Khuyên những người làm nghề giết mổ và Luật cấm không được giết mổ vật nuôi trước mặt đồng loại
Biết bao nỗi đau sinh ra khi giết một con vật. Việc cấm giết vật nuôi trước mặt đồng loại đã được quy định rõ tại Điều 68 - Luật Chăn nuôi vừa được Quốc hội thông qua cách nay 1 tháng - quy định rõ việc đảm bảo phúc lợi vật nuôi: Cấm không được giết mổ vật nuôi trước mặt đồng loại.
Hãy xem cách người ta giết 1 con trâu, 1 con lợn:
Trước khi mổ trâu, họ ép trâu uống cả thùng nước, rồi ăn cám trộn nước, rồi tiêm nước thẳng vào mạch máu của nó, để thịt nó đẫm nước.
Vừa chọc tiết xong, họ đục ngay một lỗ vào tận tim, rồi cắm vòi bơm cao áp vào động mạch, bơm nước căng cả mình con trâu, lợn.
Xả nước nóng, và cạo lông, mổ, giết.
Ít ai biết rằng sau một cốc sữa bò thơm ngon, bổ dưỡng là cả địa ngục trần gian
Ít ai biết rằng sau một cốc sữa bò thơm ngon, bổ dưỡng là nước mắt của bò mẹ và máu của bò con.PETA là tổ chức bảo vệ động vật lớn nhất nước Mỹ. Tổ chức này đã liên tục chia sẻ những hình ảnh và những đoạn clip chân thực liên quan đến việc ngược đãi động vật của con người khiến dư luận bàng hoàng và phẫn nộ.
Trong đó, một đoạn clip nói về sự thật đằng sau những cốc sữa bò thơm ngon được PETA chia sẻ khiến nhiều người cảm thấy sốc.
Những con bò sữa được biết đến là loài động vật hiền lành, thân thiện với con người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng hầu hết những con bò trong ngành công nghiệp sữa lại bị ngược đãi một cách dã man và tàn nhẫn.
Những con bò sữa không được thực hiện bản năng cơ bản nhất của nó, đó là nuôi con của mình. Chúng bị đối xử như thể chúng là một cái máy sản xuất sữa, vô tri vô giác. Thậm chí mỗi ngày chúng được tiềm đầy đủ vào người các loại thuốc kháng sinh hay hormone để sản xuất sữa nhiều hơn.
Những con bê non bị tách ra khỏi mẹ. Chúng không được bú mẹ bởi sữa mẹ được dành cho việc thương mại.
Thông thường, một con bò sống trong tự nhiên có tuổi thọ khoảng 20 năm và có thể sản xuất sữa liên tục trong vòng 8 - 9 năm.
Tuy nhiên, do điều kiện nghèo nàn, sức ép căng thẳng trong các trang trại đã ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản và sức khỏe của bò sữa, khiến chúng chỉ có thể sống khoảng 4 - 5 năm, sau khi hết giá trị lợi dụng, chúng sẽ kết thúc cuộc đời mình trong các lò giết mổ.
Theo lẽ thường, những con vật này chỉ sản xuất đủ sữa để đáp ứng nhu cầu cho con của chúng nhưng vì lợi nhuận của con người mà chúng bị tiêm vào cơ thể kháng sinh và hormone để sản xuất sữa nhiều hơn.
Thậm chí khẩu phần ăn của chúng cũng theo lối công nghiệp. Chúng không được ăn cỏ trong môi trường tự nhiên vì như vậy sản lượng sữa sẽ không nhiều.
Thay vào đó, chúng sẽ phải ăn gà chết, thịt lợn và thịt động vật khác giàu protein để sản suất sữa nhiều hơn.
Những núm vú rỉ máu
Những bầu sữa “nặng quá mức” do khẩu phần thức ăn công nghiệp và không gian nuôi nhốt chật hẹp, khiến những con bò trở nên đau đớn, khó khăn trong việc đi lại và thường mắc các chứng bệnh về xương khớp, mất xương, gãy xương…
Những bầu vú của một con bò cái có thể trở nên căng phồng thiếu tự nhiên khi bị ép buộc sản xuất thêm hàng trăm lít sữa, làm cho những bầu vú đó bị kéo lê trên mặt đất.
Hầu hết những bầu sữa đó đã bị kéo lê trên sàn bê tông đầy rẫy những vi khuẩn và phân.
Điều này sẽ truyền bệnh cho bầu vú của các cô bò cái, gây nhiễm trùng (viêm vú), và là một trong những lý do kháng sinh thường đã được áp dụng cho bò sữa.
Do sống trong môi trường đông đúc, chật hẹp, dơ bẩn, và nhất là hàng ngày bị “hút sữa” quá mức dẫn đến những núm vú của bò mẹ bị viêm nhiễm nặng, không thể xuất ra sữa, mà là xuất ra máu và mủ…
Hành trình đến lò mổ của các chú chó
Hành trình của những chú chó kết thúc tại một lò mổ, chợ, hay quán thịt chó. Cách thức giết mổ chó ở các nước, các tỉnh thành, lò mổ hay nhà hàng khác nhau, nhưng đều có điểm chung là chó bị đập vào đầu bằng vật cứng cho bất tỉnh, bị cắt cổ, hay bị mổ bụng bằng một con dao lớn. Hành động này thường diễn ra trước mặt những chú chó khác.
LUẬT CẤM KHÔNG ĐƯỢC GIẾT MỔ VẬT NUÔI TRƯỚC MẶT ĐỒNG LOẠI
Việc cấm giết vật nuôi trước mặt đồng loại đã được quy định rõ tại Điều 68 - Luật Chăn nuôi vừa được Quốc hội thông qua cách nay 1 tháng. Điều 68 luật này quy định rõ việc đảm bảo phúc lợi vật nuôi trong giết mổ. Trong đó, cấm không được giết mổ vật nuôi trước mặt đồng loại.
Việc giết mổ vật nuôi trước mặt đồng loại có thể gây ra 2 hậu quả chính.
Thứ nhất, việc này sẽ vi phạm quy định về phúc lợi cho vật nuôi trong giết mổ trong Luật Chăn nuôi sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2020.
Thứ hai, vật nuôi cũng giống con người, cũng có cảm xúc.
Việc giết mổ vật nuôi trước mặt đồng loại sẽ khiến những con vật khác sợ hãi hoặc stress, chúng sẽ sản sinh ra một loại hooc-môn tên là cortisol và huy động năng lượng để chống lại điều này.
Những vật nuôi bị giết mổ khi đang sợ hãi hay stress sẽ cho chất lượng thịt kém hơn những con bị giết mổ trong trạng thái bình thường.
Vậy có nên ăn thịt?
Luật Nhân quả của đức Phật
10 loài vật Đức Phật dạy tuyệt đối không được giết vì quả báo rất nặng. Động vật mà con người không nên ăn thịt như voi, chó, ngựa, bò vì chúng là những con vật có tâm linh cao, có tình cảm và rất gần gũi với con người.Khoa học đã chứng mình, hầu hết súc vật đều có bộ não và hệ thần kinh như con người. Chúng cũng có cảm giác, biết nóng lạnh, sợ hãi, tham sống và sợ chết. Khi sợ hãi, nhịp tim của chúng đập mạnh, áp suất máu lên cao, hơi thở hổn hển, thậm chí nhiều con còn chảy nước mắt.
Truyện Pháp Cú kể rằng thời Đức Phật còn tại thế, gần tinh xá có người đồ tể tên là Cunda sống bằng nghề mổ lợn. Mỗi lần giết lợn, ông ta trói thật chặt con vật vào cột và nện nó bằng một cây chày vuông, rồi banh hàm và rót nước sôi vào họng, kế đến đổ nước sôi lên lưng, làm tuột lớp da và thui lớp lông cứng bằng một bó đuốc. Cuối cùng, Cunda cắt đầu lợn bằng một thanh kiếm nhọn rồi xẻ thịt, lột da. Cunda đã sống bằng nghề mổ và bán thịt như thế gần hai mươi năm.Vào cuối đời, Cunda mắc bệnh kỳ lạ, kêu eng éc, bò bằng hai tay và đầu gối. Người nhà kinh khiếp tìm mọi cách bịt miệng, chặn các cửa và nhốt ông ở trong nhà. Sau 7 ngày chịu sự đau khổ, kêu eng éc như lợn, Cunda qua đời. Ngay khi sống, cực hình địa ngục đã hiện ra với Cunda. Đức Phật nói sau khi chết, ông ta bị đọa vào địa ngục A Tỳ.
Qủa báo của việc sát sinh là vô cùng đau khổ, đó cũng chính là lý do tại sao, sát sinh là một trong năm giới cấm mà người Phật tử tại gia khi Quy y Tam bảo phải quyết tâm thực hiện. Kinh “Mười điều lành” có dạy, nếu không sát sinh ta sẽ được rất nhiều điều lợi ích: Được mọi người kính mến; Lòng từ bi mở rộng; Trừ được thói giận hờn; Luôn luôn mạnh khỏe; Tuổi thọ lâu dài; Thường được người tốt giúp đỡ; Ngủ ngon giấc và không gặp ác mộng; Trừ được các mối thù oán; Khỏi bị đọa vào ba đường ác; Sau khi chết được sinh lên cõi Trời.
Khi ăn thịt, chúng ta đã nợ mạng của chúng sinh, sự đau đớn của con vật. Do đó, trước khi ăn, hãy tự đặt cho mình hai câu hỏi: Thực phẩm này từ đâu tới? Và ăn rồi ta sẽ làm gì? Việc trăn trở với hai câu hỏi này sẽ giúp chúng ta cân nhắc việc ăn uống và biết làm việc thiện lành, tránh điều xấu ác để trả nợ cho chúng sinh.
Vì thế, Đại sư Liên Trì dạy rằng: “Xin có lời khuyên hết thảy người đời, nếu như quả thật không thể làm nghề gì để sống thì thà đi ăn xin. Nếu tạo nghiệp ác giết hại để kiếm miếng ăn, thà nhịn đói mà chết còn hơn.”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyên lý của đời sống giác ngộ
Phật giáo thường thức 09:12 22/12/2024Hôm nay Thầy nhắc lại một số nét chính yếu để các con nắm vững nguyên lý đời sống giác ngộ.
Oán thù lớn nhất trên đời này là gì?
Phật giáo thường thức 08:15 22/12/2024Sự thù oán lớn nhất của thế giới không gì hơn là "sát sanh".
Làm thế nào khi con rất sợ ma?
Phật giáo thường thức 18:30 21/12/2024Hỏi: Con từ nhỏ rất nhút nhát, đặc biệt sợ ma, con biết rõ điều này là chướng ngại đối với tu hành nhưng con vẫn không sao vượt qua được. Xin hỏi phải nên làm thế nào?
Công đức lạy Phật
Phật giáo thường thức 17:40 21/12/2024Lạy Phật, lễ bái các Đức Phật và Bồ-tát là pháp hành phổ biến của hàng Phật tử. Dù xuất gia hay tại gia, kể cả những người có cảm tình với Đức Phật mỗi khi vào chùa tháp đều kính cẩn, chí thành lễ bái.
Xem thêm