏ cái tôi thì ta dứt bỏ được tất cả phù phiếm, ảo ảnh bên ngoài; dứt bỏ được những nỗi đau, lo lắng thua thiệt đi kèm nó. Từ đó, ta tìm được bình yên thực sự, tìm được niềm hạnh phúc bất diệt.

Điểm đặc biệt của cuốn sách “Hạnh phúc đến từ sự biến mất” là nhà sư Ajahn Brahm không chủ tâm đem đến một quyển cẩm nang hay sách hướng dẫn hành thiền theo từng bước. Thay vào đó, nhà sư Ajahn Brahm chỉ đơn giản đưa ra những lời chia sẻ, những mô tả về con đường quay trở về bản chất “vô ngã” của một người. Đây là những lời chia sẻ minh triết, đi thẳng vào trọng tâm, tháo gỡ những thắc mắc, băn khoăn của các thiền sinh, tu sĩ.

Cuốn sách "Hạnh phúc đến từ sự biến mất" gồm 11 chương, bao gồm các chương: Hướng tâm vào hiện tại, Cảm nhận sự an lạc, Chứng giác Tuệ minh sát… Ở mỗi chương, tác giả chia sẻ các vấn đề, trải nghiệm mà thiền sinh thường đối mặt trong quá trình thiền định. Thông qua những trải nghiệm cũng như chứng ngộ của mình, nhà sư Ajahn Brahm không chỉ giúp các thiền sinh vượt qua những trở ngại này, mà qua cuốn sách, nhà sư Ajahn Brahm còn cung cấp một tấm gương soi, lộ trình với các dấu mốc để thiền sinh “lần theo”, biết được mình đang đi đúng hướng theo con đường mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi qua hơn 2.500 năm trước.

Cuốn sách có lẽ sẽ gây một chút khó khăn với những người mới tìm hiểu về Phật giáo, khi đề cập khá nhiều điển tích, thuật ngữ bằng tiếng Phạn.

Cuốn sách có lẽ sẽ gây một chút khó khăn với những người mới tìm hiểu về Phật giáo, khi đề cập khá nhiều điển tích, thuật ngữ bằng tiếng Phạn.

Đức Phật phá tất cả kiến chấp đối đãi sai biệt của hiện tượng giới để chỉ cho chúng sinh thấu đạt vô ngã

Nhà sư Ajahn Brahm là một tu sĩ Phật giáo, là trụ trì của tu viện Giác Thừa (Bodhiyana), vì vậy những chiêm nghiệm của tác giả trong cuốn sách không đơn thuần là lời chia sẻ của một thiền sinh có kinh nghiệm đi trước, mà đó là những tri thức được đúc kết qua con mắt tinh tường và trí tuệ của một bậc chân tu am hiểu Phật pháp, tường tận giáo lý Phật giáo.

Trong “Hạnh phúc đến từ sự biến mất”, nhà sư Ajahn Brahm trích tại nhiều điển tích, lời dạy của Đức Phật. Nhà sư giảng giải, chia sẻ những câu chuyện về thiền định và hành trình giác ngộ từ nhiều phía một cách chân thực, đôi khi có chút hài hước. Cuốn sách có lẽ sẽ gây một chút khó khăn với những người mới tìm hiểu về Phật giáo, khi đề cập khá nhiều điển tích, thuật ngữ bằng tiếng Phạn. Tuy nhiên, cuốn sách thực sự là một sự lựa chọn sáng suốt cho những ai đang nghiêm túc dấn thân vào con đường thiền định, tìm hiểu sâu sắc về Phật giáo.

Nhà sư Ajahn Brahm sinh năm 1951 ở London, nước Anh, tốt nghiệp vật lý lý thuyết đại học Cambridge. Năm 1974, dưới sự dẫn dắt của tu sĩ nổi tiếng Ajahn Chah, ông trở thành tu sĩ Phật giáo ở Thái Lan. Ngày nay, nhà sư Ajahn Brahm là người hướng dẫn tâm linh được tôn kính và là tu viện trưởng của tu viện Bodhiyana (Giác Thừa) thu hút hàng ngàn người tới các buổi thuyế giảng sáng tạo và sâu sắc của mình. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về Phật Giáo với hàng chục ngàn bản in

Xem thêm video "Hoa sen và thuyết luân hồi của Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm