Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa cổ đầu tiên ở Đà Lạt
Chùa Linh Quang được biết đến là ngôi chùa cổ đầu tiên ở Đà Lạt, nơi đây mang phong cách kiến trúc đậm chất Á Đông cầu kì và nổi bật thu hút du khách thập phương.
Toạ lạc tại số 133 đường Hai Bà Trưng, phường 6, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, chùa Linh Quang (Linh Quang Tổ đình) được xem là ngôi chùa đầu tiên đặt nền móng khơi nguồn đạo pháp tại tỉnh Lâm Đồng và là ngôi chùa cổ đầu tiên ở TP Đà Lạt mộng mơ.
Năm 1921, Hòa thượng Thích Nhơn Thứ (pháp danh Tâm Trung, pháp tự Nghĩa Đạo thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 43), theo chân đoàn người di dân từ Khánh Hòa vào Đà Lạt lập nghiệp. Lúc bấy giờ nơi đây chỉ là rừng thiêng thú dữ, quanh năm sương mù rét lạnh, dân cư thưa thớt. Sau khi tìm được một khu đất hẻo lánh rộng khoảng 1ha trên một ngọn đồi chưa có người khai phá, Ngài dừng chân và tạo dựng một ngôi thảo am đặt tên hiệu là Linh Quang tự.
Tiếng lành đồn xa, ngày càng nhiều tín đồ Phật tử từ khắp nơi về đây tu học càng đông. Để thu nhận hết các phật tử, nhà chùa đã quyết định xây mới với không gian rộng rãi và thoải mái hơn. Năm 1933, được sự giúp đỡ của nhiều Phật tử, Hòa thượng Thích Nhơn Thứ đã cho xây chùa mới trên nền đất của thảo am cũ với diện tích là 49m2.
Năm 1938, Đức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu và vua Bảo Đại đã ban biển ngạch sắc tứ cho chùa. Bởi thế, chùa Linh Quang được xem là ngôi chùa đầu tiên và là tổ đình của Phật giáo tỉnh Lâm Đồng. Và mãi cho đến năm 1941 chùa mới bắt đầu được thực hiện trùng tu.
Chùa Linh Quang được thiết kế theo lối cổ kính, có khuôn viên khá rộng rãi.
Điểm nổi bật của chùa Linh Quang mà ngay từ khi đặt chân tới đây bạn sẽ thấy ấn tượng chính là bức tượng rồng dài bằng xi măng cốt thép được tạc rất nổi bật. Ngoài ra, ở không gian ngoài trời chùa còn có 3 tòa bảo tháp hoành tráng.
Phần mái của chùa được chạm trổ tinh xảo. Ở 4 góc mái có Long, Lân, Quy, Phụng uốn lượn được tạo từ những mảnh sành sứ nhiều màu nổi bật.
Chùa Linh Quang vẫn còn giữ được những chiếc chuông, trống từ thời xa xưa.
Trong chánh điện chùa Linh Quang đang thờ tượng Đức Bổn Sư. Sau chánh điện là hậu tổ, thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma, chư vị Hòa thượng quá cố. Hai bên là bàn thờ chư vị nam nữ quá cố chư Hương Linh. Tại ngay phía sau của tổ đường chính là nơi đặt nhà tăng và tàng kinh các.
Chùa Linh Quang tính đến thời điểm hiện tại đã được hơn 90 năm và đã trải qua rất nhiều các thế hệ trụ trì cũng như các bậc cao tăng đức độ khác nhau. Chùa ngày nay còn được biết đến là một trong những địa điểm tham quan du lịch tâm linh nổi tiếng và được rất nhiều du khách yêu thích khi đặt chân tới Đà Lạt.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Huyền tích Phù Sơn tự
Chùa Việt 11:16 04/11/2024Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang.
Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời
Chùa Việt 20:34 03/11/2024Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.
Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Chùa Việt 09:15 03/11/2024Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Xem thêm