Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 14/03/2020, 07:00 AM

Kiến trúc và đặc điểm thờ phượng hệ của phái Khất sĩ

Vào trong Đại hùng bảo điện, đối trước Bổn Sư là đối trước Phật tánh sáng suốt hằng thanh tịnh của chính mình dứt sự ràng buộc của phiền trược khổ đau, dứt sự đối đãi của thế gian thường tình, vượt lên trên 2 phạm trù có và không, sanh và tử, chỉ có sự thanh khiết thuần tịnh của hương vị giải thoát.

> Sự ra đi bí ẩn của Tổ sư Hệ phái Khất sĩ Việt Nam Minh Đăng Quang 65 năm trước

Hình thức kiến trúc: Đạo tràng Tịnh xá với mô hình bát giác: sự – lý

Trong tâm thức đạo Phật của chúng ta bất cứ lúc nào đếu có sự lý viên dung luôn luôn đem lý lồng vào sự để giáo hoá dìu dắt chúng sinh, trong lối kiến trúc thờ phượng là một đặt điểm mà trong đó đầy đủ hai phần xuyên suốt trong mọi hình thức nói lên được tất cả những điều mà chư Phật muốn gởi gắm.

Kiến trúc đền chùa trong dân gian có kiến trúc kiểu nhà 8 mái, nói về lối kiến trúc này mọi người đều liên tưởng đến một ngôi Chùa có mái bốn mặt trên trùm lên mái dưới ở Thạch Thất Hà tây, Chùa tây phương có mái kiểu này.

Pháp viện Minh Đăng Quang.

Pháp viện Minh Đăng Quang.

Số 8 dường như liên quan đến các danh nhân như đền Lý Bát Đế ở Bắc Ninh, đền Trần Bát Đế ở An Sinh Quảng Ninh. Bát đại tiên chỉ 8 vị tiên như Lý Thiết Quài, Hàn Chung Ly… trong huyền thoại Trung Hoa cổ đại, bát đại gia chi 8 danh nhân văn hoá Trung Hoa  cổ đại như Tô Triệt, Tô Thức, Tô Đông Pha, Vương An Thạch, Tư Mã Quang, Chu Đôn Hy, Trình Di.

Trong y học phương đông có một bài thuốc hoàn tác dụng vạn năng, đốiù với trị bệnh và nâng thể lực cho mọi người mà dân gian ai cũng nhớ tên Bát Vị Hoàn.

Dân gian Việt Nam, Trung Hoa xưa  có một bộ phận lớn hướng tới Phật giáo, trong phần lớn số họ đều ghi nhớ bài kệ “Bát bất” (cái không) của vị Bồ Tát Long Thọ viết cách nay hơn hai ngàn năm. 8 cái không như sau:

“Bất sinh diệc bất diệt

Bất thường diệc bất đoạn

Bất sanh diệc bất dị

Bất lai diệc bất khứ.”

Đạo tràng Tịnh xá với mô hình bát giác: sự – lý.

Đạo tràng Tịnh xá với mô hình bát giác: sự – lý.

Nghĩa là: Vạn vật thế giới con người không có sanh cũng không có diệt, không tồn tại vĩnh hằng, cũng không dứt đoạn, không thống nhất cũng không sai khác, không có cái mới đến cũng không có cái mất đi. Như vậy số 8 đã đi vào tìm thức đời sống vật chất văn hoá,và đời sống tâm linh của dân gian phương đông cụ thể là Việt Nam, Trung Hoa xưa và nay. Còn số 8 cũng giống như số 4 có trường hợp người ta kỵ. Nó như không ai xây 8 bậc thềm vì rơi vào số tử. Do vậy nếu phải tăng số bậc tương đối người ta xây 9 bậc để được số sinh, với người Trung Quốc con số 8 trở thành rất thân thuộc vì nó liên quan đến tục đoán mệnh của con người. Người ta gọi những ông thầy tướng số là ông Bát Tự. Mặt khác lối viết số 8 có hai nét đều viết từ trên xuống giống như cái kèn loe làm cho người ta nghĩ đến công việc thuận lợi và vận may sẽ đến (sách con số với ấn tượng dân gian của Trần Gia Anh, nhà xuất bản Hải Phòng) và trong Nhân Minh Luận cũng có nói Bát Môn.

1.  Cửa năng  lập (lập lên được)

2.  Cửa năng phá (phá đi được)

3.  Cửa tự năng lập (tợ như lập lên được)

4.  Cửa tự năng phá (tợ như phá)

5.  Cửa hiện lượng (lượng hiện thật)

6.  Cửa tỷ lượng (lượng so sánh)

7.  Cửa tợ hiện lượng (tợ như lượng hiện thật) 

8.  Cửa tự tỷ lượng (tợ như lượng so sánh)

Ở giữa có xây tam cấp để thờ Phật tượng trưng cho Giới, Định, Huệ, Phật, Pháp, Tăng. Có tháp 13 tầng tượng trưng cho 13 đẳng cấp tiến hoá của chúng sanh.

Ở giữa có xây tam cấp để thờ Phật tượng trưng cho Giới, Định, Huệ, Phật, Pháp, Tăng. Có tháp 13 tầng tượng trưng cho 13 đẳng cấp tiến hoá của chúng sanh.

Và trong cuộc đời giáo hoá chúng sanh Đức Thế Tôn cũng có dùng nhiều phương tiện dẫn dắt chúng sanh ra khỏi sông mê, trong vô số phương tiện có phương tiện là Bát Chủng dụ là 8 thí dụ Phật và Bồ Tát thường  dùng để thuyết pháp cho chúng sanh dễ hiểu diệu pháp. Ngày nay Phật tử bước vào chánh điện ngồi nghe pháp của chư tăng giảng, Chư Tăng dùng một hay hai ba chủng dụ để cho Phật Tử dễ hiểu giáo pháp sâu xa của Phật và Phật tử vận dụng chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định để hiểu một cách sâu sắc thấu đáo và áp dụng trong đời sống của mình để được an lạc giải thoát.

Và Bát vị của niết bàn là thường trụ, tịch diệt, hư không, bất động, khoái lạc, là 8 pháp mà 1 khi tâm hành giả đạt được thì hưởng Niết bàn trong hiện tại, mà thường trụ là thường hằng trụ tâm không lay chuyển theo những ngọn gío thường tình của thế gian là danh lợi, tài sắc, là hơn thua, phải quấy, được mất… 

Con người thế gian hay xuất thế gian giữ  tâm vững vàng giữa những ngọn gió này không bị thổi dạt đi thì đắc được quả thường trụ hưởng được quả Niết bàn an lạc và tịch diệt vắng lặng như hư không, không gợn nhuốm mùi phiền não tham sân si, đã ra khỏi vòng sanh tử không còn trở lại sáu đường xuống lên ba cõi không có tướng già tâm bồ đề kiên cố không thối lui không hề suy giảm trên con đường tầm cầu giác ngộ giải thoát, và bất tử là niềm tin vào chơn lý vào chánh pháp của Đức thế Tôn không hề bị mất và thể thanh tịnh trong sáng của Phật tánh luôn hằng hữu.

Muốn vào ngôi nhà Phật pháp chúng ta phải đi qua 8 cửa này, qua bằng cửa nào cũng vào gặp được Phật, như ta dùng chánh Kiến soi rọi mình cũng thấy được Phật tánh sẵn có trong tâm, thấy đuợc chánh pháp, thấy được con đường chánh pháp không đi vào con đường tà kiến, hay Ta chơn chánh trong nghề nghiệp gọi là chánh nghiệp thì cũng sẽ đến được với Phật, vì ta nuôi dưỡng lòng từ đối với tất cả chúng sanh không tạo nghiệp sát, mà đạo Phật là đạo Từ bi,...

Muốn vào ngôi nhà Phật pháp chúng ta phải đi qua 8 cửa này, qua bằng cửa nào cũng vào gặp được Phật, như ta dùng chánh Kiến soi rọi mình cũng thấy được Phật tánh sẵn có trong tâm, thấy đuợc chánh pháp, thấy được con đường chánh pháp không đi vào con đường tà kiến, hay Ta chơn chánh trong nghề nghiệp gọi là chánh nghiệp thì cũng sẽ đến được với Phật, vì ta nuôi dưỡng lòng từ đối với tất cả chúng sanh không tạo nghiệp sát, mà đạo Phật là đạo Từ bi,...

Hư không là rỗng rang là cao thượng là diệu pháp nhiệm mầu không còn dính mắc ngã và ngã sở tâm hành giả an nhiên tự tại giữa quả vị Niết bàn tâm không dao động bởi sự thấy biết của thể tánh Niết bàn, tâm không thọ hưởng sự vui bởi sự hỷ lạc của Niết bàn và như vậy vượt qua tất cả những phạm  trù đối đãi có không, được mất,buồn vui, chê khen, thì nhẹ nhàng an định hoan hỷ trong tâm. Đó là Bát Vị mà Đức Phật dạy cho hành giả tu tập để đạt được Niết bàn tịch tịnh yên vui và đó cũng là tâm pháp vị của Đức Như Lai đắc Niết bàn. Như nói uống Bát vị thuỷ ở đại thừa hà. Bát vị của nước ao hồ ở cõi cực lạc và nước suối Anabadapda ở miền Hy mã lạp sơn 1.Trường tịnh 2.Thanh lãnh 3.cam mỹ 4. Khinh nhuyễn 5. Nhuận trạch 6. An hòa 7. Trừ đói khát 8. Trưởng dưỡng các căn về thân thể và tinh thần .

Về Lý, những tinh hoa của giáo lý phật giáo là nền tảng của Đạo Phật, không một tôn giáo nào trên thế giới có hình thức lối kiến trúc hay thờ phượng được lồng vào trong giáo lý của mình như Đạo Phật và  đặc biệt riêng chỉ có hệ phái Khất Sĩ, ụ ngôi tịnh xá Bát Giác tượng trưng cho Bát Chánh Đạo. Trước hết chúng ta biết đến giáo lý đầu tiên mà Đức Phật nói ở vườn Lộc Uyễn khi Ngài đã thành đạo là giáo lý Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo, hay chúng ta còn gặp Tứ Đế này ở sanh già bệnh chết v..v.. rất nhiều trong hệ giáo lý của Đức Phật, đồng thời đem lý này lồng vào trong bốn trụ của chánh điện xung quanh tháp Phật là nói lên Sự nhưng tượng trưng cho bốn chúng là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di. Hộ trì phật pháp, bốn trụ ấy nâng đỡ ngôi nhà Phật Pháp, ngôi nhà phật pháp không có bốn trụ không thể đứng vững trên nền đất tâm cũng như trên thế gian này, xung quanh  chánh điện có 8 cửa đi vào tượng trưng cho Bát Chánh Đạo: gồm có Chánh Kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Muốn vào ngôi nhà Phật pháp chúng ta phải đi qua 8 cửa này, qua bằng cửa nào cũng vào gặp được Phật, như ta dùng chánh Kiến soi rọi mình cũng thấy được Phật tánh sẵn có trong tâm, thấy đuợc chánh pháp, thấy được con đường chánh pháp không đi vào con đường tà kiến, hay Ta chơn chánh trong nghề nghiệp gọi là chánh nghiệp thì cũng sẽ đến được với Phật, vì ta nuôi dưỡng lòng từ đối với tất cả chúng sanh không tạo nghiệp sát, mà đạo Phật là đạo Từ bi,...

Giới luật và những pháp học căn bản cho Tăng Ni Khất sĩ

Với ý nghĩa dầu tu tập đạt đến địa vị Bồ Tát nhưng không dừng lại ở đó mà phải tu tập nữa để tiến lên quả vị Phật mới thôi.

Với ý nghĩa dầu tu tập đạt đến địa vị Bồ Tát nhưng không dừng lại ở đó mà phải tu tập nữa để tiến lên quả vị Phật mới thôi.

Vì vậy cho nên nếu ta không đi qua 8 cửa này khó mà đến được ngôi nhà Phật pháp sẽ dễ bị lạc đường,vì nếu không chánh tư duy thì sẽ bị lọt vào tà tư duy, cuôc đời chỉ có 2 phạm trù đúng hoặc sai, phải hoăc trái mà thôi. Không đi bên này thì đi bên kia, không Chánh Định thì sẽ Tà Định. Trong cuộc sống chúng ta ai ai cũng đều đi qua 8 cửa này để mà định hướng cho mục đích sống lý tưởng sự nghiệp của chính mình, trong xuất thế gian hay thế gian cũng đều phải có 8 cửa này trong mỗi con người, khi một người đã vào được ngôi nhà tâm linh của chính mình qua 8 cửa ấy thì bên trong nhà có bảo sở là chỗ cất giữõ kho báu của mỗi người đó chính là Phật Bảo.

Đặc điểm thờ phượng: Tôn trí duy nhất 1 bảo tượng

Ở giữa có xây tam cấp để thờ Phật tượng trưng cho Giới, Định, Huệ, Phật, Pháp, Tăng. Có tháp 13 tầng tượng trưng cho 13 đẳng cấp tiến hoá của chúng sanh từ: 1. Địa ngục, 2. Ngạ quỷ, 3. Súc sanh, 4. A tu la, 5. Người, 6. Trời, 7. Tu Đà Hoàn, 8. Tư Đà hàm, 9. A Na Hàm, 10. A La Hán, 11. Bích chi, 12. Bồ tát, 13. Như lai (Phật ). Tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ấy là tượng trưng cho Phật tánh trong tâm của chúng ta, trong nhà luôn có bảo vật giống như trong mỗi con người dù xấu hay tốt đều có sẵn hạt giống từ bi,hạt giống giác ngộ, là chơn tâm thường trú sáng suốt, không vẩn đục, không ô nhiễm, sự lý viên dung, tượng Bổn  Sư tôn trí duy nhất trong chánh điện là chắc lọc từ tinh hoa của Phật giáo Nam Tông không thờ Bồ Tát, chỉ thờ duy nhất 1 tượng Bổn Sư, được thờ trên bực tháp thứ 3 dưới 2 bực tháp là Pháp Tăng.

Vẻ đẹp người khất sĩ và những dấu chân còn mãi giữa trăng ngàn

Với ý nghĩa dầu tu tập đạt đến địa vị Bồ Tát nhưng không dừng lại ở đó mà phải tu tập nữa để tiến lên quả vị Phật mới thôi. Tam Bảo đã có đủ Phật Pháp Tăng được chở che bởi ngôi nhà Bát Chánh Đạo được hộ trì bởi tứ chúng, hiện diện trên mảnh đất tâm kiên  cố, đó là lý Phật Pháp. Về sự chúng ta thấy rằng hình thức tôn trí, thờ phượng như vậy để giản đơn trong việc cúng kiến  không rườm rà, nghi thức nơi thờ đươc trang nghiêm, thông thoáng, nhắc nhở hành giả luôn luôn có và chỉ có một Phật tánh hiện diện nơi tâm của mình, thờ như vậy khi bước vào trong đứng nơi đâu cũng nhìn thấy Phật, cũng thấy Tam Bảo, và quả vị A la Hán là quả vị cuối cùng để tiến lên quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vô thượng chánh đẳng chánh giác là:

Thế gian này chỉ duy nhất Đức Thế Tôn mới là người đầy đủ minh và hạnh, điều phục tâm chúng sanh cang cường và độ được những kẻ khó độ. Đảnh lễ Ngài, đảnh lễ Đại hùng, Đại bi của Ngài, đảnh lễ Ngài để xả bỏ tâm ngã mạn, xả bỏ cái ta cố hữu trong ta để tâm rỗng không đồng với Ngài thể thanh tịnh giác ngộ để có được sự Hùng lực và Bi lực như Ngài “Ngài là bậc hoàn toàn tách ra mọi cấu uế, Ngài đã tiêu diệt tất cả mọi kẻ thù ( tức mọi ô nhiễm ).

Thế gian này chỉ duy nhất Đức Thế Tôn mới là người đầy đủ minh và hạnh, điều phục tâm chúng sanh cang cường và độ được những kẻ khó độ. Đảnh lễ Ngài, đảnh lễ Đại hùng, Đại bi của Ngài, đảnh lễ Ngài để xả bỏ tâm ngã mạn, xả bỏ cái ta cố hữu trong ta để tâm rỗng không đồng với Ngài thể thanh tịnh giác ngộ để có được sự Hùng lực và Bi lực như Ngài “Ngài là bậc hoàn toàn tách ra mọi cấu uế, Ngài đã tiêu diệt tất cả mọi kẻ thù ( tức mọi ô nhiễm ).

Vô thượng thừa: Bực này không bực nào cao hơn đây là lời khen ngợi cực điểm của giáo pháp tức là dị danh của Đại thừa. Trong Kinh Hoa Nghiêm nơi vượt khỏi 2 thừa( nhị thừa) gọi là Đại Thừa, đệ nhất Thừa, Thắng Thừa, Tối Thắng Thừa, Thượng Thừa, Vô Thượng Thừa là bực lợi ích tất cả chúng sanh như trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương. Mô tả về bậc nhất chơn địa chỉ cho vị đã ngộ được lý nhất chơn pháp giới. Nhất Chơn Pháp Giới. Thể của nó dứt sự đối đãi gọi là nhất chơn thật là chơn. Theo trong Tam Tạng Pháp số thì không hai gọi là Nhất, không vọng gọi là chơn. Thông suốt, dung nhiếp gọi là Pháp giới. Tức là chỉ cho Pháp Thân bình đẳng của Chư Phật, xưa nay chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng phải, không chẳng phải có, lìa danh, lìa tướng, không ở trong, không ở ngoài,chỉ là 1 thể chơn thật, không còn luận bàn gọi là Nhất Chơn Pháp giới.

Vào trong Đại hùng bảo điện, đối trước Bổn Sư là đối trước Phật tánh sáng suốt hằng thanh tịnh của chính mình dứt sự ràng buộc của phiền trược khổ đau, dứt sự đối đãi của thế gian thường tình, vượt lên trên 2 phạm trù có và không, sanh và tử, chỉ có sự thanh khiết thuần tịnh của hương vị giải thoát, từ bi.

Sự ra đi bí ẩn của Tổ sư Hệ phái Khất sĩ Việt Nam Minh Đăng Quang 65 năm trước

Đảnh lễ Phật, chỉ có Phật mới có đủ trí lực vượt lên trên 2 cực đoan, không đam mê dục lạc của thế gian, ngài đã từng ép xác khổ hạnh và Ngài đã từ bỏ, và Ngài nói những lời hợp thời, khế lý và khế cơ.

Đảnh lễ Phật, chỉ có Phật mới có đủ trí lực vượt lên trên 2 cực đoan, không đam mê dục lạc của thế gian, ngài đã từng ép xác khổ hạnh và Ngài đã từ bỏ, và Ngài nói những lời hợp thời, khế lý và khế cơ.

Chỉ có đức Thế Tôn là bậc A La Hán chánh đẳng giác đầy đủ minh và hạnh, đấng thiện thệ, Đấng hiểu rõ thế gian, bậc Vô Thượng Đạo Sư điều phục những người đáng điều phục, bậc Thầy của chư Thiên và loài người, Phật, Thế  Tôn ( M-I .37, A 3. 285 ). Thế gian này chỉ duy nhất Đức Thế Tôn mới là người đầy đủ minh và hạnh, điều phục tâm chúng sanh cang cường và  độ được những kẻ khó độ. Đảnh lễ Ngài, đảnh lễ Đại hùng, Đại bi  của Ngài, đảnh lễ Ngài để xả bỏ tâm ngã mạn, xả bỏ cái ta cố hữu trong ta để tâm rỗng không đồng với Ngài thể thanh tịnh giác ngộ để có được sự Hùng lực và Bi lực như Ngài “Ngài là bậc hoàn toàn tách ra mọi cấu uế, Ngài đã tiêu diệt tất cả mọi kẻ thù (tức mọi ô nhiễm ).

Ngài đã phá huỷ hoàn toàn bánh xe luân hồi được làm bằng vô minh và khát ái Ngài xứng đáng nhận những đồ cúng dường của cõi trời và cõi người. Chúng ta phải phát nguyện được như Phật, tiêu diệt tất cả mọi ô nhiễm. Ngài là đấng Thiện Thệ vì ngài có cách đi tốt đẹp, đã đi một cách đúng  pháp và đã tuyên bố đúng, cách đi tốt đẹp là đi theo con đường thánh đạo tám nghành, đã đến nơi một nơi tốt đẹp là đã đến Niết Bàn bất tử. Đã đi một cách đúng pháp, tức là Ngài không thiên về cực đoan nào trong 2 cực đoan là thường kiến và đoạn kiên, không theo hướng đam mê dục lạc, cũng không theo hướng ép xác khổ hạnh. Ngài đã tuyên bố đúng, tức là ngài chỉ nói những lời nói thích đáng”.

Chỉ có đức Thế Tôn là bậc A La Hán chánh đẳng giác đầy đủ minh và hạnh, đấng thiện thệ, Đấng hiểu rõ thế gian, bậc Vô Thượng Đạo Sư điều phục những người đáng điều phục, bậc Thầy của chư Thiên và loài người, Phật, Thế Tôn ( M-I .37, A 3. 285 ).

Chỉ có đức Thế Tôn là bậc A La Hán chánh đẳng giác đầy đủ minh và hạnh, đấng thiện thệ, Đấng hiểu rõ thế gian, bậc Vô Thượng Đạo Sư điều phục những người đáng điều phục, bậc Thầy của chư Thiên và loài người, Phật, Thế Tôn ( M-I .37, A 3. 285 ).

Đảnh lễ Phật, chỉ có Phật mới có đủ trí lực vượt lên trên 2 cực đoan, không đam mê dục lạc của thế gian, ngài đã từng ép xác khổ hạnh và Ngài đã từ bỏ, và Ngài nói những lời hợp thời, khế lý và khế cơ. Không nói những lời vô ích có hại. Vì vậy chúng ta còn là phàm phu đang trên con đường tu tập đảnh lễ Ngài phát nguyện noi theo hạnh nguyện và nghệ thuật sống của Ngài, để một ngày tiến tu trên con đường tự độ và độ tha, quay về  bảo sở của riêng mình

Đức Phật ngài là bậc toàn năng, toàn giác, chỉ có ngài mới hiểu rõ thế gian, biết rõ cuộc đời trên mọi phương diện. Như Kinh nói “Hành giả, có một chỗ tận cùng thế giới, ở đây người ta không sinh, không già, không chết, không tái sinh, có thể được biết, được thấy hay đi đến bằng du lịch. Điều ta không tuyên bố, tuy nhiên ta cũng không cần đi đến tận cùng thế giớùi. Đúng hơn trong cái thân xác nhỏ bé này, với các tưởng, các thức của nó mà ta công bố có thế giới, sự sinh khởi của thế giới sự chấm dứt của thế giới và con đường đưa đến ũ chấm dứt của thế giới.

Thế gian này có câu hát rằng:

“Đường thương đau đầy ải nhân gian

Ai chưa qua chưa phải là người”

Nhưng đã có ai đi trọn cuộc đời, có ai cho rằng mình đã thấu hiểu hết cuộc đời trước khi lìa khỏi thế gian này. Nếu người không đủ trí tuệ siêu việt Thiền Định, chứng tam minh và lục thông như Đức Phật thì thế gian này làm sao mà hiểu rõ để giải thích được, chúng ta luôn phải đảnh lễ Ngài, vì Ngài quá cao tuyệt không gì so sánh được trí tuệ của Ngài, vì ngài đã lắng sạch phiền não, hướng dẫn chúng sanh trong trần gian ra khỏi con đường tăm tối nhiễm ô. Nếu chúng ta muốn đi đã có sẵn đường ngài đã vạch và đã đi.

"Ngài là đấng cha lành cứu độ nhân loài.

Đấng từ bi ngài gieo ánh sánh Đạo Vàng”

Ngài dạy dỗ về những vấn đề trong hiện tại những vấn đề thuộc đời sau và những mục đích tối hâu, tuỳ trường hợp thích đáng, cho nên Ngài là bậc Thầy. Một đoạn trong Niddesa diễn tả “Đức Thế Tôn là bậc dẫn đạo đoàn lữ hành, người đưa kẻ lữ hành về đến nhà, đưa chúng sanh vượt qua sa mạc sinh tử”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Nghiên cứu 16:00 02/09/2024

Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.

Xem thêm