Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 27/09/2021, 14:04 PM

Làm sao cảm nhận được tâm ý Kinh?

Mục đích của đạo Phật là giác ngộ và giải thoát. Đức Phật là Bậc Nhất Thiết Chủng Trí – trí tuệ cao tột. Như vậy duyên lành về chùa ngoài việc cầu phước, còn phải thưa hỏi tìm hiểu giáo lý, phương cách phá trừ vô minh, mồi ngọn đuốc trí tuệ từ những lời Phật dạy, thấm nhuần tâm ý câu kinh.

Khi thấy rõ con người thật của chính mình, xấu tốt ra sao, phát tâm sám hối, chuyển đổi hướng thiện, khi đó con người mới có được ánh sáng trí tuệ. Hạnh phúc và bình an thật sự chỉ hiện hữu, khi con người nhận ra những khổ đau, phiền não chỉ là giả danh, nhân ngã thị phi đều không có thật.

Là người con Phật công phu tụng đọc kinh điển đến khàn tiếng, lạy Phật đến thân xác rã rời mệt mỏi, được người thế gian nhìn thấy ngưỡng mộ kính phục. Tuy nhiên, với ý thức mơ màng và tự tôn trong cái vỏ hào quang giả danh đó, thực tế thì muốn chạy trốn hoàn cảnh, lòng thì chất chứa ưu tư phiền não, tâm lại vì tội lỗi bản thân mà cầu xin một chút bình an tạm thời nơi cửa Phật.

Hiểu được và thông suốt kinh Phật là khó

Hiểu được và thông suốt kinh Phật là khó

Khi đó, con người thật sự khó hiểu và khó cảm nhận thấu suốt được tâm kinh, nghĩa Phật. Cách tụng kinh hành trì như thế chỉ là sự vay mượn của bản ngã, dễ phát sinh ra nhiều căn bệnh như: tự hào, hơn thua, so sánh, khen mình chê người, khiến người tu nhìn ra bên ngoài, nhiều hơn là tự soi rọi nội tâm.

Thông thường khi con người nhìn ngắm một bức tranh, đa số chỉ thấy được cái đẹp, cái xinh tươi của cây cảnh, hoa lá hoặc màu sắc rực rỡ một cách phiến diện hời hợt bên ngoài, ít ai cảm nhận hay động tâm hiểu được ý nghĩa mà người họa sĩ muốn gởi gắm trong bức tranh.

Cũng vậy, trong mọi khóa lễ ở chùa, con người thường coi trọng và chấp vào hình tướng bên ngoài như: cách thức tụng kinh buộc phải thuộc lòng, giọng đọc phải trầm bổng đúng nhịp. Khi lạy phải đúng nghi thức, hoặc lạy từng câu, từng chữ trong kinh. Cầu nguyện thì phải thành tâm sẽ được như ý.

Sau các thời tụng kinh bái sám xong, người ta thu xếp quyển kinh lại ngay ngắn, đem cất vào kệ, công phu như vậy xem như là hoàn mãn. Điều này không sai, nhưng chưa đủ. Bởi vì như vậy người ta chỉ nhận được sự bình an tạm thời, có một ít thiện phước mà thôi, chưa thấy rõ mục đích cứu cánh và chân lý đạo Phật.

Đức Phật dạy cách tu như thế nào? Hành trì ra sao? Đức Phật thuyết pháp 45 năm, để lại cho đời tam tạng kinh điển là vô ích hay sao? Tâm kính Phật trọng Pháp phải hiểu như thế nào đây?

Khi gặp nghịch cảnh, gặp những chuyện bất trắc, bất như ý, đa số người đời đi tìm quên trong thú vui thế tục, hoặc người có đạo tâm thì tìm nguồn an ủi nơi cảnh chùa thanh vắng. Còn những người thường hay đi chùa cầu phước, tụng kinh lễ Phật, hãy lắng tâm suy nghĩ, xem trong đời về chùa tụng kinh, hoặc đã thuộc nằm lòng tất cả bao nhiêu bộ kinh, lạy Phật bao nhiêu lạy, hầu như không còn tính được nữa. Tuy nhiên tâm trí vẫn bất an, nội tâm vẫn còn bị tổn thương vì những hạt giống khổ đau phiền não vẫn còn tồn tại, con người chưa thấy được phương cách nào để loại trừ. Biết rằng ai cũng có tánh giác, nhưng do con người mãi hướng ngoại tìm cầu suốt cuộc đời, nên các vị Tổ thường nhắc nhở rằng: “Như người vác Phật tìm Phật, người cỡi trâu tìm trâu”. Mãi mãi quẩn quanh trong vòng luân hồi sanh tử, làm sao thấy được Phật.

Dù tụng nhiều kinh điển

Buông lung không thực hành

Như trẻ đếm bò người

Không hưởng quả đạo hạnh.

(Kinh Pháp Cú)

Chúng sinh có nhiều bệnh thì Phật pháp có nhiều thuốc để trị liệu, ai hợp với thuốc nào thì mau lành bệnh.

Chúng sinh có nhiều bệnh thì Phật pháp có nhiều thuốc để trị liệu, ai hợp với thuốc nào thì mau lành bệnh.

Có người cảm thấy khinh an tự tại sau mỗi thời tụng kinh niệm Phật, công phu bái sám. Điều này thực quá tốt quá hay. Tuy nhiên, nếu không bước thêm bước nữa, không tư duy, không suy ngẫm, không hiểu thấu đáo tâm Phật ý kinh, để áp dụng trong đời sống hàng ngày, thời tụng kinh trở thành sự trả nợ chùa, trả nợ thế gian, không ích lợi bao nhiêu cho mình cho người cả.

Chư Tổ thường quở trách rằng: “Tu như vậy là đi tìm sừng thỏ hay lông rùa”. Sừng thỏ hay lông rùa là những thứ không có thật. Tu hành như vậy cho đến ngày bỏ lại xác thân phàm tục, cũng khó mà thấy Phật.

Phật pháp tại thế gian,

Mê ngộ có chậm mau,

Bôn ba qua một kiếp,

Người lỗi ta không lỗi,

Bỏ đời đi tìm thánh,

Sừng thỏ kiếm sao ra.

Trong kinh Pháp Bảo Đàn, khi đến lễ Lục Tổ Huệ Năng, một vị Tăng hiệu Pháp Đạt khoe: “Tôi đã tụng Kinh Pháp Hoa đến ba ngàn bộ rồi”. Lục Tổ bèn nói kệ dạy rằng:

Lạy vốn phá tự kiêu,

Đầu sao không sát đất,

Hữu ngã tội liền sanh,

Quên công phước thật lớn.

Người tên là Pháp Đạt,

Siêng tụng hoài không dứt,

Tụng không theo âm thinh,

Minh tâm mới gọi Phật,

Ngươi nay bởi có duyên,

Ta mới nói chân Pháp,

Tin chắc Phật không lời,

Liên hoa không do  miệng.

Tâm mê Pháp Hoa chuyển

Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa,

Tụng lâu không rõ ý,

Kinh nghĩa ấy thù ta.

Vị Tăng Pháp Đạt nghe kệ xong, liền ăn năn sám hối: “Đệ tử tụng kinh nhưng chưa hiểu được nghĩa lý của kinh, chỉ tụng theo văn tự, tâm thường cao mạn cũng có chỗ nghi chưa thấu rõ, từ nay xin giữ hạnh khiêm tốn. Kính xin Ngài thương xót, lược giải nghĩa lý trong kinh”. (Kinh Pháp Bảo Đàn)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm