Đức Phật là tấm gương tiêu biểu nhất về đời sống đơn giản
Đức Phật hiểu ra rằng, thân xác kiệt quệ thì tâm linh cũng suy yếu. Ngài đã từ bỏ con đường khổ hạnh, và chọn con đường khác để đi đến giác ngộ, đi đến giải thoát.
Vì sao tu khổ hạnh cực đoan không phải là con đường thoát khổ?
Trong thời đại đó, người ta quan niệm sống khổ hạnh là một hạnh tu cao quý. Người ta cho rằng, người chiết phục được đời sống của cơ thể này thì tâm linh của họ sẽ bừng sáng, sẽ giác ngộ. Còn người cung phụng cho thể xác này thì tâm linh sẽ mờ tối. Đức Phật cũng tin như vậy nên đã thực hành khổ hạnh một cách rất khốc liệt. Ngài ép xác, ăn uống rất ít, nhịn thở để mong khi thể xác này kiệt quệ thì tâm linh Ngài bừng sáng. Nhưng qua sáu năm ép xác đến cùng cực, thấy mình sắp rơi vào hôn mê, tinh thần mờ tối, Ngài mới hiểu là mình đã sai và những người có quan niệm như vậy là sai.

Người tu phải lấy đời sống của Đức Phật làm thước đo cho mình.
Rõ ràng, họ nói mà không thực hành, nói mà chưa có kinh nghiệm. Đức Phật hiểu ra rằng, thân xác kiệt quệ thì tâm linh cũng suy yếu. Ngài đã từ bỏ con đường khổ hạnh, và chọn con đường khác để đi đến giác ngộ, đi đến giải thoát. Đó là con đường thiền định.
Vậy, trước khi chứng đạo Ngài có một đời sống cực kỳ khổ hạnh, sống ép xác. Sau khi chứng đạo, Ngài không có nhu cầu gì nữa và sống rất đơn giản. Dĩ nhiên, chúng ta không thể sống được như Đức Phật. Nhưng người tu phải lấy đời sống của Đức Phật làm thước đo cho mình. Nghĩa là chúng ta xem mình cách Phật xa như thế nào để tự điều chỉnh, đừng đi quá xa.
… Một điều chúng ta cần lưu ý, trong cuộc sống tu hành, nếu tu chân chính, dần dần chúng ta sẽ có phước. Khi phước tăng lên, những vật dụng hằng ngày tự nhiên sẽ đến với mình. Đây là chỗ thử thách đạo lực của chúng ta. Người có đạo lực là người thắng được bản năng, biết khước từ hưởng thụ, giữ cho mình đời sống đơn giản. Người có đạo lực yếu, sẽ không thắng được bản năng hưởng thụ, phước đến bao nhiêu, hưởng thụ bấy nhiêu.
Đức Phật và đại nguyện giáo hóa chúng sinh
Trích: Tâm lý đạo đức Tập 2,
TT. Thích Chân Quang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Vua Tịnh Phạn phản ứng như thế nào khi Đức Phật khất thực từng nhà?
Đức Phật
Hỏi: Phản ứng của Vua Tịnh Phạn khi hay tin Đức Phật ôm bát khất thực từng nhà ngoài thành Ca Tỳ La Vệ ra sao?

Hoàng hậu Da Du Đà La đã nói với Thái tử La Hầu La điều gì khi thấy đức Phật khất thực?
Đức Phật
Hỏi: Khi thấy Đức Phật đi khất thực tại Kinh Thành Ca Tỳ La Vệ, Hoàng hậu Yasodharā, mẹ của Rāhula đã nói với Thái tử Rāhula điều gì?

Đức Phật thực hành hạnh trì bình khất thực thanh cao tại quê hương như thế nào?
Đức Phật
Hỏi: Sự kiện Đức Phật thực hành Hạnh Trì Bình Khất Thực thanh cao tại quê hương diễn ra như thế nào?

Sự kiện vi diệu gì đã xảy ra sau khi Phật thuyết Ân đức chư Phật?
Đức Phật
Hỏi: Sau khi Phật thuyết lên Ân đức của Chư Phật và kinh hành trên con đường Châu báu đã có sự kiện vi diệu gì đã xảy ra khi đó?
Xem thêm