Tại sao sự hưởng thụ lại gây tổn phước?
Khi biết kính trọng những bậc đáng kính sẽ tạo thành cái phước và cái phước đó sẽ tạo thành cái nghị lực tự nhiên, không dằn ép. Người nào trong cuộc đời mà không biết kính trọng được nhiều người như bố mẹ, ông bà, thầy cô, người lớn tuổi … thì sẽ sống một đời sống hời hợt, bạc nhược.
Mỗi người ta sinh ra trên cõi đời này, ta mang theo một số phước từ quá khứ mà ta đã làm được, cũng như một số tội ở quá khứ mà ta đã lỡ gây tạo nên. Do số tội phước đó chưa tính ra được con số cụ thể nên ta chưa định lượng được. Nếu một ngày nào đó khoa học đi sâu vào lĩnh vực tâm linh và đo được số lượng tội phước của mỗi người thì mới có thể định lượng ra con số cụ thể. Ví dụ như em bé vừa sinh ra, ta dùng máy đo thì ta biết được em bé đó có được 35kg phước. Một em bé khác đo được 105kg phước.
Phước đó chính là số hạnh phúc, may mắn, khoái cảm, lạc thú mà người đó sẽ hưởng được trong cuộc đời. Khi hưởng hết lạc thú đó rồi sẽ không còn lạc thú nào tới với mình nữa. Nếu mình gượng hưởng thì sẽ bị âm, bị nợ. Ví dụ như người nghiện ma túy là người đã tiêu thụ hết định lượng phước mà họ đã có từ quá khứ một cách cực nhanh. Ví dụ như 70kg phước đó họ sống trên đời, chan rải ra được đến năm họ 70 tuổi. Rồi khi họ sống họ lại tạo phước thêm, không tạo tội, và họ cũng có thụ hưởng, thì hết một kiếp đó, họ vơi đi còn được 20kg phước thì tuổi già họ sống rất khỏe.
Nhưng mà lỡ tới năm 20 mấy tuổi họ nghiện ma túy. Bởi vì ma túy tạo ra khoái cảm nhanh quá nên đã đốt sạch 70kg phước mà họ có. Khi hết phước rồi sẽ không còn tiền để mua thuốc, rồi họ phải đi ăn cướp và tạo tội để đưa thuốc vào người để tạo nên khoái cảm. Khi đó phước bắt đầu bị âm, bị nợ. Khi phước âm thì bệnh tật bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là cơ chế miễn dịch của cơ thể hư hết hoàn toàn cho các bệnh cơ hội xâm nhập: như bệnh cảm, lao, HIV…
Những việc nhỏ nhặt tổn phước cần lưu ý
Người còn phước thì vượt qua bệnh và phục hồi được. Còn người hưởng thụ khoái cảm, bị âm phước mắc bệnh sẽ chết ngay bởi vì cơ chế miễn dịch của cơ thể đã hư hết hoàn toàn. Nên người phước ít mà lại hưởng khoái cảm nhiều sẽ dẫn đến bị âm. Giờ ta đặt vấn đề là ta chưa tạo phước cũng chưa tạo tội thì phước ta sẽ còn. Chính cái phước đó sẽ khiến ta khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn, ta luôn cảm giác sảng khoái. Cái đó sẽ quý hơn những khoái cảm tạm bợ. Ngoài ma túy ra, khoái cảm mà thanh thiếu niên hiện nay thường hưởng thụ chính là tình dục và những sự ăn chơi thác loạn như đi vũ trường, quán bar...
Tất cả những thứ khiến ta cảm thấy khoái cảm đều lấy hết phước của ta dần dần. Do vậy, chúng ta nên hạn chế những gì tạo nên khoái cảm, đặc biệt là lớp trẻ đang trong tuổi dậy thì bắt đầu có những suy nghĩ về tình cảm luyến ái nam nữ, mơ mộng về tình yêu. Nếu trong giai đoạn này lớp trẻ lại tiếp nhận những thông tin về tình dục nhiều thì sự kích dục rất mạnh sẽ dẫn đến sự tự hưởng thụ như xem phim đồi trụy, thủ dâm, quan hệ tình dục…sẽ lấy mất cái phước của họ. Ví dụ như khi bạn bè rủ ta đi chơi, đi ăn, đi nhậu, vào vũ trường, quán bar…thì đó cũng chính là những khoái cảm khiến ta tổn phước. Đặc biệt là đối tình yêu đối với lớp trẻ gây khoái cảm rất lớn.
Khi có ai nói lời yêu với ta thì ta phải hiểu rằng họ sắp khiến chúng ta tổn phước. Những người lập gia đình thì họ buộc phải hưởng thụ khoái cảm tình dục dù muốn hay không. Những khoái cảm tình dục đó đều làm mình tổn phước dù là hợp pháp. Bởi vì định lượng tội phước ở kiếp trước chỉ cho mình hưởng bao nhiêu đó thôi. Có một người đàn ông lập gia đình, đến một ngày phát hiện mình mắc bệnh rối loạn dương cương. Tức là không còn khả năng sinh hoạt tình dục nữa. Đó là vì phước họ đã hết, nhưng họ lại không chịu dừng lại mà lại tiếp tục mua thuốc trị liệt dương. Khi đó họ bị đứng tim chết bởi vì cơ thể đã điều chỉnh cơ chế liệt dương để sống sót và tự bảo vệ mình nhưng họ không biết lại tìm cách hưởng thụ. Thế là âm phước dẫn đến tử vong. Do vậy những người từ chối hưởng thụ khoái lạc sẽ giữ được phước của mình, sẽ được bù lại là cơ thể khỏe mạnh, minh mẫn.
Người nào cứ hưởng thụ trong đời sống riêng tư quá mức thì họ sẽ không được khỏe, không được minh mẫn, không cảm thấy sảng khoái mà cứ cảm thấy khó chịu, bức rức. Những người sống kềm chế không hưởng thụ thì họ sẽ có được những hạnh phúc khác, lớn hơn gấp nhiều lần sự hưởng thụ những khoái cảm tầm thường. Nhưng để đủ ý chí và nghị lực để khước từ khoái cảm cuộc đời để sống một đời lành mạnh, trong sáng để có hưởng được những điều cao cả hơn thì ta phải kính trọng những người đáng kính.
Khi biết kính trọng những bậc đáng kính sẽ tạo thành cái phước và cái phước đó sẽ tạo thành cái nghị lực tự nhiên, không dằn ép. Người nào trong cuộc đời mà không biết kính trọng được nhiều người như bố mẹ, ông bà, thầy cô, người lớn tuổi … thì sẽ sống một đời sống hời hợt, bạc nhược. Nếu muốn đất nước phát triển thì tần lớp người trẻ hiện nay phải đủ nghị lực để khước từ những trò vui và khoái cảm tầm thường. Giới trẻ phải biết chiến đấu với tâm lý tình dục của tuổi mới lớn và nhớ đừng lệ thuộc, đừng đâm đầu vào, đừng nghiện, đừng nghiên cứu, đừng tơ tưởng, đừng quan tâm đến tình dục. Khi lớp trẻ có trí óc minh mẫn, thân thể khỏe mạnh thì mới có thể đóng góp xây dựng cho đất nước này. Khi mà lớp trẻ thỏa mãn tình dục thì đất nước này tiêu vì không còn những cái đầu minh mẫn để xây dựng nữa. Vì lao đầu vào tình dục rồi chính là chui vào trong bóng tối. Ta phải bước ra ánh sáng và quay lưng với bóng tối.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm