Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/12/2023, 17:00 PM

Không duy trì tạo phước liên tục, phước hết họa liền tới

Con người trải qua hằng bao nhiêu kiếp, đầu thai luân hồi cũng là trả nợ hay hưởng phước kiếp trước. Nếu kiếp trước từng nợ nần ai, kiếp sau chắc chắn sẽ phải hoàn trả. Bất kỳ sự can thiệp nào đều là trái tự nhiên, và khoản nợ đó sẽ muôn phần nặng hơn.

Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở nước Xá Vệ, một buổi sáng, ngài dẫn theo đồ đệ đi vào thành.

Trong thành người đến người đi vô cùng đông đúc. Từ xa, Phật Thích Ca Mâu Ni và các đồ đệ nhìn thấy một ông lão đang khóc lóc vô cùng thương tâm.

Ông lão ấy vừa khóc vừa cất giọng rao hàng với một thanh âm buồn bã và bi ai. Trong chiếc giỏ của ông lão có một con cá mới được vớt lên từ dưới sông.

Nó đang nằm giãy giụa như thể biết trước được cái chết đang đến cận kề.

Ông lão vừa rao hàng vừa oán giận nói: “Tại vì sao con trai tôi còn trẻ thế mà đã chết rồi, khiến cho cái thân đã già đến thế này mà còn phải đi chợ bán cá đây. Ông Trời ơi! Ông thật quá bất công.”

Khi Phật Thích Ca Mâu Ni đi qua, ngài không nói gì mà chỉ khe khẽ thở một hơi dài.

Họ lại đi về phía trước và nhìn thấy một con lợn chết, toàn thân đều đã thối rữa, bốc lên mùi hôi tanh khó chịu.

Khi Phật Thích Ca Mâu Ni đi qua, ngài cũng không nói gì mà chỉ khe khẽ thở một hơi dài.

Lúc ấy, Tôn giả A Nan đi theo Phật Thích Ca Mâu Ni, thấy Phật thở dài như vậy thì cho rằng nhất định là có nguyên nhân nào đó.

Nhưng rốt cuộc là vì nguyên nhân gì thì vị Tôn giả cũng không biết. Tôn giả A Nan giữ mãi thắc mắc ấy trong lòng.

Người có phước đức mới có thể sống!

50078580_806676569683158_8703819227561197568_n

Đến lúc Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi đả tọa và các vị tôn giả khác đã ngồi vào chỗ của mình, Tôn giả A Nan mới đi đến trước mặt Phật Thích Ca Mâu Ni quỳ lạy.

Phật Thích Ca Mâu Ni liền hỏi: “A Nan, con có điều gì muốn hỏi sao?”

Tôn giả A Nan nói: “Bạch Thế Tôn, trong lòng con có một thắc mắc: những tiếng thở dài của Thế Tôn sau khi nhìn thấy ông lão bán cá và con lợn chết thối rữa là vì nguyên nhân gì?”

Phật Thích Ca Mâu Ni nói:

“A Nan, điều đó thực sự là có nguyên nhân. Ta sẽ giải thích cho các con nghe.

Ông lão kia có vẻ mặt thống khổ như vậy, nhưng ông ấy cũng không biết được rằng mình quanh năm suốt tháng đánh cá.

Có biết bao nhiêu sinh mệnh đã từng nằm trong lưới mà giãy giụa, khi sa lưới thì mạng của chúng cũng mất.

Con trai chết trẻ khiến ông ấy bi thương thống khổ, oán trời, oán đất.

Ông ấy chỉ biết nỗi đau của mình, nhưng lại không nghĩ đến nỗi khổ của chúng sinh.

Cho nên, ta thở dài về sự ngu si của chúng sinh thiên hạ.”

“Còn con cá kia, trong kiếp trước nó là người cõi trời, sinh sống trên Thiên giới.

Nhưng khi phúc phận đã hết, nó tiếp tục phải chịu quả báo nhãn tiền, bị chuyển sinh thành động vật dưới nước.

Giờ đây đã bị ông lão kia bắt được, sinh mệnh đang chờ chết.

Điều khiến ta thở dài chính là con cá ấy tuy rằng kiếp trước sống có tạo phúc, nhưng khi phúc hưởng hết rồi thì tiếp tục phải chịu quả báo mà đầu thai làm cá.

Cá rời khỏi nước thì mạng tất sẽ hết.

Đây chính là bởi đã không duy trì tạo phúc liên tục.”

“Còn con lợn chết kia, trong kiếp trước nó là người có quyền thế, cũng vì hưởng hết phúc báo trong nhân gian nhưng lại luôn tự cao tự đại, trong lòng không coi ai là gì. Kiếp này phải chịu đầu thai thành lợn, phải chịu báo ứng mà chết.

Toàn thân của nó thối rữa, khiến người đời ghét bỏ.

Đây hết thảy đều là nhân quả.

Cho nên, nhân duyên, quả báo đều là tự mình làm, tự mình chịu.”

Quả thật con người trải qua hằng bao nhiêu kiếp, đầu thai luân hồi cũng là trả nợ hay hưởng phước kiếp trước.

Nếu kiếp trước từng nợ nần ai, kiếp sau chắc chắn sẽ phải hoàn trả.

Bất kỳ sự can thiệp nào đều là trái tự nhiên, và khoản nợ đó sẽ muôn phần nặng hơn.

Từ đó mà suy ra rằng, nếu gặp bất cứ ai xử tệ với mình, đừng vội giận dữ và tính chuyện trả đũa họ, bởi biết đâu là ta đang hoàn trả nợ kiếp trước.

Và nếu không chịu hoàn trả, có thể khoản nợ đó sẽ còn nặng nề gấp bội về sau này.

Đa số mọi người đều chỉ nghĩ đến hưởng thụ, việc mình muốn thì không gì là không dám làm, bất chấp quả báo tương lai.

Có những người đối với công việc phúc lành có chút khổ cực thì không nguyện ý gánh vác mà lại so đo với người khác.

Đây đều là những hành vi trong cuộc sống thường ngày, tạo thành quả báo trong tương lai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (I)

Kiến thức 15:14 30/04/2024

Kinh Dược Sư gửi một thông điệp đến tất cả mọi người về một lý tưởng độ sinh của đức Phật Dược Sư về một con đường tự mình giải thoát, tự mình giác ngộ, thông qua những nguyện lực, tha lực của đức Phật. 

Oai nghi và giới luật

Kiến thức 15:00 30/04/2024

Luật tức là Tỳ-ni, gồm oai nghi và giới luật, là bước đầu cho người mới vào đạo thực hành để ngăn ngừa tội lỗi, nên gọi là nhằm sửa mọi điều dở tệ. Ban đầu, tâm người mới vào đạo giống như con trâu hoang, nếu không có giới luật kềm giữ thì nó mặc tình ăn cỏ mạ của người.

Phước huệ song tu

Kiến thức 14:14 30/04/2024

Có người chỉ thích làm phước, gieo nhân giàu sang sung túc chứ không thích gieo nhân trí tuệ. Bởi họ nghĩ rằng gieo nhân giàu sang thì dễ làm hơn. Chỉ cần bỏ tiền của ra bố thí, làm các việc từ thiện thì sẽ được phước báo.

Xem thêm