Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 02/08/2016, 09:43 AM

Khi lòng tốt bị lợi dụng

Vấn nạn ăn xin không phải là chủ đề mới, nhưng nó vẫn luôn "nóng" và nhức nhối trong xã hội, dưới góc nhìn Phật giáo, với những người phật tử thuần thành không thể thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại nhưng cũng không thể tiếp tay cho những hành vi lợi dụng lòng tốt của người khác để hại mình, hại người như vậy được.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Có lẽ, cái thiếu thốn nhất của người ăn xin chưa hẳn là tiền mà đó chính là "tình thương", là những lời động viên, khuyên nhủ, là những lời "thức tỉnh" để họ cảm nhận được sự yêu thương chứ không phải sự thương hại.

"Nhân chi sơ, tính bản thiện" bất cứ ai sinh ra đều mang trong mình lòng trắc ẩn và bản tính lương thiện. Khi chứng kiến nỗi đau của đồng loại người ta không thể thờ ơ và luôn mong muốn được giúp đỡ kẻ yếu hơn mình. Thế nhưng, có một số người đã dựa vào đó để lợi dụng lòng tốt, hòng trục lợi cho bản thân, kiếm tiền bằng việc lừa gạt "tình thương" từ cộng đồng. Thậm chí, có cả những đường dây chăn dắt ăn xin chuyên nghiệp, những hội bán tăm lừa đảo... Họ coi việc ăn xin trở thành một nghề nghiệp, một phương cách kiếm tiền dễ dàng trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay.

Có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc có nên cho tiền người ăn xin hay không. 

Không nên cho tiền người ăn xin

Có người cho rằng: “Mình nhất định không cho ăn xin, vì kể cả có nghèo thật, người ta xin được là cứ xin mãi, từ ngày này qua ngày khác. Chưa cần biết là họ có làm giàu được không hay đồng tiền xin được chỉ đủ ăn, nhưng thái độ đấy là ỷ lại sự thương hại của người khác, là không có tự trọng. Người lười biếng như thế mình không thương. Chưa kể là cho ăn xin sẽ làm lực lượng ăn xin tăng lên, làm xấu đi hình ảnh xã hội văn minh”.

Cùng đồng tình với quan điểm đó, chị Đỗ Mai Hương đã chia sẻ với phóng viên báo Pháp luật Xã hội: “Là một người mẹ, tôi luôn xót xa trước cảnh một phụ nữ ôm con đi ăn xin. Tôi thương cho họ và nghĩ, chắc là con nhỏ quá, trình độ không có, họ phải bế con đi ăn xin. Tôi thương họ thì ít mà thương đứa trẻ thì nhiều nên thường bố thí hậu hĩnh hơn. 

Nhưng đến khi biết bí ẩn kinh hoàng đằng sau hình ảnh những bà mẹ bế con ăn xin, tôi thấy đắng cả miệng. Giờ mới nhớ, hình như rất ít khi mình bắt gặp đứa bé nào tỉnh táo, lúc nào cũng thấy nó ngủ, hóa ra là người ta cho trẻ con hít ma túy và nốc rượu để ngủ li bì suốt cả ngày, để ngồi cùng một chỗ với họ suốt cả ngày. Xót xa hơn là nếu đứa nào chết vì sốc rượu và ma túy, ngày mai người ta thay đứa mới... Tôi thấy niềm tin và lòng thương của tôi bị lợi dụng. Tôi không muốn là kẻ thờ ơ và vô cảm, nhưng cũng không muốn lòng thương hại của mình sẽ giết hại những em bé như vậy”.

Cho tiền người ăn xin

Tuy nhiên, vẫn người lại cho rằng, không nên đo đếm lòng tốt, dù có đầy rẫy những trò lừa đảo: “Làm sao biết được đâu là giả, đâu là thật? Lòng thương yêu, nếu cứ phải đem ra so đo, lâu dần nó cũng sẽ chai sạn. Dẫu sao cũng không nên vô cảm trước cuộc sống. Nếu gặp người có hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ, tôi thấy rất áy náy. Dù biết có thể mình giúp đỡ cho kẻ lừa đảo, nhưng thà giúp nhầm còn hơn bỏ sót; nếu mình chỉ lo bị lừa mà không tương trợ những trường hợp thực sự khó khăn thì quả là tội nghiệp, và mang tội với họ”.

Có một câu nói rằng: "Khi giúp đỡ một ai đó, bạn đã làm được một việc thiện. Điều đó đáng giá hơn sự hoài nghi bị lừa dối. Nếu chỉ vì sợ bị lừa dối mà không giúp đỡ người khác thì bạn chỉ giữ lại cho mình những đồng tiền lẻ. Và cũng từ đó, bạn sẽ cạn dần đi lòng trắc ẩn đối với nỗi khổ và sự khó khăn của con người. Đó mới là điều đáng sợ nhất!"

Là những người phật tử chúng ta thường có suy nghĩ: "Tiền tiêu mấy cũng hết, đó chỉ là một chút tiền lẻ, mình cứ xởi lởi rồi trời cho. Nếu giúp đúng người thì coi như mình làm một việc tốt, tích phúc về sau, nếu giúp phải kẻ lừa đảo thì mình vẫn coi là làm việc tốt và kẻ lừa đảo kia sẽ phải chịu hậu quả về sau, mình đâu có tội gì”.

Vâng, theo luật nhân quả: "Làm lành hưởng phúc, làm ác chiêu họa". Thế nhưng ở đời đâu phân định được rạch ròi trắng đen, đen trắng. Trong phúc có họa, trong họa có phúc. Hành động tưởng chừng như làm phúc nhưng thực ra lại trở thành rước tội, là đang tiếp tay cho cái ác mà bản thân không hề hay biết.

Nhưng nếu cứ thờ ơ, vô cảm trước những người ăn xin và trước những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, làm sao chúng ta có thể dạy cho thế hệ cháu con về "lòng nhân ái", về cử chỉ yêu thương "lá lành đùm lá rách", về tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc.

Cho hay không là quyền quyết định của mỗi người. Nhưng thiết nghĩ, của cho không bằng cách cho. Thay vì đắn đo suy nghĩ "Liệu mình có bị lợi dụng hay không khi giúp đỡ một ai đó?", thay vì phẫn nộ và đánh bầm dập một thanh niên khi giả chân bị hoại tử... chúng ta hãy nuôi dưỡng trái tim "từ bi", biết thương xót trước những hành động sai trái của họ nhiều hơn là giận dữ.

Vì những người có hoàn cảnh khó khăn thực sự vốn đã rất đáng thương, và những người vừa khốn khó lại vừa phải lừa gạt lòng thương hại của mọi người càng đáng thương hơn. Bởi họ không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn "đói khổ" cả về mặt tinh thần.

Hồng Yến 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm