Chấp nhận đau khổ thì sẽ hết khổ
Chỉ những ai tin vào luật Nhân quả, hiểu rằng những nỗi khổ đến với mình chính là quả báo từ những nghiệp nhân xấu mà mình đã gieo trong quá khứ thì mới can đảm chấp nhận những đau khổ mà mình đang phải đối diện.
Trong đau khổ mà ta biết chấp nhận thì sẽ hết khổ.
Đây là đạo lý cực kỳ quan trọng. Nhưng không dễ gì để một người chấp nhận được số phận.
Chỉ những ai tin vào luật Nhân quả, hiểu rằng những nỗi khổ đến với mình chính là quả báo từ những nghiệp nhân xấu mà mình đã gieo trong quá khứ thì mới can đảm chấp nhận những đau khổ mà mình đang phải đối diện.
Hiểu vậy nên ta bình an trả nghiệp. Nỗi khổ bỗng được hóa giải nhẹ nhàng bằng niềm tin nhân quả.
Ví dụ, ta có một số tiền dành dụm để chi tiêu cho gia đình, phần thì đóng học cho con, phần thì mua thực phẩm, phần đóng tiền nhà, tiền điện tiền nước, tiền dự phòng,... bỗng nhiên bị trộm lấy mất. Mất tiền rồi tự nhiên cuộc sống của ta rối loạn lên liền, những dự định bị gián đoạn, cuộc sống gia đình bị đảo lộn, thiếu chỗ nọ hụt chỗ kia.
Mình đau khổ chỉ là do mình chưa thấu hiểu bản thân mình
Tâm lý thường tình là ta phiền não, khổ đau, trách móc, giận hờn, tiếc rẻ.
Nhưng nếu tin vào luật Nhân quả, áp dụng được đạo lý trong lúc này thì ta sẽ biết rằng, trong vô lượng kiếp chắc chắn thế nào mình cũng đã có những lầm lỗi, từng gây đau khổ hoặc lấy mất của ai một số tài sản, và đây là lúc mình phải trả quả báo.
Hiểu như vậy bỗng nhiên cái phiền não, tiếc rẻ, khổ đau vơi đi gần hết. Vấn đề còn lại là chấp nhận.
Ta chấp nhận gia đình mình ăn uống thiếu thốn một chút, những kế hoạch sẽ bị gián đoạn một chút, chấp nhận trả quả báo, vậy mà lại nhẹ lòng.
Mà việc chấp nhận được khổ đau cũng chính là một sức mạnh. Người yếu đuối không chấp nhận nghịch cảnh thì càng lúc càng đau khố, còn người mạnh mẽ chấp nhận thì ngay đó họ bước qua nỗi khổ. Đó là đạo lý, là bí quyết sống ở trên đời.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm