Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 26/09/2022, 16:57 PM

Khổ đau đến từ đâu?

Tham dục luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta, không ai sống trên đời mà chẳng tham, chỉ khác nhau là mức độ tham dục nặng hay nhẹ, thô hay tế mà thôi.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu pháp ở đời, khi khởi lên đưa đến bất lợi, đau khổ và bất an?Thưa đại vương, có ba pháp ở đời, khi khởi lên đưa đến bất lợi, đau khổ và bất an.

Thế nào là ba? Thưa đại vương, tham là pháp ở đời, khi khởi lên đưa đến bất lợi, đau khổ và bất an. Sân là pháp ở đời, khi khởi lên đưa đến bất lợi, đau khổ và bất an. Si là pháp ở đời, khi khởi lên đưa đến bất lợi, đau khổ và bất an.

Thưa đại vương, ba pháp này ở đời, khi khởi lên đưa đến bất lợi, đau khổ và bất an. Tham sân si ba pháp/Là ác tâm cho người/Chúng di hại tự ngã/Chúng tác thành tự ngã/Như vỏ và lõi cây/Tự tác thành trái cây.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 3, phẩm 3, phần Thế gian, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.218).

Tham muốn nhiều mà không thực hiện được ắt sanh tức giận, bực bội. Sân hận là phản ứng tâm lý thường gặp khi lòng tham không được thỏa mãn. Ảnh minh họa.

Tham muốn nhiều mà không thực hiện được ắt sanh tức giận, bực bội. Sân hận là phản ứng tâm lý thường gặp khi lòng tham không được thỏa mãn. Ảnh minh họa.

Chuển hóa trái tim đau khổ

LỜI BÀN:

Khổ đau trong đời sống con người vốn dĩ vô tận và nguyên nhân của nó cũng vô cùng nhưng tựu trung không ngoài ba phiền não căn bản là tham, sân, si. Thường thì khi đối mặt với khổ đau, người ta chỉ thấy những nguyên nhân gần, trực tiếp mà không nhận thức được nguyên nhân sâu xa, cội nguồn của đau khổ xuất phát từ bản thân mình.

Tham dục luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta, không ai sống trên đời mà chẳng tham, chỉ khác nhau là mức độ tham dục nặng hay nhẹ, thô hay tế mà thôi. Tùy theo cấp độ tham dục nơi mỗi người mà khổ đau phát khởi nhiều hay ít. Do vậy quá trình diệt khổ chính là hành trình ly tham nơi tự thân mỗi cá nhân.

Tham muốn nhiều mà không thực hiện được ắt sanh tức giận, bực bội. Sân hận là phản ứng tâm lý thường gặp khi lòng tham không được thỏa mãn. Sự giận dữ tiềm ẩn trong tâm chúng ta như những ngọn núi lửa ngủ yên, chúng sẵn sàng thức dậy bất cứ lúc nào và tàn phá tất cả.

Khi tham dục và sân hận xuất hiện thì tâm ta bị mê hoặc, cuốn hút theo, mất hết khả năng sáng suốt và tự chủ. Chính si mê ám chướng này đã che lấp hết những nhân cách tốt đẹp mà ta đã dày công gầy dựng, vun đắp từ trước đến nay, nguồn gốc của muôn ngàn khổ đau trong cuộc đời.

Vì thế, người con Phật luôn nhận thức khổ đau do chính chúng ta tự gây ra, cội rễ của nó là tham sân si. Khổ đau không đến từ bên ngoài, những tác động khách quan chỉ là thứ yếu, quyết định vẫn tại tâm mình. Do vậy, luôn tỉnh thức để nhận diện và chuyển hóa tham sân si nơi tự tâm của mỗi người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đánh mất sơ tâm

Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.

Phật dạy 5 điều thân kính với bà con

Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024

Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.

Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”

Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024

Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.

Giữ giới và định tâm pháp tu căn bản của Phật tử

Lời Phật dạy 16:00 19/11/2024

Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới cùng các điều kiện liên quan, nhất là biết rõ lợi ích to lớn nhờ giữ giới, hoan hỷ và an lạc trong sự bảo hộ của Thánh giới.

Xem thêm