Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 02/06/2020, 16:54 PM

Khổ và diệt khổ từ nơi sáu giác quan

Khổ đau của chúng sanh thì vô cùng tận. Nhưng nếu lắng lòng quán sát vấn đề thì sẽ dễ dàng nhận thấy đau khổ xuất phát từ bên trong ta...

Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Chánh niệm càng cao độ bao nhiêu thì sẽ làm chủ thân tâm chặt chẽ bấy nhiêu.

Chánh niệm càng cao độ bao nhiêu thì sẽ làm chủ thân tâm chặt chẽ bấy nhiêu.

Một thời, Thế Tôn trú tại Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, Ta sẽ giảng sự tập khởi và sự đoạn diệt của khổ.

Hãy nghe…Và này các Tỷ kheo, thế nào là khổ tập khởi?

Do duyên con mắt và các sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ hội nên xúc khởi. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Này các Tỷ kheo, đây là khổ tập khởi.

Do duyên tai và các tiếng... Do duyên mũi và các hương... Do duyên lưỡi và các vị... Do duyên thân và các xúc... Do duyên ý và các pháp, ý thức khởi lên. Do ba cái tụ hội, nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái.

Này các Tỷ kheo, đây là khổ tập khởi.Và này các Tỷ kheo, thế nào là khổ đoạn diệt?

Do duyên con mắt và các sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ hội, nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Này các Tỷ kheo, đây là khổ đoạn diệt.

Do duyên lỗ tai và các tiếng,... Do duyên mũi và các hương,... Do duyên lưỡi và các vị,... Do duyên thân và các xúc,... Do duyên ý và các pháp,… đều đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này. Này các Tỷ kheo, đây là khổ đoạn diệt.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ II, chương 1, phẩm Gia chủ, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.131).

10 hạnh lành Phật dạy, chẳng lo gì buồn khổ

Lời bàn:

Do vậy, đối diện với khổ đau, người con Phật không than thân trách phận mà phải thực hành chánh niệm và nỗ lực chuyển hóa.

Do vậy, đối diện với khổ đau, người con Phật không than thân trách phận mà phải thực hành chánh niệm và nỗ lực chuyển hóa.

Khổ đau của chúng sanh thì vô cùng tận. Nhưng nếu lắng lòng quán sát vấn đề thì sẽ dễ dàng nhận thấy đau khổ xuất phát từ bên trong ta, chứ không phải do bên ngoài tác động vào. Khi mắt thấy sắc, nhận biết đẹp, nhìn hoài không chán, sanh tâm yêu thích, mong muốn chiếm hữu… và khổ phát sanh. Con mắt hay sắc đẹp vốn không đưa đến khổ nhưng vì sanh tâm ưa thích (ái) nên mới khổ. Nguyên nhân chủ yếu của khổ là do tham ái chứ không phải do hoàn cảnh bên ngoài.

Xác định nguyên nhân cốt tủy của khổ đau do tham ái là một nhận thức quan trọng. Có nhiều cách tu để đoạn trừ tham ái nhưng căn bản nhất là thiết lập chánh niệm khi căn tiếp xúc với trần. Sáu giác quan của chúng ta luôn tiếp xúc với sáu trần cảnh. Nhưng sự có mặt kịp thời của chánh niệm sẽ thức tỉnh chúng ta dừng lại, không chạy theo, không tham ái và không nắm bắt nên ta được bình an.

Tham ái diệt thì sầu bi khổ ưu não diệt. Đây là sự thật được chứng nghiệm một cách rõ ràng trong quá trình tu tập. Chánh niệm càng cao độ bao nhiêu thì sẽ làm chủ thân tâm chặt chẽ bấy nhiêu. Do vậy, đối diện với khổ đau, người con Phật không than thân trách phận mà phải thực hành chánh niệm và nỗ lực chuyển hóa. Khổ đau do duyên sanh thì cũng do duyên diệt. Vấn đề là không sợ khổ, chỉ sợ không thực hành pháp để diệt khổ mà thôi.

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người tu phải dẹp bỏ tham sân si

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (I)

Kiến thức 15:14 30/04/2024

Kinh Dược Sư gửi một thông điệp đến tất cả mọi người về một lý tưởng độ sinh của đức Phật Dược Sư về một con đường tự mình giải thoát, tự mình giác ngộ, thông qua những nguyện lực, tha lực của đức Phật. 

Oai nghi và giới luật

Kiến thức 15:00 30/04/2024

Luật tức là Tỳ-ni, gồm oai nghi và giới luật, là bước đầu cho người mới vào đạo thực hành để ngăn ngừa tội lỗi, nên gọi là nhằm sửa mọi điều dở tệ. Ban đầu, tâm người mới vào đạo giống như con trâu hoang, nếu không có giới luật kềm giữ thì nó mặc tình ăn cỏ mạ của người.

Phước huệ song tu

Kiến thức 14:14 30/04/2024

Có người chỉ thích làm phước, gieo nhân giàu sang sung túc chứ không thích gieo nhân trí tuệ. Bởi họ nghĩ rằng gieo nhân giàu sang thì dễ làm hơn. Chỉ cần bỏ tiền của ra bố thí, làm các việc từ thiện thì sẽ được phước báo.

Ma khẩu nghiệp

Kiến thức 10:24 30/04/2024

Ma khẩu nghiệp - Người tu thiền đời sau phải thận trọng nghiêm nhặt. Bởi loại cuồng chướng này, chẳng những làm cho chúng ta chẳng kiệm ngôn, dưỡng đức mà còn khiến cho tâm chúng ta tán lăng xăng.

Xem thêm