Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Bài học nhân quả từ câu chuyện có thật ở Đại học Stanford giữa thủ tướng Ba Lan và tổng thống Mỹ

Năm 1892, một nam sinh mồ côi 18 tuổi học tại trường Stanford rất khó khăn và phải vật lộn từng ngày trả tiền học phí. Bỗng một ngày cậu nãy ra một sáng kiến với hi vọng thay đổi khó khăn.

Đại học Stanford (Mỹ) nơi tổng thống thứ 31 Mỹ Herbert Hoover theo học trong những năm khó khăn.

Đại học Stanford (Mỹ) nơi tổng thống thứ 31 Mỹ Herbert Hoover theo học trong những năm khó khăn.

Đó là vào ngày, cậu nghĩ ra có thể cùng bạn tổ chức một buổi hòa nhạc tại khuôn viên trường và tiền vé thu được sẽ giúp hỗ trợ cho việc học, và cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn.

Nói là làm, họ cùng nhau tìm đến Ignacy J. Paderewsk - một nghệ sĩ piano đại tài - nhờ ông giúp đỡ. Tuy nhiên, người quản lý của Paderewsk yêu cầu khoản tiền 2.000 USD cho buổi độc tấu piano. Sau khi thỏa thuận, các chàng trai bắt tay vào việc chuẩn bị sao cho buổi hòa nhạc diễn ra thành công nhất.

Bài liên quan

Cuối cùng, ngày trọng đại cũng đến. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, số lượng vé không được bán hết và họ chỉ thu về tổng cộng 1.600 USD, không đủ trả cho người quản lý chưa tính các khoản chi khác để chuẩn bị cho buổi lễ biểu diễn.

Họ đến gặp nhạc sĩ Paderewski trong tâm trạng thất vọng, và lo lắng. Cuộc sống vốn khó giờ lại càng khó hơn với các khoản nợ. Buổi gặp gỡ với Paderewski họ đã đưa tất cả số tiền kiếm được, giải thích hoàn cảnh của mình và hứa sẻ trẽ 400 USD còn lại sớm nhất có thể.

Thủ tướng Ba Lan Ignacy J. Paderewsk (trái) là nghệ sĩ piano đại tài. Ảnh: Pridesibiya.com

Thủ tướng Ba Lan Ignacy J. Paderewsk (trái) là nghệ sĩ piano đại tài. Ảnh: Pridesibiya.com

Thật bất ngờ, Paderewski xé tấm chi phiếu, đưa lại khoản tiền và nói với hai nam thanh niên: “Đây là 1.600 USD, hãy dùng nó trả hết các chi phí và giữ lại số tiền thừa để trang trải cho việc học, còn dư thì đưa tôi”.

Hành động này khiến hai chàng trai rất ngạc nhiên, xúc động nói lời cảm ơn.

Dù đó chỉ là hành động nhỏ, nó vẫn minh chứng được nhân cách tuyệt vời của Paderewski. Ông sẵn sàng giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khó khăn, dù không hề quen biết.

Hàng ngày, chúng ta cũng thường xuyên bắt gặp những tình huống tương tự trong cuộc sống. Nhưng phần lớn mọi người chỉ nghĩ rằng: “Nếu ta giúp họ, chúng ta sẽ được gì?”.

Trong khi đó, những con người vĩ đại lại nghĩ khác: “Nếu ta không giúp họ, họ sẽ ra sao?”.

Đối với những người nhân cách, họ không làm điều tốt để mong nhận được lợi ích hay đền đáp. Họ làm vì cho rằng đó là việc nên làm mà thôi.

Paderewski sau đó trở thành thủ tướng Ba Lan và là nhà lãnh đạo tài giỏi. Tuy nhiên, khi Thế chiến I nổ ra, Ba Lan bị tàn phá nặng nề khiến hơn 1,5 triệu người chết đói. Chính phủ rơi và tình trạng tài chính kiệt quệ.

Paderewski bất lực buộc phải tìm đến nhờ sự giúp đỡ của Cơ quan Cứu trợ Lương thực Mỹ.

Herbert Hoover (6) và Jan Paderewski (5) chụp ảnh ở phía trước tòa nhà Belvedere Palace ở thủ đô Warsaw, Ba Lan vào tháng 8/1920. Ảnh: Researchteacher.com.

Herbert Hoover (6) và Jan Paderewski (5) chụp ảnh ở phía trước tòa nhà Belvedere Palace ở thủ đô Warsaw, Ba Lan vào tháng 8/1920. Ảnh: Researchteacher.com.

Người đứng đầu cơ quan này là Herbert Hoover, sau này trở thành tổng thống 31 của Mỹ. Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng vận chuyển hàng tấn lương thực cứu người Ba Lan đang đói khát. Cuối cùng, thảm họa được ngăn chặn.

Paderewski bấy giờ mới bớt nỗi lo. Ông quyết định qua Mỹ để trực tiếp cảm tạ Hoover.

Tuy nhiên, khi Paderewski nói cảm ơn, Hoover nhanh chóng cắt lời và đáp: “Ngài không cần cảm ơn tôi đâu. Có lẽ ngài không nhớ, nhưng vài năm trước, ngài đã giúp hai sinh viên trẻ học đại học. Tôi là một trong số hai chàng trai ấy”.

Câu chuyện đơn giản nhưng mang ý nghĩa sâu sắc về sự chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ người trong hoàn cảnh khó khăn. Quả thực, thế giới này là nơi rất tuyệt vời. Bạn cho đi thứ gì thì sẽ nhận lại được chính những điều đó. Đó chính là luật nhân quả của cuộc sống, bạn trồng cây gì nó sẽ cho bạn loại quả tương ứng...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Tu tập (2)

Phật pháp và cuộc sống 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Đường về nhà

Phật pháp và cuộc sống 12:16 23/04/2024

Bạn hãy hình dung một bối cảnh thế này: bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng, chuẩn bị cho một ngày làm việc thật dài. Như một thói quen, bạn cầm điện thoại lên đọc lướt thông tin để bắt đầu ngày mới. Bạn không tin nổi vào mắt mình với những dòng chữ hiện lên màn hình.

Làm sao giữ lại

Phật pháp và cuộc sống 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Phật pháp và cuộc sống 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Xem thêm