Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 27/01/2018, 09:45 AM

Không nên đánh nhau khi đang tức giận

Không nên “đánh nhau” trong lúc đang tức giận vì giận mất khôn nhưng chờ lúc bớt giận mới đánh vì lúc đó mình biết đánh như thế nào. Đó là nguyên tắc của người võ sĩ và kẻ trí.

 
Mỹ có câu: Don’t get mad, get even! (Đừng tức giận, mà trả đũa!) nhưng người Mỹ cũng có khuyên ta: Chúng ta không cần phải phản ứng tích cực (aggressive) khi thấy bất bình hay bị sỉ nhục, lăng mạ nhưng nên phản ứng trung đạo - assertive - không nóng, không sợ nhưng vô úy.  Có nghĩa là cho họ biết là mình không đồng ý với một thái độ ôn hòa hay phản ứng khi bị tấn công nhưng không nóng giận hay sợ hãi. Đó gọi là bi trí dũng. 
 
Theo nguyên tắc của Akido: tôn trọng khí của kẻ tấn công nhưng dùng cái khí của họ cùng với cái khí của mình để đưa họ tới nơi họ muốn đi - lợi cho họ hay hại cho họ, tùy bản chất thiện ác của họ.  Không tấn công người trước nhưng không thể để bất cứ gì hại đến mình, quyền tự vệ.  Đây là nguyên tắc tâm lý mà chúng ta đối diện hàng ngày từng giây từng phút trong cuộc sống chứ không phải tập luyện trong võ đường.
 
Tại sao chúng ta mù quáng tin theo kinh điển, Phật dạy về từ bi hỷ xả, nhẫn nhục khi bị người khác chửi mắng, sân si, gian ni la rầy,... mà khi định phản ứng sân si vì nổi sân thì người khác lại cản mình... thôi đừng nói nữa. Thầy cô đã si rồi không lẽ mình bắt bẻ thầy ni vậy thì mình đi chùa để giảm bớt tham sân si làm gì? Nghe có vẻ cao siêu thật và cũng tốt vì có người hạ hỏa sân mất khôn của mình.
 
Tuy nhiên, cái “Ngộ nhầm” (chữ của Lưu Tâm Lực) này làm chúng ta trở thành “hèn hạ và ngu dốt” như đa số “phật tử nhầm” ngày nay. Thêm nữa, chúng ta cũng là những người đồng lõa và vô cảm để gian ni lẫn sư hổ mang thao túng Phật giáo. Tệ hơn nữa là đem luôn cái bản tính ngu hèn này như là một liều thuốc phiện về nhà, ra đường, tới chỗ làm,... để cho những kẻ có quyền, có tiền thao túng, đàn áp mình. 
 
Tôi chẳng thà vô tôn giáo chứ không thể theo những cái tôn giáo nhan nhản chạy đầy đường lúc này.
 
Vậy thì Phật dạy sai hay sao? Không phải Ngài dạy sai nhưng cái bi trí dũng, nhẫn, im lặng là vàng của Bậc Bồ tát, giác ngộ vô úy khác với cái nhẫn nhịn, hèn nhát, ương hèn vô cảm như đa số phàm phu tục tử còn ngu muội, vô minh và ích kỷ. Cùng một chiêu thức nhưng nội lực sử dụng cao thấp bất đồng với kẻ địch cao thấp bất đồng với căn bản công phu thấp kém của chúng ta.
 
Ngạn ngữ Tàu có nói: Cực gian như cực thật, cực hiền như cực ngu. Đừng hiểu lầm mà tưởng muốn làm cực gian hùng như Tào Tháo và Lưu Bị là dễ dàng, cũng đừng tưởng mình cực hiền nên giả bộ cực ngu mà mình cực ngu thiệt, hèn thiệt chứ không cực hiền.
 
Lê Huy Trứ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm