Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 31/08/2024, 11:05 AM

Kinh nghiệm cận tử

Tu học để biết cách sống và để biết cách chết đều quan trọng như nhau. Ai ở đời này cũng phải có chút kinh nghiệm gì đó để mà đối diện cái chết mà ở đây ta gọi là kinh nghiệm cận tử, vốn được nói đến rất nhiều trong Phật giáo.

Mỗi người đều có một hạnh nghiệp riêng. Đời sống của chúng ta phần lớn là tùy thuộc vào các tiền nghiệp.

Chính ta định đoạt đời mình chớ không phải ai khác. Chúng ta luôn hành động theo ý mình thích bằng cả hai khuynh hướng thiện ác và nói vậy có nghĩa là chính ý muốn ở mỗi người tốt xấu ra sao đó, sẽ quyết định hành trình sắp tới của mình. Nói một cách rốt ráo thì biết cách chết hợp đạo còn quan trọng hơn là biết sống hợp đạo.

Dòng luân hồi dài thăm thẳm, chưa Niết Bàn thì chúng ta cứ liên tục mở ra những hành trình mới, đi lên hoặc đi xuống. Và một người Phật tử dĩ nhiên chỉ huân tập thiện nghiệp với ý hướng biến mình ngày một tốt hơn.

Ta sẽ làm gì khi cận kề cái chết?

00

Trong bài giảng này, nói về kinh nghiệm cận tử, tôi đặc biệt nhấn mạnh hai vấn đề:

• Nghiệp lý

• Từ Tâm

Nghĩa là người tu học phải luôn tự biết điều chỉnh Tam nghiệp cho chính mình và chỉ nhìn về người khác bằng tâm thái từ mẫn. Chúng ta phải luôn nhớ rằng cái gọi là sự sống luôn gắn liền với cái chết.

Chính cái chết là một nửa của đời sống và cũng là điểm kết thúc của đời sống. Ai cũng phải chết một ngày nào đó nhưng nó không thật sự đáng sợ như người ta vẫn nghĩ.

- Nếu ta sống thanh thản thì sẽ có được cái chết thanh thản.

- Sống trong âu lo chắc chắn sẽ chết trong âu lo.

Đây là điều phải biết khi bắt đầu nói về kinh nghiệm cận tử. Theo tôi được biết thì trên thế giới này có biết bao nhiêu là chuyên ngành trường phái về khoa học, triết lý, tôn giáo, văn hóa nhưng có lẽ chỉ có Phật giáo là dạy người ta biết cách chết cách nào cho đúng.

Người Miến Điện có câu ngạn ngữ rằng “Cái quan tài chỉ đẹp khi ta có một đời sống đẹp"...!!!

(Kinh Nghiệm Tuệ Quán, Nhiều Tác Giả, Toại Khanh (dịch), Tr.255, Nxb Đồng Nai, 2021)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm