Thứ ba, 18/10/2022, 15:59 PM

Những việc nhỏ nhặt tổn phước cần lưu ý

Bất cứ sự lãng phí nào, đều tiêu hao phước đức của mình. Đã thiếu phước thì không thể sống lâu, không bệnh, giàu có, sắc đẹp và vinh hiển. Nếu phước báo đang trổ mà không chịu tích phước, tiêu xài xa xỉ, lãng phí thì chắc chắn hết phước, họa tới.

1. Xài quạt, đèn điện xong, đứng dậy bỏ đi quên tắt. Không chỉ mất tỉnh giác, mà còn tổn phước.

2. Uống nước suối, đừng bỏ dở nửa chai. Nên đem về uống hết. Tránh chiêu cảm quả báo bị đói khát.

3. Xả rác bừa bãi nơi công cộng, bắt người khác dọn. Không những gây ô nhiễm môi trường, mà đời sau sẽ quay lại hầu những người dọn vệ sinh trả nợ.

4. Cắm sạc điện thoại, máy tính xong, không chịu rút chui cắm ra khỏi nguồn, phí điện, tổn phước.

5. Ăn xong, đứng dậy bỏ đi, không tự dọn dẹp, dù chẳng bận việc gì. Càng nhiều người phục vụ mình, phước đức mình càng tổn giảm nhanh chóng. Nên đến chùa phải tập tự phục vụ và phụng sự chung.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lãng phí là đang tạo nghiệp và đánh mất phúc báo của chính mình

6. Rót nước chấm quá nhiều, ăn xong đổ bỏ. Nên tận dụng để nêm nếm thức ăn. Tránh quả báo bị thiếu hụt tài sản trong tương lai, do lãng phí.

7. Bóc lần bánh trái trên bàn thờ Phật xuống ăn mà không hạ xuống một lượt. Hoặc để dĩa trái cây trống trơn cúng Phật. Về sau sẽ mất hết tài lộc.

8. Nước dơ, bã trà có thể dùng để tưới và bón cây, không nên lãng phí.

9. Rửa rau, củ, bị rớt xuống đất, không chịu lượm lên rửa sạch lại ăn.

10. Vứt bỏ những gì còn khả năng sử dụng. Không chịu chia sẻ cho người khác. Hoặc cúng dường, bố thí vật phẩm xấu, để dành cho mình hưởng phần tốt.

Đến chùa làm mười, chỉ nên hưởng một. Đó là cách kiệm đức. Muốn tích phước thì quý Phật tử phải tự mình tìm việc làm công quả. Tâm đặt vào công phu. Không nên có thái độ “lánh nặng, tìm nhẹ”, “biếng nhác, cầu an” hoặc chỉ biết hưởng thụ mà không tiếc của đàn na tín thí.

Bất cứ sự lãng phí nào, đều tiêu hao phước đức của mình. Đã thiếu phước thì không thể sống lâu, không bệnh, giàu có, sắc đẹp và vinh hiển. Nếu phước báo đang trổ mà không chịu tích phước, tiêu xài xa xỉ, lãng phí thì chắc chắn hết phước, họa tới. Tâm tịnh là đức, lợi sanh là phước. Muốn có đủ phước đức tự thân quý vị phải nghiêm cẩn tu tập vậy.

Nguồn: Thích Như Dũng 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm