Không nên vội tin cũng không nên bài bác
Những người học Phật đều biết rằng, thời Thế Tôn tại thế, giáo pháp được Ngài thuyết giảng, các đệ tử nghe rồi ghi nhớ, học thuộc và thường xuyên tụng đọc trao truyền cho người đi sau.
Sự lưu truyền giáo pháp bằng cách truyền khẩu tiếp tục kéo dài cho đến khoảng trên dưới 400 năm sau khi Thế Tôn nhập diệt mới được ghi chép. Kinh tạng Nikaya (Pali) được xem là văn bản sớm nhất ghi chép lời Phật dạy. Tương đương với kinh tạng Nikaya là kinh tạng A-hàm (Sanskrit) và khá nhiều kinh luận được biên soạn, trước tác rất muộn về sau.
Ngay trong thời Thế Tôn, đã có không ít người nghe pháp lõm bõm, nên khi thuật lại không đúng lắm với lời Phật. Những vị nói thiếu sót hoặc nói sai lạc với Chánh pháp thường được Đức Phật gọi đến răn nhắc, chấn chỉnh, có khi quở trách nặng nề. Và Ngài đã dự liệu cho vấn đề này ở đời vị lai nên khi sắp nhập Niết-bàn đã khéo nhắc lại cho bốn chúng đệ tử biết rằng phải hết sức cẩn thận “không nên vội tin, cũng không nên bài bác đối với bất cứ quan điểm nào mà phải đối chiếu với Kinh-Luật”.
Thêm một chiêu lừa đảo nhân danh nhà chùa
“Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo (…).
Bấy giờ, sau khi tùy nghi an trú ở thôn Am-bà-la, Ðức Thế Tôn lại bảo A-nan: Hãy sửa soạn để đi thôn Chiêm-bà, thôn Kiền-đồ, thôn Bà-lê-bà và thành Phụ-di. A-nan đáp:
Thưa vâng. Rồi xếp y ôm bát, cùng đại chúng theo hầu Thế Tôn, theo con đường từ Bạt-kỳ đi lần đến các thành khác, đến phía Bắc thành Phụ-di, nghỉ lại trong rừng Thi-xá-bà.
Phật nói với các Tỳ-kheo:
- Ta sẽ nói cho các ngươi nghe Bốn đại giáo pháp. Hãy lắng nghe, hãy suy ngẫm kỹ.
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
- Kính vâng, bạch Thế Tôn! Chúng con muốn nghe.
Phật nói:
- Bốn pháp ấy là gì? Nếu có vị Tỳ-kheo nào nói như vầy: Này chư Hiền, tôi từng ở tại thôn kia, thành kia, nước kia, đích thân theo Phật được nghe, được lãnh thọ giáo pháp này. Nghe như vậy thì các ngươi cũng không nên vội tin, cũng không nên bài bác. Hãy nương theo Kinh mà xét chỗ hư thật. Nương theo Luật, nương theo Pháp mà xét rõ gốc ngọn. Nếu thấy lời nói ấy không đúng Kinh, không đúng Luật, không đúng Pháp, thì các ngươi hãy nói lại người kia rằng: Phật không nói như thế, ngươi đã nhớ lầm chăng?
Bởi vì chúng tôi nương Kinh, nương Luật, nương Pháp. Mà lời ngươi vừa nói trái với Chánh pháp. Vậy này Hiền sĩ, ngươi chớ có thọ trì và chớ đem nói cho người khác. Hãy từ bỏ nó đi. Trái lại, nếu xét thấy lời kia đúng Kinh, đúng Luật, đúng Pháp thì hãy nói với người kia rằng: Lời ngươi vừa nói, đúng là lời Phật nói. Vì chúng tôi nương Kinh, nương Luật, nương Pháp. Mà lời ngươi vừa nói phù hợp với Chánh pháp. Vậy Hiền sĩ! Hãy cẩn thận thọ trì và rộng nói cho người nghe, chớ có từ bỏ. Đó là đại pháp thứ nhất. (Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành [trích])
Một số quan niệm sai lầm về đạo Phật
Lời Thế Tôn dạy thật rõ ràng, nếu ai đó nói rằng tôi được nghe pháp này từ Đức Phật hay bất cứ ai đều phải “Không nên vội tin, cũng không nên bài bác. Hãy nương theo Kinh mà xét chỗ hư thật. Nương theo Luật, nương theo Pháp mà xét rõ gốc ngọn”.
Hiện nay, những tuyên bố nhân danh Phật pháp nhiều vô số kể, trong đó nhiều quan điểm chống trái nhau khiến cho không ít người nghe hoang mang, thối thất đạo tâm. Giải pháp cho vấn đề này là cần tỉnh táo, không tin liền cũng không vội bài bác mà nương vào Kinh và Luật để đối chiếu, thẩm định. Sự thật sẽ rõ ràng hơn khi thực hiện thao tác so sánh này, những quan điểm nào mà trái với Kinh Luật hay giáo pháp nói chung thì mạnh dạn loại trừ.
Mới hay, Đức Phật tuy đã nhập diệt nhưng Kinh và Luật (hiện thân của Ngài) vẫn còn ở đời. Người đệ tử Phật cần nương vào Kinh, Luật để thẩm định lại tất cả những giáo huấn, tuyên bố, thuyết giảng của tất cả những ai nhân danh lời Phật dạy. Hãy nương tựa Pháp, hãy mở to đôi mắt tuệ, gạt bỏ tất cả chấp thủ tông môn hệ phái và tình cảm sùng bái thầy tổ cá nhân thì sẽ phân biệt đúng sai, chính tà để giữ vững tín tâm Tam bảo và tiến tu thành tựu giải thoát.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm