Kiêu mạn tự cao làm tổn phước
Chỉ vì ta đã có tâm coi thường họ, trừ trường hợp những người quyền cao chức lớn thì mỗi khi biếu tặng ta luôn kèm theo sự nể trọng. Hiểu nhân quả rồi, chúng ta bố thí với lòng kính trọng thì phước mới trọn vẹn.
Hàng xóm của ta gặp khó khăn, bị mất việc làm. Vì thế, trong suốt mấy năm liền, tháng nào ta cũng phụ giúp năm mươi ký gạo cho đến khi người đó có việc làm. Vậy thì phước của ta có lớn không?
Có, vì rất hiếm người kiên trì giúp đỡ như thế. Nhưng khi ta giúp người như vậy thì trong lòng lại tự cao sinh ra coi thường và khinh người nên sau này phước cũng bị suy giảm. Lẽ ra, với cái phước đó ta sẽ được giàu sang, nhưng không ngờ ta chỉ khá giả chứ không giàu. Vì vậy, chúng ta đã biết đạo lý, thì khi giúp ai phải giúp với tấm lòng vừa thương yêu vừa tôn trọng để người thọ ơn không cảm thấy mất thể diện, mất danh dự.
Hay khi ta đang có vài cái bánh ngon, gặp lúc đứa bé hàng xóm chạy ngang, ta gọi lại: “Con đến đây ông cho”. Ta sẽ không cho theo kiểu ném cái bánh như ném đồ ăn cho chó, mà ta sẽ xoa đầu và ân cần mở gói bánh đưa tận tay cho bé. Chỉ là việc cho đứa bé một chiếc bánh thôi, nhưng ta cho với tất cả sự thương yêu, trân trọng, nên phước từ một mà tăng lên thành trăm lần chính vì lòng tôn trọng đó.
Lời nói khoe khoang làm tổn phước
Còn trong trường hợp ta cho mà lại nói: “Ê, mày lại đây có bánh nè” rồi quăng cái bánh mà không cần biết thằng nhỏ có chụp được hay không. Nghĩa là, ta cho người khác ăn mà coi thường họ thì sau này mình sẽ chỉ được cho lại một hai cái bánh, vì phước ít.
Điều này lý giải vì sao chúng ta cúng chùa sẽ có phước. Vì khi cúng vật phẩm cho chùa hầu hết chúng ta đều có sự kính trọng quý Tăng Ni. Chính sự kính trọng đó mà một đồng cúng dường trở thành một triệu đồng. Còn vì sao bố thí giúp cho người khác ta lại không có phước nhiều?
Chỉ vì ta đã có tâm coi thường họ, trừ trường hợp những người quyền cao chức lớn thì mỗi khi biếu tặng ta luôn kèm theo sự nể trọng. Hiểu nhân quả rồi, chúng ta bố thí với lòng kính trọng thì phước mới trọn vẹn.
Có một hôm ta nấu được món ăn ngon nên bảo con mang cho người nghèo ở cạnh nhà và dặn cẩn thận rằng: “Con mang món này sang cho bác, nhớ khoanh tay cúi đầu nói là nhà con nấu, mang lại biếu bác ăn lấy thảo, con lễ phép cúi đầu chào rồi mới được về”.
Cho dù về gia cảnh, nhà ta khá hơn nhà họ nhưng ta vẫn dạy con mang cho một món ăn với tất cả sự lễ độ. Chính vì ta có lòng tôn trọng nên bắt con mình cũng phải tôn trọng, và sau này cả ta cùng con cái trong gia đình đều có phước lớn. Phước báu này gần giống như phước cúng chùa vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
Kiến thức 15:37 24/11/2024Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.
Tứ ân là gì?
Kiến thức 14:50 24/11/2024Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.
Xem thêm