Không dám quy y vì sợ chưa tròn giới hạnh
Hỏi: Tôi thật sự rất muốn quy y Tam bảo để có nơi nương tựa tâm linh. Nhưng vì công việc phải giao tế nhiều nên sợ không tròn giới hạnh. Vậy tôi phải làm sao?
Đáp:
Việc đầu tiên bạn cần phân định rõ ràng, quy y Tam bảo và giữ gìn giới hạnh là hai việc có liên quan mật thiết nhưng lại hoàn toàn khác nhau. Quy y Tam bảo là đối trước ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng phát nguyện trọn đời quay về nương tựa. Sau ba lần tự giác, tự nguyện quy hướng ba ngôi tôn quý thì vị ấy chính thức trở thành Phật tử. Khi trở thành Phật tử rồi, chư Tăng/Ni mới khuyến khích vị Phật tử noi gương Tam bảo để tu học. Pháp tu căn bản thì có nhiều, trong đó phát tâm thọ nhận và giữ gìn năm giới quý báu là quan trọng nhất.
Vì nghi thức truyền giới được thực hiện liền sau pháp quy y, nếu thầy truyền giới không giảng kỹ (tánh, tướng, khai, giá, trì, phạm) hoặc người nghe không chú ý có thể gây ra ngộ nhận rằng quy y rồi thì bắt buộc phải thọ giới. Sự thật không hẳn như vậy.
Ý nghĩa của sự quy y vượt ra ngoài ngôn ngữ
Giữ năm giới là do chính Phật tử phát tâm. Phật tử hiểu được giá trị của năm giới quý báu, giúp kiện toàn nhân cách đạo đức, tránh xa các tai họa, tăng trưởng phước báo, được mọi người tin tưởng… nên hoan hỷ phát nguyện thọ trì. Chính vì phát tâm nên trong lễ quy y, có thể có người không thọ giới (trường hợp này rất hiếm), có người thọ một, hai, ba, bốn và cả năm giới.
Đối trước Tam bảo phát nguyện thọ giới là việc hệ trọng, cần lượng sức, không thể tùy tiện. Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phát nguyện là điều rất nên. Sau khi hiểu rõ giới (không sát sinh, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện) và các phương diện “khai, giá, trì, phạm” rồi, Phật tử nào phát tâm thọ nhận cả năm giới là dõng mãnh, có căn lành. Phật tử nào thọ bốn, ba, hai, một giới cũng tinh tấn và có căn lành.
Phật tử nào chưa thọ đủ năm giới thì cần lưu tâm, ấp ủ tâm nguyện sẽ phấn đấu để có thể giữ được các giới chưa thọ trong thời gian tới. Khi nhân duyên hội đủ, vị Phật tử đó cần tham dự một lễ quy y-truyền giới bất kỳ. Đến phần truyền giới, giới nào trước đây chưa thọ, sẽ phát nguyện thọ trì; quỳ thẳng, chắp tay, nói lớn: “Nam-mô Phật, con giữ được”.
Trở lại vấn đề, bạn sợ chưa tròn giới hạnh nhưng vẫn quy y Tam bảo bình thường. Bạn đã cảm nhận được nơi nương tựa tâm linh là Tam bảo thì hãy nhanh chóng tham dự lễ quy y. Sau khi quy y rồi hãy từng bước phấn đấu, phát nguyện thọ nhận và giữ gìn giới hạnh.
Tuy thọ trì giới hạnh là sự phát tâm nhưng không vì thế mà chậm trễ hay tránh né. Vì giới hạnh chính là cội phước của bạn. Giữ giới càng sớm, đức hạnh đầy đủ thì phước đức càng sâu dày. Không giữ giới, buông lung phóng dật, phước đức bị hao tổn dần, đến khi hết phước thì mọi sự sẽ sụp đổ. Nên tu tỉnh, đức hạnh ngay bây giờ sẽ không hối hận về sau.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm