Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 13/01/2021, 10:08 AM

Ai thọ trì kinh nhân quả, đời đời hưởng phước lộc

Thọ trì nghĩa là thấy người ăn mày thì ta về nhà xúc bơ gạo ra bố thí cho họ và chính bơ gạo chúng ta bố thí ấy sẽ sinh ra phước báo cho chính mình. Cho nên không chỉ tụng kinh mà phải chân thật tu tập, thực hành lời Phật dạy thì mới được tăng trưởng phước báu.

Học kinh Nhân quả để biết luật Nhân quả xung quanh chúng ta

Nếu chúng ta gieo hạt mít thì sẽ mọc lên cây mít và ra quả mít, còn gieo hạt ớt, sẽ lên cây ớt và ra quả ớt. Có thể nói, gieo nhân nào thì ra quả loại đó và gieo nhân thì chắc chắn sẽ gặt quả. Gieo nhân gì thì sẽ gặt được quả nấy; mọi suy nghĩ, hành động, lời nói dù xấu hay tốt đều có nhân quả. Trong kinh Nhân Quả Ba Đời, Phật dạy rằng:

“Giàu sang đều bởi mạng

Đời trước có tu nhân

Ai thọ trì kinh nhân quả

Đời đời được hưởng phước lộc.”

Gieo nhân nào thì ra quả loại đó và gieo nhân thì chắc chắn sẽ gặt quả.

Gieo nhân nào thì ra quả loại đó và gieo nhân thì chắc chắn sẽ gặt quả.

Phật nói kinh nhân quả ba đời

Bí quyết để đời đời được hưởng phước lộc theo kinh Nhân quả

Tuy nhiên hiện nay, có một số Phật tử đang hiểu lầm “thọ trì” là mang kinh ra đọc thật nhiều, mà không biết đó mới chỉ dừng lại ở việc đọc kinh thôi. Thọ trì là phải hành trì và thực hành lời Phật dạy. Hành trì kinh thì chúng ta mới được phúc báu, còn đọc tụng thì chỉ được một chút phúc thôi. Nhưng thực hành là việc khó.

Trong kinh, Đức Phật dạy chúng sinh phải nên tập bố thí. Chúng ta đọc trong kinh là phải bố thí nhưng về nhà thì rất keo kiệt, thấy người ăn mày, ăn xin đến lại không cho họ đồng nào. Kinh thì cứ tụng làu làu nhưng tay thì giữ chặt lại, không bao giờ biết buông ra cho ai cái gì. Đọc kinh một đằng mà việc làm một nẻo là chưa biết thọ trì. Thọ trì nghĩa là thấy người ăn mày thì ta về nhà xúc bơ gạo ra bố thí cho họ và chính bơ gạo chúng ta bố thí ấy sẽ sinh ra phước báo cho chính mình. Cho nên không chỉ tụng kinh mà phải chân thật tu tập, thực hành lời Phật dạy thì mới được tăng trưởng phước báu.

Cho nên không chỉ tụng kinh mà phải chân thật tu tập, thực hành lời Phật dạy thì mới được tăng trưởng phước báu.

Cho nên không chỉ tụng kinh mà phải chân thật tu tập, thực hành lời Phật dạy thì mới được tăng trưởng phước báu.

Phúc đức là biến thể của thuyết luân hồi - nhân quả?

Bên cạnh đó, Phật tử cần phải giữ gìn 5 điều đạo đức đó là:

1.Không sát sinh

2.Không trộm cắp

3.Không tà dâm ngoại tình

4.Không nói dối

5.Không say sưa nghiện ngập

Đây đều là những điều đạo đức tốt đẹp, xây dựng một lối sống chân - thiện - mỹ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Từ bi và trí tuệ phải cân bằng

Kiến thức 08:00 26/04/2024

Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ).

Xem thêm