Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đức Phật phá tất cả kiến chấp đối đãi sai biệt của hiện tượng giới để chỉ cho chúng sinh thấu đạt vô ngã

Người học Phật thường được dạy là phải phá ngã chấp, bởi cái ngã làm chúng ta nổi chìm trong biển phiền não, sinh tử luân hồi. Nếu ngã chấp không còn thì bất cứ lúc nào và bất cứ ở nơi đâu cũng là Niết-bàn. Vậy ngã và ngã chấp là gì, và làm sao để phá ngã chấp đạt được vô ngã.

Ngã có ý nghĩa là Ta, Tôi, hay mình, và Ngã sở là của ta, của tôi hay của mình. Phàm phu chúng ta thường hiểu ngã là ta được lập thành từ năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Đức Phật thấy chúng sinh chấp có ngã và ngã sở, nên tùy thuận nương theo đó mà giải thích rằng: “như hai bàn tay vỗ vào nhau liền sinh ra tiếng”. Cũng như vậy, “Ngã là tổ hợp của năm uẩn-nghiệp và ái” rồi sau đó Ngài mới giải thích cho họ hiểu rằng cái yếu tố lập thành ngã đi từ ‘sắc’ đến ‘thức’ của năm uẩn, đến nghiệp và ái đều chẳng phải là ngã.

Đức Phật giảng rằng: Không có ngã và cũng không có ngã sở, chính cái ngã đó là “vọng ngã” nhưng phàm phu chúng sinh mê chấp thân mình là thật...

Đức Phật giảng rằng: Không có ngã và cũng không có ngã sở, chính cái ngã đó là “vọng ngã” nhưng phàm phu chúng sinh mê chấp thân mình là thật...

Bài liên quan

Đức Phật giảng rằng: Không có ngã và cũng không có ngã sở, chính cái ngã đó là “vọng ngã” nhưng phàm phu chúng sinh mê chấp thân mình là thật cho nên yêu mến thân mình, bênh vực ý tưởng của mình, bảo vệ những sở hữu của mình như: nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, vợ con… Chính vì cái chấp ngã này mà sinh ra trăm ngàn phiền não, khổ đau đọa lạc trong biển sinh tử luân hồi.

Xét về Ngã, chúng ta thấy có ít nhất 4 hình thái về chấp ngã: 

1-Chấp thân ngũ uẩn này là Ta (chấp ngã).

2-Chấp thân ngũ uẩn này của Ta (chấp ngã sở).

3-Chấp cái thân ngũ uẩn này không phải là Ta, cũng không phải của Ta mà trong cái ta có cái Thân, và trong cái thân có cái ta.

4-Chấp vũ trụ là Ta, ta là vũ trụ, vũ trụ là thường trụ, là vĩnh cửu.

Khi nói đến chấp, chúng ta phải biết là có hai thứ chấp: chấp ngã và chấp pháp. Vì hai thứ “chấp” này mà còn thì người ta không được sáng suốt. Ngã chấp là không nhận biết cái thân con người là do ngũ uẩn tạm thời hòa hợp, mà chúng ta cứ cho là có cái “thân” này thật, và do đó sinh ra phiền não, mê vọng, vui buồn, khổ đau. Còn chấp Pháp là không biết tất cả pháp là do nhân duyên mà sinh ra: tất cả như ảo, như hóa, thoạt có, thoạt không và vốn dĩ không trường tồn, vĩnh hằng. Thế mà ta cứ chấp là có thật, là trường tồn mãi mãi…

Có quan niệm cho rằng những phiền não khổ đau của con người đều do cái tư tưởng nhìn nhận có cái Ta, tức là ngã tưởng (Perceptionof selt) phát sinh và muốn diệt trừ Ngã tưởng này là phải dùng phép đối trị bằng pháp tưởng, tức là phép quán chiếu về pháp, vì họ cho rằng không có ngã nhưng có pháp. Cái ta không có nhưng có những cái tư tưởng làm thành cái ta. Khi quán chiếu như vậy mới thấy không phải cái ngã của mình có sinh có diệt mà chỉ có sự sinh diệt của các pháp.

Theo quan niệm này, không chấp vào ngã, nhưng lại còn kẹt vào pháp. Họ cho rằng các pháp tu là vô thường, là vô ngã, chính điều này làm cho con người khổ đau. Chính sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là các pháp điên đảo, vì vậy, phải xa lìa chúng để có một cảnh giới không có phiền não khổ đau, cảnh giới đó là Niết-bàn.

Niết-bàn thực sự chính là Đại Niết-bàn, Ngã thực sự chính là Đại ngã, là Chân ngã. Nó gồm đủ bốn đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Còn cái ngã của phàm phu thì có đủ bốn tính xấu: vô thường, vô lạc, vô ngã và bất tịnh.

Niết-bàn thực sự chính là Đại Niết-bàn, Ngã thực sự chính là Đại ngã, là Chân ngã. Nó gồm đủ bốn đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Còn cái ngã của phàm phu thì có đủ bốn tính xấu: vô thường, vô lạc, vô ngã và bất tịnh.

Bài liên quan

Nhưng theo quan điểm của Phật giáo Đại thừa, thì các pháp, các yếu tố tạo cho chúng ta một ý tưởng về ngã cũng không có. Ngã cũng không mà pháp cũng không, và Niết-bàn nói ở trên cũng chỉ là Niết-bàn hóa thành, chưa phải là Niết-bàn thật sự.

Đức Phật dạy: “Này thiện nam tử! Như người đời nói: có biển, có biển lớn, có sông, có sông lớn, có núi, có núi lớn…Niết-bàn cũng như vậy: có Niết-bàn và có Đại Niết-bàn. Thế nào là Đại Niết-bàn? Như người ta đói lòng được chút ít cơm thôi, được gọi là vui. Như người bệnh được lành thôi, được gọi là an vui…Tất cả sự an vui trên, cũng gọi là Niết-bàn, nhưng chẳng được gọi là Đại Niết-bàn vì còn trong phạm vi tương đối. 

Như thế, Niết-bàn thực sự chính là Đại Niết-bàn, Ngã thực sự chính là Đại ngã, là Chân ngã. Nó gồm đủ bốn đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Còn cái ngã của phàm phu thì có đủ bốn tính xấu: vô thường, vô lạc, vô ngã và bất tịnh.

Tứ “đại” của Đại bát Niết-bàn không có nghĩa là to lớn mà là chẳng thể cân lường, chẳng thể nghĩ bàn. Tứ “đại” trong chữ Đại ngã chẳng phải là cái ngã to tướng, chẳng phải là cái Đại ngã trong Upanisatl mà là Đại tự tại.

Đại tự tại vì có tám điều tự tại:

1. Có thể thị hiện vi trần thân,

2. Thị hiện đầy ắp cõi Đại thiên,

3. Có thể đem thân khắp cõi đại thiên này bay lên hư không nhẹ nhàng như đến nơi hằng hà sa thế giới mà không chướng ngại,

4. Thân Như Lai thường mở một cõi mà làm cho tất cả chúng sinh ở các cõi khác đều thấy,

5. Sáu căn đều tự tại,

6. Chứng được tất cả các pháp,

7. Diễn thuyết tự tại,

8. Như Lai khắp đầy tất cả chỗ như hư không.

Đại Bát Niết-bàn cũng là Phật tính, là Trung đạo.

Đại Bát Niết-bàn cũng là Phật tính, là Trung đạo.

Đại Bát Niết-bàn cũng là Phật tính, là Trung đạo. Bởi chúng sinh chẳng thấy được Phật tinh nên là vô thường, vô lạc, vô ngã và vô tịnh. Và cái Phật tính đó, cái Đại Niết-bàn đó vẫn thường hằng ở nơi chúng sinh, nhưng từ xưa đến nay chúng sinh bị vô lượng phiền não che phủ nên không thấy được.

Như vậy, bằng cách nào để chúng ta có thể đến được cảnh giới Niết-bàn thật sự? Đó là phải lìa tất cả khái niệm, khái niệm về ngã và ngã sở, về có và không, về thường và đoạn, về trong và ngoài phải vượt thoát mọi đối đãi của thế giới hiện tượng như thiện ác, tốt xấu, có không, sinh tử, Niết-bàn để làm cho tâm trở nên thanh tịnh. Nếu chấp có tức là thường kiến, chấp không tức là đoạn kiến, chấp cũng có, cũng không tức là biên kiến và chấp chẳng có, chẳng không tức là không kiến.

Trong Trung Quán luận kệ số 360 và 361 viết rằng:

Nhân duyên sở sinh pháp

Ngã thuyết tức thị không

Diệc danh vi giả danh

Diệc tức Trung đạo nghĩa

Vị tằng hữu nhất pháp

Bất tòng nhân duyên sinh

Thị cố nhất thiết pháp

Vô bất thị không giả.

Tạm dịch:

Các pháp do duyên sinh

Ta nói tức là không

Cũng gọi là giả danh

Cũng là nghĩa Trung đạo.

Chưa từng có một pháp

Chẳng từ nhân duyên sinh

Thế nên tất cả pháp

Đều là không hết thảy.

Nghĩa là tất cả vạn pháp trong thế giới này đều do nhân duyên sinh khởi, và do nhân duyên sinh ra tức cũng do nhân duyên mà hoại diệt, nên không tự tính. Vì không tự tính nên tất cả đều là không. Nếu vạn sự vạn vật có tự tính thì sự ấy, vật ấy không cần phải đợi cái duyên hòa hợp với sinh hay diệt. Vì không có tính cách cố định nên gọi là không, và cũng vì không nên vạn sự, vạn vật mới sinh khởi và hoại diệt.

Trung đạo nghĩa là siêu việt ý niệm có và không.

Trung đạo nghĩa là siêu việt ý niệm có và không.

Bài liên quan

Không ở đây chẳng nên hiểu lầm là tất cả rỗng không, không có gì hết.  Vạn pháp sinh diệt lệ thuộc bởi nhân duyên; mà nhân duyên sinh và nhân duyên diệt đều không thật chỉ là tạm nên gọi là giả danh, giả có. Tất cả vạn sự vạn pháp đó cũng chỉ là giả danh và cũng chính là nghĩa của Trung đạo vậy.

Trung đạo nghĩa là siêu việt ý niệm có và không. Không giả danh và Trung đạo là ba tên gọi của một thực tại. Nhưng khi đề cập đến một thực tại, một tên gọi cũng bao hàm hai tên gọi kia, ví dụ: cái xe hơi trước mặt là do sự tổ hợp của nhiều yếu tố và được gọi là, hay đặt tên là. Nó là giả danh tạm gọi để phân biệt với cái thứ khác, chính nó là không thật và cũng là trung đạo.

Đối với ngã, ngã sở và ngã chấp, chúng ta nên hiểu chúng cũng chỉ là những khái niệm, được lập thành bởi nhiều yếu tố và do nhân duyên hòa hợp. Do nhân duyên hòa hợp nên chúng không có tự tính và vì thế nó là không. Thấy được bản chất của cái Ngã là “không” tức chúng ta cũng không thấy được bản chất của Niết-bàn là không là Trung đạo. Cái không siêu việt mọi phạm trù có và không như là một phương tiện phá trừ tất cả kiến chấp, thiên kiến cũng như tà kiến vượt thoát mọi thứ ngã chấp và pháp chấp; nguyên nhân của phiền não khổ đau và sinh tử luân hồi.

Con đường của Phật dạy là con đường Trung đạo, con đường này không phải “lane” giữa một sa lộ có ba “lane” mà là con đường vượt thoát cái thấy đối đãi sai biệt của thế giơi hiện tượng. Phật tùy theo căn duyên chúng sinh mà giảng giải; thấy chúng sinh chấp vào Ngã tức là chấp vào thường, Phật nói đừng chấp vào thường.

Khi nghe Phật nói vậy chúng sinh lại chấp vào đoạn và cứ như thế Phật phá tất cả kiến chấp của chúng sinh để dẫn chúng sinh đến một cái không thể nghĩ bàn được, mà cái đó chính do chúng sinh phải tự kinh nghiệm (tức trải nghiệm) nó.

Viết đến đây, ta bỗng nhớ tới câu triết học Tây phương “Là nó, nhưng không phải là nó, mới là nó” - câu triết học này cũng đã chạm gần đến vô ngã của Phật giáo.

--------------------------------------

Tài liệu tham khảo:

- Vô ngã vô ưu – Tác phẩm của Ní sư Ayy kho ma (người Đức). Với bộ ba tác phẩm: Vô ngã vô ưu, khi nào chim sắt bay, ốc đảo tự thân. Cuốn Vô ngã vô ưu được bình chọn và được giải dành cho sách Phật giáo hay nhất do Chrismas Humphreys Awand –bình chọn. Dịch giả Lý Thu Linh (Nxb Phương Đông- ấn hành 2008)

- Bài: Ý nghĩa vô ngã trong đạo Phật của Hoàng Liên Tân (Tạp chí nghiên cứu Phật học-số 2 (70) 2004).

- Tám quyển sách quý - Cố HT Thích Thiện Hoa (Thành hội PG TP HCM - Ấn hành PL 2534, DL: 1990)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Nghiên cứu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Nghiên cứu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Nghiên cứu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Xem thêm