Không lìa xa phiền não cũng không khởi lên phiền nào
Trong Kinh Pháp Hoa có dạy, Đức Phật thường đem cõi ta bà này để ví dụ với “nhà lửa ba cõi”, cái gọi là ba cõi ấy chính là chỉ Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
Chúng sinh trong cõi “Dục giới” luôn chạy theo tìm cầu để hưởng thụ năm thứ dục lạc nên gọi là ngũ dục. Ngũ dục, chính là năm thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc; cũng có người nói là tài, sắc, danh, thực, thụy; chung quy đều chỉ sự hưởng thụ tham đắm vào vật chất không muốn xa lìa. Mặc dù sự hưởng thụ của năm món dục lạc có thể mang lại cho con người trong thế giới này cảm giác thỏa mãn hài lòng, hạnh phúc rất ngắn ngủi, nhưng đối với sự đuổi theo tìm cầu năm món dục lạc thì cũng giống như người đuổi hình bắt gió chỉ tốn công vô ích, bởi vì gió và hình chỉ là những ảo ảnh, là cái không thật có, nếu ta cứ cố công đuổi theo nó thì chỉ mang lại sự đau khổ cho ta mà thôi.
Cho nên, chúng sinh trong cõi ta bà này tuy hưởng thụ thú vui của năm món dục, nhưng thời gian đau khổ thật sự còn nhiều hơn cả thời gian mà họ hưởng thụ thú vui. Thế nhưng, chúng sinh ở cõi trời tuy có thể hưởng thụ cái vui của năm món dục vô tận, không có bất kỳ sự đau khổ nào, nhưng phước báo của cõi trời có thời hạn nhất định, sau khi hưởng thụ hết phước báo ở cõi trời, thì phải trở lại cõi nhân gian để chịu khổ tương tự, thậm chí là bị đọa đến nơi một nào đó còn bi thảm hơn cõi người.
Kế đến là cõi “Sắc giới”, cái mà chúng sinh trong cõi sắc giới theo đuổi tìm cầu là “định lạc”, tức là niềm vui do thực hành thiền định mà có được, tuy không giống với sự ham muốn hạnh phúc trong cõi dục lạc, hơn nữa cảnh giới này phải là bậc tu hành chơn chánh mới có thể cảm nhận được, nhưng niềm hạnh phúc trong thiền định cũng chỉ hưởng thọ cảm nhận được trong thời gian nhập định mà thôi, mỗi khi đã xuất định thì niềm hạnh phúc trong thiền định cũng sẽ biến mất.
Cõi “Vô sắc giới” tức là cảnh giới thiền định cao nhất trong ba cõi, bấy giờ không những không có sự hoạt động của thân tâm, thậm chí ngay cả hoạt động của ý thức cũng không tồn tại, ở đó chỉ còn lại ý thức rất vi tế. Tuy nhiên cảnh giới thiền định này cũng có thời gian kỳ hạn nhất định, sau khi xuất định thì sức tập trung trong thiền định trước kia cũng sẽ biến mất nên lại phải quay về chốn nhân gian, thậm chí phải bị đọa vào con đường địa ngục, ngạ quỷ hay súc sinh nữa. Do đó có thể thấy rằng, cho dù hạnh phúc trong thiền định hay là hạnh phúc trong cõi dục đi nữa thì bất cứ lúc nào cũng có thể mất đi sự cảm nhận của niềm hạnh phúc, vả lại tai nạn sẽ ập đến nhanh chóng khiến ta không thể nào ngờ được, cho nên nó cũng không phải là cảnh giới hạnh phúc an vui đích thực. Vì thế nên đức Phật thường ví ba cõi giống như nhà lửa là vậy, đó là ngọn lửa đang ngày đêm thiêu đốt mọi khổ não và sự bất an.
Chúng ta đang sống trong cảnh giới phiền não khổ đau nhưng vẫn cho đó là hạnh phúc, mặc dù cảnh giới đó vô cùng nguy hiểm, thế nhưng chúng ta vẫn không nhận thức được nguy cơ đó mà cứ mãi chạy theo chấp thủ đắm trước vào những điều không đáng nương tựa vào, cho đó là hạnh phúc đích thực nhưng chẳng phải thật có. Tuy nhiên điều mà chúng ta thật sự muốn làm không phải là chạy ra khỏi nhà lửa.
Mặc dù Phật giáo tiểu thừa cho rằng ba cõi không an giống như nhà lửa cần phải nhanh chóng rời xa nó; nhưng Phật giáo đại thừa lại cho rằng, chỉ cần trong lòng ta không bị các thứ phiền não như tham, sân, si quấy nhiễu, thì cho dù ở trong cảnh giới nào đi nữa cũng như đang sống trong cõi Phật vậy, thế nên không nhất định phải vượt ra khỏi phạm vi ba cõi mới được giải thoát an vui.
Vì thế, chư Phật và Bồ tát mà giáo pháp đại thừa từng nói, nghĩa là các Ngài không xa rời ba cõi, mặc dù cũng sống chung trong ba cõi với chúng sinh nhưng lại không chịu cái khổ của ba cõi lôi kéo. Môi trường sống của các Ngài và chúng ta giống nhau, thế nhưng trong lòng các ngài không còn có cảm giác lo sợ, tham ái chấp thủ, oán giận, nghi ngờ hay bất an, không những các Ngài cảm thấy sự khổ nạn một cách tự tại, mà còn nhảy vào dầu sôi lửa bỏng để cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh , đây chính là tinh thần của Bồ tát. Chư Phật và Bồ tát đều là những con người ở trong phiền não ba cõi mà được giải thoát, đó là những hình ảnh mà chúng ta cần phải dựa vào để tu tập và noi theo.
HT. Thánh Nghiêm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Phật pháp và cuộc sống 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Phật pháp và cuộc sống 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Ra đi để biết nẻo về
Phật pháp và cuộc sống 13:50 01/11/2024Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Phật pháp và cuộc sống 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Xem thêm