Làm gì để được vãng sinh dù đã từng tạo ác nghiệp?
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chính tạng. Nội dung bộ kinh, Đức Phật chỉ bày y báo chính báo của cõi Tịnh Độ để dạy cho hoàng hậu Vi Đề Hy và chúng sinh quán tưởng, làm chính nhân đoạn trừ tội chướng, sinh về cõi Tịnh độ.
Vì vương tử A Xà Thế bội nghịch, giam vua cha khiến ông chịu khổ trong ngục, nên hoàng hậu Vi Đề Hy sầu khổ thống thiết, bèn từ xa cầu thỉnh Phật cứu độ. Đức Phật thương xót liền đến ngục tối, trước trình bày ba phước để làm duyên cứu vớt chung, rồi sau mới giảng về 16 pháp quán để chỉ diệu thuật vãng sinh.
Đối với những người biết tu tập tốt, có đủ phẩm hạnh giải thoát, phát Bồ đề tâm, hành Bồ tát đạo, phát nguyện niệm Phật thì chắc chắn về thượng phẩm cõi Tây phương. Hình ảnh đó như anh học trò giỏi, chăm học, được trúng tuyển thi cử là lẽ tất nhiên. Đối với những ở đời lỡ tạo ác nghiệp nếu biết hồi tâm niệm Phật với thân khẩu ý thanh tịnh, trước giờ lâm chung thành tựu 10 niệm danh hiệu Phật nhất tâm bất loạn cũng sẽ được vãng sinh. Ý nghĩa này, giáo lý Tịnh độ gọi là “Đới nghiệp vãng sinh”, tức chưa dứt hết phiền não mà được sinh về Tây Phương Cực Lạc. Điều này mới nghe tưởng chừng trái lý nhân quả, nhưng thật ra khi niệm Phật, những chủng tử nghiệp của chúng ta sẽ lắng xuống, ngủ yên và không hiện hành. Nếu chúng ta niệm Phật với tam nghiệp không thanh tịnh thì chủng tử ác nghiệp sẽ hiện hành thành quả không thể vãng sinh được.
Xin chia sẻ với quý vị một trích đoạn trong Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật khi Đức Phật chỉ dạy hoàng hậu Vi Đề Hy về pháp quán tưởng những chúng sinh được đới nghiệp vãng sinh.
Người được sinh vào Hạ Phẩm Thượng Sinh
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hy: "Người Hạ Phẩm Thượng Sinh ấy: Hoặc có chúng sinh tạo những nghiệp ác. Người ngu như vậy, dầu chẳng hủy báng Kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa, mà tạo nhiều việc ác, lòng chẳng biết hổ thẹn. Người này lúc lâm chung, gặp thiện tri thức vì họ mà nói mười hai bộ Kinh Ðại Thừa danh tự đầu đề. Do nghe tên các kinh như vậy, dứt trừ ngàn kiếp ác nghiệp cực trọng. Trí giả lại bảo chắp tay xếp cánh, xưng Nam Mô A Di Ðà Phật. Do xưng danh hiệu Phật nên trừ năm mươi ức kiếp tội sinh tử. Lúc ấy Phật A Di Ðà liền sai Hóa Phật, hóa Quán Thế Âm, hóa Ðại Thế Chí đến trước hành giả, khen rằng: “Này thiện nam tử! Vì ngươi xưng danh hiệu Phật, các tội tiêu diệt, ta đến rước ngươi”.
Nghe lời nói ấy rồi, hành giả liền thấy quang minh của Hóa Phật chiếu sáng cả nhà. Thấy rồi hoan hỉ mạng chung, ngồi bửu liên hoa theo sau Hóa Phật, sinh trong ao báu Cực Lạc thế giới. Qua bốn mươi chín ngày hoa sen mới nở. Ðương lúc hoa nở, Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát phóng đại quang minh đứng trước người ấy, vì người ấy nói thậm thâm thập nhị bộ kinh. Người ấy nghe rồi tin hiểu phát Vô Thượng đạo tâm. Qua mười tiểu kiếp, đủ bá pháp minh môn, được nhập bậc Sơ Ðịa. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Thượng Sinh vậy".
Người được sinh vào Hạ Phẩm Trung Sinh
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hy: "Người Hạ Phẩm Trung Sinh ấy: Hoặc có chúng sinh hủy phạm Ngũ giới, Bát giới và Cụ Túc giới. Người ngu này trộm của vật Tăng-kỳ, trộm của vật hiện tiền Tăng, bất tịnh thuyết pháp, không có tàm quí, dùng các ác nghiệp để tự trang nghiêm. Người tội như đây do nghiệp ác phải đọa địa ngục; lúc lâm chung, các lửa địa ngục đồng thời hiện đến. Gặp thiện tri thức, vì lòng đại từ bi, vì người ấy mà khen nói Thập Lực oai đức của đức Phật A Di Ðà, rộng khen quang minh thần lực của đức Phật A Di Ðà, cũng tán dương Giới, Ðịnh, Tuệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến. Người ấy nghe rồi trừ tám mươi ức kiếp tội sinh tử. Lửa mạnh địa ngục biến thành gió mát, thổi các thiên hoa bay đến. Trên hoa đều có Hóa Phật, Hóa Bồ Tát tiếp rước người ấy.
Trong khoảng một niệm liền sinh trong hoa sen nơi ao báu Cực Lạc thế giới. Qua sáu kiếp hoa sen mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng phạm âm thanh an úy người ấy, vì người ấy mà nói kinh điển Ðại Thừa thậm thâm. Nghe pháp rồi, người ấy liền phát tâm Vô Thượng Ðạo. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Trung Sinh vậy".
Người được sinh vào Hạ Phẩm Hạ Sinh
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Hoặc có chúng sinh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác, đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do các ác nghiệp phải đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy, lúc lâm chung, gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Người ấy bị khổ bức không rảnh niệm được. Thiện hữu bảo rằng nếu người chẳng phải niệm Phật kia được, thì ngươi xưng danh hiệu Phật A Di Ðà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng như vầy: “Nam Mô A Di Ðà Phật”. Do xưng danh hiệu Phật, nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sinh tử. Lúc mạng chung, thấy kim liên hoa dường như mặt nhật trụ trước người ấy.
Như khoảng một niệm, liền được vãng sinh Cực Lạc thế giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng âm thanh đại bi vì người ấy diễn nói Thật Tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi, rất vui mừng liền phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Hạ Sinh vậy".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Kiến thức 13:30 04/11/2024Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Thực hành thiền Phật giáo
Kiến thức 11:40 04/11/2024Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.
“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”
Kiến thức 10:00 04/11/2024Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.
Ý nghĩa của việc tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật
Kiến thức 08:54 04/11/2024Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng, của các vị đệ tử của Ngài truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xem thêm