Khi kinh doanh có cần thờ Thần Tài để có sự lợi lạc may mắn hay không?

Nhiều người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh băn khoăn: Có cần phải thờ Thần Tài không? Liệu có ông Thần Tài thật không? Và việc thờ Thần Tài có thực sự mang đến lợi lạc không?

ngay via than tai 4

Ước nguyện “buôn may bán đắt” từ xa xưa đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với người kinh doanh. Từ ước muốn đó, cho đến lúc đạt được thành quả trong kinh doanh là cả một tiến trình, đôi lúc, không liên hệ gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng.

Theo tinh thần Phật giáo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc của Thần tài và quan niệm của Phật giáo về việc thờ Thần Tài trong kinh doanh.

Nguồn gốc của Thần Tài

Bài liên quan

Tín ngưỡng Thần Tài mà người Việt Nam đang thờ phụng có gốc rễ từ Trung Quốc. Hình tượng của Thần Tài thường được biết là người đàn ông mặt đen, râu rậm, tay cầm roi cưỡi cọp đen. Vì ngộ nhận rằng Thần Tài có khả năng ban phát sự may mắn trong kinh doanh, người buôn bán thường thờ ông với tư cách là Tài Bạch tinh quân. Bàn thờ ông Thần Tài được tôn trí ở góc nhà, thường là một khảm thờ, sơn son thếp vàng, phía trong khảm có bài vị bằng giấy đỏ, viết bằng mực nhũ kim với hàng như sau:“Ngũ phương Ngũ thổ Long thần’

“Tiền hậu Địa chủ Tài thần”

Hai bên bài vị có câu đối chữ Hán, mỗi vế 5 chữ: “Thổ Địa sanh bạch ngọc, Địa khả xuất hoàng kim’”, tạm dịch là “Thổ Địa sinh ngọc trắng, Đất xuất hiện vàng ròng”.

Có truyền thuyết cho rằng Thần Tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần, Trung Quốc, trốn đời đi tu tại núi Chung Nam. Tương truyền, sau khi đắc đạo, Thần Tài Triệu Công Minh thường cứu bệnh, trừ tà, giải hàm oan, ban lộc may mắn trong kinh doanh.

Rõ ràng, tín ngưỡng Thần Tài chỉ là niềm tin tồn tại trong nhân gian Trung Quốc, ảnh hưởng đến giới kinh doanh và thường dân Việt Nam từ nhiều thế kỷ.

Theo triết học Phật giáo, sau khi chết, tâm thức người chết tiếp tục đầu thai do tổng thể nghiệp dẫn dắt. Thời gian đầu thai thường diễn ra vài giây đến vài phút, sau khi chết (theo Phật giáo Nguyên thủy) và chậm nhất là 49 ngày (theo đạo Phật Đại thừa).

Theo thuyết tái sinh này, trung bình 10 tháng (theo Phật giáo Nguyên thủy) hoặc nhiều nhất 12 tháng (theo đạo Phật Đại thừa), tất cả người chết phải tái sinh. Không có chuyện tâm thức của người chết tồn tại dưới âm phủ, mộ huyệt, nhà thờ từ đường, bàn thờ trong nhà, hay nơi xảy ra tử nạn... như niềm tin dân gian ở Trung Quốc và Việt Nam đã ngộ nhận và đồn thổi.

Vì ông Triệu Công Minh đã qua đời vào thời nhà Tần (221 TCN - 206 TCN), tức hơn 20 thế kỷ trước, ông ấy đã tái sinh đi, tái sinh lại vài trăm lần rồi. Do vậy, làm gì có chuyện ông ấy trở thành Thần Tài để ban phát sự may mắn cho giới kinh doanh. Dù cho ông ấy có được tôn xưng là Thần Tài, ông ấy cũng không thể ban tài lộc cho ai khi bản thân không còn tồn tại.

Theo Phật giáo, tài lộc con người đạt được không có liên hệ gì đến niềm tin và sự thờ phụng Thần Tài cả. Trong số hơn 1,2 tỷ người Trung Quốc trên toàn cầu, có tối thiểu vài trăm triệu người Trung Quốc đã thờ Thần Tài, cầu nguyện Thần Tài gia hộ cho công ăn việc làm của họ. Trong hơn 20 thế kỷ qua, đại đa số người Trung Quốc được chứng minh là nghèo hơn các doanh nhân thành đạt ở phương Tây, nơi niềm tin về Thần Tài ban phước không hề tồn tại. Nếu Thần Tài là có thật và có khả năng ban phước may mắn cho người thờ phụng thì nước Trung Quốc đã trở thành siêu cường quốc về kinh tế từ nhiều thế kỷ trước rồi, chứ đâu đợi đến hai thập niên trở lại đây, mới trỗi dậy như một cường quốc “tiềm năng”.

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008­-2012, hàng trăm triệu người Trung Quốc đã cầu nguyện Thần Tài gia hộ, cơn lốc khủng hoảng tài chính vẫn tiếp tục trở thành bóng đen u ám đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng.

Khi khai trương cửa hàng, công ty. mỗi ngày trước khi mở cửa hàng, hằng ngày tại nhà, hàng triệu doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam cúng Thần Tài để cầu may. Mặc dù vậy trong cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu, đại đa số doanh nghiệp vẫn phá sản hoặc bị tổn thất nặng nề do tác động dây chuyền của sự khủng hoảng. Thậm chí nhiều cửa hàng bán Thần Tài ở Trung Quốc và Việt Nam thua lỗ nặng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều này cho thấy, Thần Tài còn chưa cứu độđược bản thân mình, lấy đâu mà phù hộ người buôn bán cầu gì được đó!

Theo Phật giáo, thành công hay thất bại trong kinh doanh không liên hệ gì đến việc thờ hay không thờ Thần Tài. Bất kỳ ai, ở đâu, lúc nào đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mà không nắm vững và không tuân thủ quy luật nhân quả của thị trường thì khó có thể tồn tại, huống hồ là thành công.

Theo Phật giáo, thành công hay thất bại trong kinh doanh không liên hệ gì đến việc thờ hay không thờ Thần Tài. Bất kỳ ai, ở đâu, lúc nào đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mà không nắm vững và không tuân thủ quy luật nhân quả của thị trường thì khó có thể tồn tại, huống hồ là thành công.

Nhân quả trong kinh doanh

Những người con của Phật nên đọc thật kỹ các ngành nghề sau đây để tránh:

Ngược lại, theo lời Phật dạy, các nghề tiêu cực sau đây nên tránh:

1.   Nghề sản xuất và buôn bán vũ khí vì hủy diệt sự sống hàng loạt;

2.   Nghề buôn bán nô lệ vì phạm pháp và chà đạp nhân phẩm con người;

3.   Nghề mại dâm vì góp phần phá hoại hạnh phúc gia đình và truyền nhiễm những căn bệnh chết người;

4.   Nghề đồ tể vì giết nhiều loại gia súc và động vật;

5.  Nghề bào chế độc dược vì dẫn tới các cái chết do ngộ độc;

6.  Nghề trồng trọt, sản xuất, buôn bán ma túy và rượu vì phạm pháp và phá hoại tương lai của con người.

Hãy nhớ rằng: Để có được lợi tức hợp pháp từ việc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này, người kinh doanh cần nắm rõ luật nhân quả của thị trường, quy luật cung cầu, giữ gìn đạo đức trong kinh doanh, thị hiếu khách hàng, thái độ tích cực trong kinh doanh, nghệ thuật giao tiếp và chăm sóc khách hàng, truyền thông và tiếp thị, minh bạch và tôn trọng khách hàng, thì cơ hội thành công sẽ cao hơn những doanh nghiệp không có mối quan tâm toàn diện về các vấn đề trên.

Có thể, do trước khi hoặc đang khi buôn bán, người kinh doanh thắp hương cúng bái Thần Tài, các lợi tức đạt được trong kinh doanh là kết quả tất yếu của quá trình kinh doanh nhưng bị người mê tín ngộ nhận là do Thần Tài phù hộ mới thành tựu được

Có thể, do trước khi hoặc đang khi buôn bán, người kinh doanh thắp hương cúng bái Thần Tài, các lợi tức đạt được trong kinh doanh là kết quả tất yếu của quá trình kinh doanh nhưng bị người mê tín ngộ nhận là do Thần Tài phù hộ mới thành tựu được

Bài liên quan

Theo Phật giáo, thành công hay thất bại trong kinh doanh không liên hệ gì đến việc thờ hay không thờ Thần Tài. Bất kỳ ai, ở đâu, lúc nào đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mà không nắm vững và không tuân thủ quy luật nhân quả của thị trường thì khó có thể tồn tại, huống hồ là thành công.

Có thể, do trước khi hoặc đang khi buôn bán, người kinh doanh thắp hương cúng bái Thần Tài, các lợi tức đạt được trong kinh doanh là kết quả tất yếu của quá trình kinh doanh nhưng bị người mê tín ngộ nhận là do Thần Tài phù hộ mới thành tựu được. Sai lầm ở đây có công thức “suy luận kéo theo” theo cách: “Cầu Thần Tài trước khi kinh doanh nên thành quả kinh doanh là do Thần Tài phù hộ mà ra”.

Thực chất, lời cầu nguyện chỉ có tác dụng tâm lý, không thể thay thế cho hành động thực tiễn. Tương tự, trong kinh doanh, ước muốn làm giàu và sự cầu nguyện Thần Tài phù hộ cho giàu sang không thể thay thế được phương pháp và nỗ lực làm giàu.

Do mê tín vào ông Thần Tài hàng triệu tiểu thương ở các nước nghèo tiếp tục ngây ngô tin rằng chỉ cần giao khoán niềm tin vào Thần Tài và sự thờ phụng ông ấy, việc làm ăn sẽ được thành công!?

Do mê tín vào ông Thần Tài hàng triệu tiểu thương ở các nước nghèo tiếp tục ngây ngô tin rằng chỉ cần giao khoán niềm tin vào Thần Tài và sự thờ phụng ông ấy, việc làm ăn sẽ được thành công!?

Theo nhân quả Phật giáo, nếu có nỗ lực đúng phương pháp trong kinh doanh thì chắc chắn sẽ có thành quả kinh tế, không cần cầu nguyện cũng đạt được. Ngược lại, nếu không nỗ lực đích đáng, đầu tư đúng mức trong kinh doanh thì có cầu nguyện may mắn cũng chẳng thể thay đổi được gì. Quy luật nhân quảdù trong kinh doanh hay bất kỳ lĩnh vực nào khác cũng giống như “hình ngay thì bóng thẳng” hay “âm thanh nào tiếng vang đó”.

Do mê tín vào ông Thần Tài hàng triệu tiểu thương ở các nước nghèo tiếp tục ngây ngô tin rằng chỉ cần giao khoán niềm tin vào Thần Tài và sự thờ phụng ông ấy, việc làm ăn sẽ được thành công!? Niềm tin sai lạc này gây tổn thất lớn về kinh tế cho hàng triệu tiểu thương trong nền kinh tế thị trường, đang khi các tập đoàn lớn đầu tư có hệ thống, biết xây dựng thương hiệu, đạt được niềm tin của khách hàng, trở nên thành công hơn.

Các tập đoàn quốc tế lớn chẳng hề thờ Thần Tài như Trung Quốc và Việt Nam nhưng nhờ nắm vững nhân quả thị trường, ngày càng thành công và làm giàu trên sự lót đường và phá sản của giới tiểu thương, thiếu vốn liếng, thiếu đầu tư, thiếu kiến thức làm ăn, thiếu hợp tác nên không thể đứng vững trong sự cạnh tranh của thị trường.

Theo Phật giáo, Bát Chánh Đạo (tầm nhìn chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, chính niệm và chính định) có thể giải quyết tất cả các vấn nạn của con người ở cấp độ cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội, quốc gia và toàn cầu.

 Áp dụng Bát Chánh Đạo trong kinh doanh, người kinh doanh không phải tốn tiền cúng Thần Tài, không phải phập phồng lo lắng các rủi ro, vẫn có thể đạt được sự thành công theo hướng bền vững.

Theo Phật giáo, khái niệm “may mắn” hay “thành công trong kinh doanh nhờ may mắn” chỉ là sự lý giải sai về bản chất và tiến trình nhân quả. Đây là lý do những người TIN SÂU NHÂN QUẢ triết lý Phật dạy không thờ cúng, cầu nguyện Thần Tài.

Theo Phật giáo, khái niệm “may mắn” hay “thành công trong kinh doanh nhờ may mắn” chỉ là sự lý giải sai về bản chất và tiến trình nhân quả. Đây là lý do những người TIN SÂU NHÂN QUẢ triết lý Phật dạy không thờ cúng, cầu nguyện Thần Tài.

Theo đạo Phật, thà chậm giàu một chút, hay giàu ít một chút, nếu có đạo đức trong kinh doanh, có tầm nhìn và tư duy đúng trong kinh doanh thì các nỗ lực hợp pháp trong kinh doanh sẽ dẫn đến các thành quả như ý. Nhân như thế, hoàn cảnh như thế, thời điểm như thế, thuận duyên hay nghịch cảnh như thế, nỗ lực có phương pháp như thế. thì kết quả tất yếu phải như thế.

Ý muốn chủ quan hay ước nguyện vào sự gia hộ của các thần linh không thay đổi được điều gì. Theo Phật giáo, khái niệm “may mắn” hay “thành công trong kinh doanh nhờ may mắn” chỉ là sự lý giải sai về bản chất và tiến trình nhân quả. Đây là lý do những người TIN SÂU NHÂN QUẢ triết lý Phật dạy không thờ cúng, cầu nguyện Thần Tài.

Đạo đức trong kinh doanh, phương pháp kinh doanh và nỗ lực chân chính trong kinh doanh là những yếu tố không thể thiếu dẫn đến sự thành công. Để có được những điều nêu trên, tầm nhìn và tư duy đúng cách trong kinh doanh là yếu tố quyết định sự thành công.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyện giải thoát ngay hiện tiền

Nghiên cứu 13:41 18/12/2024

Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.

Đời tu của tôi

Nghiên cứu 09:32 18/12/2024

Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Nghiên cứu 11:12 17/12/2024

Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.

Truyện ngắn: Cây nhang cong

Nghiên cứu 22:49 16/12/2024

Chú Vĩnh là thợ mộc. Thím Vĩnh bán tạp hóa. Buổi sáng, trước khi bày đồ nghề để làm mộc thì chú Vĩnh đi ra chợ phụ vợ dọn hàng. Trong khi chú Vĩnh dọn hàng thì thím tranh thủ qua mấy quầy gần đó mua rau mắm để lát nữa chú ăn sáng xong tiện tay cầm luôn, khi đứa con gái tan học về nhà thì có sẵn mà nấu bữa trưa.

Xem thêm