Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 23/04/2016, 23:48 PM

Làm gì để được vãng sinh Tây phương Cực Lạc? (P3)

Chúng ta nên biết! Con người không ai hoàn hảo, tu hành dùng đã tinh tấn nhưng nghiệp nặng sâu dày chưa thể dứt sạch trong một lúc.

 
b-
Phải biết thành lập ra các Làng Phổ-Đà, các Đạo-tràng để giúp nhau cùng tụng Kinh chú, trì danh niệm Phật A-Di-Đà và nhất là để trợ duyên cho nhau khi lâm chung giữ được mười niệm tiếp nối để được Phật A-Di-Đà và đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát đến tiếp-dẫn về Tây phương Cực-Lạc.

Chúng ta nên biết! Con người không ai hoàn hảo, tu hành dùng đã tinh tấn nhưng nghiệp nặng sâu dày chưa thể dứt sạch trong một lúc. 

Lại nữa, khi sắp lâm chung cái tân tứ-đại của chúng ta đang hoại tan dần. Hơi thở yếu đi và dần chỉ có hắt ra, hít vào rất ít, gân cốt quằn quại đau đớn cho nên rất khó an nhiên mà niệm được mười niệm cuối cùng để được Phật đến tiếp-dẫn. Cho nên, hộ niệm cho người sắp mất là hướng dẫn, hỗ trợ "an trú người sắp mất vào thiện nghiệp", tức là chân thành khuyên người sắp mất buông xuống hết thảy, tín tâm chuyên niệm sáu chữ Hồng danh: Nam mô A-Di-Đà Phật (thiện nghiệp) và nguyện thiết tha sinh về cõi Tây phương Cực-Lạc. Do đó, việc hộ niệm cho người lâm-chung vô cùng cần thiết vì giúp người sắp mất tránh ác nghiệp vào giây phút cận kề cái chết đọa vào ba đường ác và đặc biệt giúp họ "an trú" vào thánh hiệu Nam mô A-Di-Đà Phật  để được siêu thoát mà sinh về Cực-Lạc Thế-Giới.

Điều đáng chú ý nhất: việc hộ niệm cho người sắp mất đúng là y-giáo phụng hành, tương ứng với Đại-Nguyện thứ 18 của Đức Phật A-Di-Đà: "Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sinh chí tâm tin mộ, muốn sinh về cõi nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sinh, thời tôi không ở ngôi Chánh-Giác, (trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy báng chánh pháp).

Trong khi đó theo Quán Vô-Lượng-Thọ Kinh, Ðức Phật bảo ngài A-Nan và bà Vi-Ðề-Hi: 

"Người Hạ-Phẩm Hạ-Sinh ấy. Hoặc có chúng sinh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác, đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do các ác nghiệp phải đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy, lúc lâm-chung, gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Người ấy bị khổ bức không rảnh niệm được. Thiện hữu bảo rằng nếu người chẳng phải niệm Phật kia được, thì ngươi xưng danh hiệu Phật A-Di-Ðà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng như vầy: Nam mô A-Di-Ðà Phật. 

Do xưng danh hiệu Phật, nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sinh tử. Lúc mạng-chung, thấy kim-liên-hoa dường như mặt nhật trụ trước người ấy. Như khoảng một niệm, liền được vãng sinh Cực-Lạc thế-giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. Quán-Thế-Âm Bồ-Tát và Ðại-Thế-Chí Bồ-Tát dùng âm thanh đại-bi vì người ấy diễn nói thiệt tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi, rất vui mừng liền phát tâm Vô-Thượng Bồ-Ðề. Ðây gọi là người Hạ-Phẩm Hạ-Sinh vậy" (4).

Mục đích chính của việc hộ niệm là chân thành và tích cực giúp cho người sắp lâm chung có đầy đủ ba món tư lương là Tín, Nguyện, Hạnh để rồi họ được vãng sinh an lành về miền Cực-Lạc. Tuy nhiên bên cạnh đó, người sắp mất (người bệnh hoặc người già) cũng rất được khuyến thích làm lành tránh dữ nhằm tranh thủ những thiện nghiệp trước lúc ra đi. Những ngày ngắn ngủi còn lại trên thế gian, người sắp mất có những ý niệm làm những việc thiện là điều rất tốt, trợ duyên cho việc vãng sinh Cực-Lạc. 

Ngài Khổng-Tử dạy: “Sáng nghe được đạo, chiều chết cũng an lòng”, cũng như lời Phật dạy tránh dữ làm lành vậy. Họ được khuyên làm những việc thiện như là bố-thí, giúp đỡ những người nghèo, những người sống độc thân, cô độc không người chăm lo săn sóc lúc tuổi già, xây cầu cho mọi người qua, phóng sinh thú vật, chim, cá v.v... in ấn Kinh điển, đúc tượng Phật, tu bổ chùa chiền, cúng dường Tam-Bảo v.v... mà hồi hướng công đức ấy cho pháp giới chúng sinh về tây phương Cực-Lạc. Rõ ràng đây là những việc làm lợi ích cho con người, cho xã hội, cho Tam-Bảo, cho cả người ra đi và cả người ở lại. Như trong Kinh Địa-Tạng nói "lợi ích cho người còn kẻ mất" là đạo lý này. 

c- Đem Tịnh tài công sức khi còn sống hay sắp lâm chung làm việc công đức hồi hướng cho pháp giới chúng sinh về tây phương Cực-Lạc: 

Chúng ta cũng nên biết, khi còn sống mà làm các việc công đức đó thì bảy phần hưởng trọn công đức cả bảy phần, nhưng khi đã lâm chung, con cái thương xót báo hiếu làm những việc đó mà hồi hướng cho chúng ta thì ta chỉ nhận được một phần của bảy phần công đức này thôi, còn sáu phần còn lại thì con cháu (những người làm việc này) hưởng trọn nó. Vì thế, ngay khi còn sống chúng ta nên ra sức mà làm công việc công đức này, và khi sắp lâm chung hãy chỉ bảo dặn dò con cháu mang tiền của còn lại ra mà làm cho mình và cả khi lâm chung cũng di chúc con cháu phải làm mà hồi hướng cho pháp giới chúng sinh và cho chính mình. Những việc làm thiện ích này đáng được trân trọng và khuyến khích phát huy hơn nữa trong đời sống ngũ trược loạn động, ác thế này. Đây là việc làm tốt nhất để diệt trừ nghiệp chướng tội lỗi mà mình đã gây ra từ vô-thỉ đến nay.

Như vậy hộ niệm cho người sắp mất là việc làm vô cùng cần thiết và lợi lạc, y như lời Phật dạy, hợp với Bản Nguyện bi trí viên mãn của A-DI-ĐÀ PHẬT và của Thập phương Chư Phật. Chính vì thế việc hộ niệm đáng được trân trọng, tán thán và khuyến khích nhân rộng hơn nữa. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận để tránh những trường hợp không như ý xảy ra như:

1, Với những người chuyên làm việc ác, nghề ác, không quy-y Tam-Bảo thì không nên cho đến dự lúc trợ duyên cho người sắp lâm chung để khỏi mang nghiệp chẳng lành đến phiền-não họ.

2, Không cho những người khi sống thường chống trái với người sắp lâm chung (kể cả người thân như anh em, con cái... mà vốn có thù hằn hay thường gây ra những phiền não cho người sắp mất) vì khi họ hiện diện sẽ khiến sinh lòng sân hận, tức tối cho người sắp mất vì đó, đáng lẽ họ được vãng sinh về Tây phương Cực-Lạc hay cảnh giới lành thì lại đọa vào Địa-ngục hay thế giới A-Tu-La, hay loài súc sinh.

Vì vậy, những Làng Phổ-Đà hay các Đạo-tràng nơi trợ duyên cho người sắp lâm chung bắt buộc chỉ có những người Phật-tử chân chính hết lòng có trách nhiệm và thương yêu nhau, coi hơn cả người thân của mình, như chính mình  mới có thể độ sinh trợ duyên cho nhau mà thôi.

Cư sĩ Quảng Tịnh
Trích trong Giáo án để giảng mùa kiết hạ 2016
Còn nữa...

Ghi chú: Bài viết thể hiện cách tư duy, quan điểm và lối hành văn của cư sĩ Quảng Tịnh.

TIN, BÀI LIÊN QUAN:






CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Thầy Đồng Tâm ra mắt bộ 3 cuốn sách giúp bạn đọc lắng lại để nhìn sâu

Sách Phật giáo 23:26 10/04/2024

Đó là ba cuốn gồm Đủ duyên ta lại tương phùng, Sát-na này là thiên thu và Tịch tịnh do First News và NXB Dân Trí ấn hành. Trong đó, 2 cuốn đầu tái bản và làm mới, còn Tịch tịnh là tác phẩm in lần đầu.

Xem thêm