Ngẫm thương người già
Người già hay lẫn. Họ quên chìa khóa để đâu, quên ăn cơm, quên cả mình vừa kể chuyện này rồi.
Họ lẫn lộn giữa ngày hôm qua với ba mươi năm trước, giữa cháu nội với đứa con đầu lòng, giữa cái vô tuyến đang phát thời sự với cái máy thâu thanh hồi đó hay nghe. Họ sống trong hai miền ký ức, lắm khi không phân định nổi đâu là hiện thời, đâu là giấc mơ còn sót lại từ những tháng năm tuổi trẻ.

Người già hay lẫn. Lẫn giữa hôm qua và bữa nay, giữa những đứa con nít họ từng bồng ẵm và những người lớn đã đi xa. Lẫn giữa tiếng guốc trên nền xi măng ngày trước với tiếng dép chầm chậm của chính mình bây giờ. Lẫn cả khuôn mặt trong kiếng, không nhớ đã từng trẻ như như nào, cũng không dám tin mình đã già như vậy.
Người già hay lẫn. Hay là họ nhớ quá nhiều mà quên bớt đi cho đỡ nặng lòng? Nhớ một đời dài như con sông cái, chảy qua bao nhiêu tháng năm thăng hạ, mà đến cuối tự nhiên lạc mất nguồn. Nhớ đến mức những thứ cũ mèm như tấm ảnh hoen ố lại rõ mồn một, còn chuyện mới cáo vừa nói hôm qua thì trôi đi như chưa từng xảy ra.
Người già hay lẫn. Hay là thế gian này thay đổi quá lẹ làng, còn họ chỉ muốn đứng yên ở một chỗ, chỗ hàng ba còn rợp bóng ổi, nơi ai đó vẫn còn nhỏ, ngồi bên chân mà hỏi những chuyện cơ cầu trên trời dưới đất? Mà thế gian đâu có chịu đứng lại cho ai. Nó cứ xô họ đi, đẩy họ về một góc, để lẩn thẩn gọi sai tên, lẫn lộn mặt người, lạc đường ngay trong chính ngôi gia mình từng thuộc từng viên gạch.
Người già hay lẫn. Lẫn lộn cả chính mình. Hôm nay nghĩ mình là mẹ, mai lại tưởng mình là con. Lẫn luôn cả nỗi sầu đau, những mất mát từng khắc thiệt chí mạng, đến một ngày chẳng còn rõ ràng. Người ta nói vậy là hên, nhưng trong đôi mắt già nua vẫn có một khoảng trống. Lỡ như, quên không đồng nghĩa với hết buồn thì sao?
Nhưng kỳ lạ thay nhiệm màu thời cuộc, trong ánh mắt lẫn lộn đó, vẫn còn sót lại một thứ gì đó mềm mại và dịu hiền - như một nếp nhăn nhỏ nơi khóe miệng, như một nhịp thở khẽ khàng giữa những quên nhớ đan xen. Một thứ không kêu tên được, nhưng khiến người ta đau lòng quặng dạ tới tận đáy tim.
Người già hay lẫn?
Hay là do thế gian này quá rộng dài, mà ký ức miên trường thì nhỏ nhoi như một góc sân hoè, đâu thể giữ miết từng gốc cây, từng cái lá cho đặng...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ngẫm thương người già
Phật pháp và cuộc sống
Người già hay lẫn. Họ quên chìa khóa để đâu, quên ăn cơm, quên cả mình vừa kể chuyện này rồi.

Chết chỉ là một phần của sự sống
Phật pháp và cuộc sống
Chúng ta thường nhìn nhận cái chết với sự lo âu, sợ hãi và bi lụy. Cái chết dường như là một dấu chấm hết, một điều gì đáng buồn, đáng tránh. Tuy nhiên, nếu ta thực sự quán chiếu về sự sống và cái chết, ta sẽ nhận ra rằng chết chỉ là một phần tự nhiên của vòng tuần hoàn sinh diệt.

Hãy chấp nhận rằng không có gì là mãi mãi
Phật pháp và cuộc sống
Có những nỗi đau tưởng như chẳng thể vượt qua, nhưng theo thời gian ta nhận ra mình đã học được cách bước tiếp. Có những hạnh phúc ngỡ như là mãi mãi, nhưng rồi cũng mờ dần theo năm tháng.
Xem thêm