Thứ ba, 05/11/2024, 11:32 AM

TS Trần Hữu Đức chia sẻ cách ngừng khổ và tạo phúc

“Hạnh phúc không mọc trên cây” là một tác phẩm đặc biệt được chấp bút bởi TS Trần Hữu Đức dành cho những ai đang gặp bế tắc, đau khổ, loay hoay trên con đường đi tìm hạnh phúc.

TS Trần Hữu Đức vừa ra mắt cuốn sách Hạnh phúc không mọc trên cây. Thông qua câu chuyện của một người đang đi tìm hạnh phúc, tác giả chuyển tải tinh thần Phật giáo và khơi gợi người đọc tự tìm về chính mình, từ đó trị liệu tâm lý qua các bài thiền, thư giãn, trắc nghiệm tâm lý nhỏ.

TS Trần Hữu Đức

TS Trần Hữu Đức

Đây là một cuốn sách "ba trong một" - một câu chuyện hấp dẫn về người đàn ông đi tìm hạnh phúc, những kỹ năng sống cần thiết trải dài trên nhiều lĩnh vực, những lời khuyên sâu sắc của một chuyên gia tâm lý.

Đối tượng cuốn sách này đặc biệt hướng tới là người đi làm, đặc biệt là những cá nhân đã có những thành tựu nhất định trong công việc và xã hội, đang phải đối mặt với những thử thách cuộc đời.

Lấy ý tứ từ một câu chuyện xưa rằng trên đời có một “cây hạnh phúc” mọc ở hòn đảo xa, chỉ cần vượt qua muôn nghìn gian khó, đi đến hái được quả cây ấy là sẽ có hạnh phúc. Tác phẩm là sự phối hợp những đoạn đối thoại giữa nhân vật chính và vị thiền sư để dẫn dắt người đọc suy ngẫm về từng chủ đề.

Sách gồm 3 phần chính: Phần 1: Nghiện khổ và Cai nghiện khổ. Phần này vận dụng khoa học thần kinh. Khi ta khổ đau, ta muốn thoát khỏi, nhưng có gì đó khiến ta luôn lặp lại chuyện khiến mình đau khổ, như là nghiện. Vậy phải “cai nghiện” điều đó như thế nào? Phần này cũng có bảng “trắc nghiệm độ nghiện khổ” dành cho bạn đọc tự soi xét lại tình huống của mình.

Phần 2: Ngưng khổ. Tập trung phân tích những trường hợp mà độc giả thường phạm vào và dẫn đến nỗi khổ. Những điều thường rơi vào những người giỏi giang, có địa vị, chịu trách nhiệm cao. Phần này cũng có trách nhiệm để bạn đọc tự đánh giá mình “tự tạo khổ” cho bản thân và người xung quanh ra sao.

Phần 3: Tạo phúc. Phần này là những khơi gợi sâu và hướng dẫn cụ thể để hình thành nhiều thói quen dẫn đến lối sống hạnh phúc. Tác phẩm là liều thuốc tinh thần dẫn dắt và hỗ trợ các bệnh nhân trong các liệu trình điều trị tâm lý.

'Hạnh phúc không mọc trên cây', Nxb Trẻ ấn hành

"Hạnh phúc không mọc trên cây", Nxb Trẻ ấn hành

Với cuốn sách này, bạn đọc có thể kiểm tra độ "nghiện khổ" của bản thân thông qua những bài trắc nghiệm xen kẽ trong hành trình tìm hạnh phúc của nhân vật chính. Những bài học ngắn gọn cũng được tác giả ghi chú kỹ ở mỗi chương, để ta có thể suy ngẫm, gieo vào lòng một hạt lành và chờ mầm sống mọc lên.

Nguồn: VietNamNet

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ra mắt sách: Duy Thức Tam Thập Tụng Thực Giải (Tâm lý học Phật giáo)

Sách Phật giáo 14:42 05/01/2025

Con người chúng ta, ai biết học hỏi, chiêm nghiệm, thông hiểu Duy thức (Tâm lý học Phật giáo), nhận diện và kiểm soát các loại cảm xúc dù chưa chuyển bát thức thành tứ trí, chưa đoạn trừ tận gốc hai chướng phát sinh khổ đau, nhưng đã có được hướng đi vững chãi, tự tại thong dong, sống tích cực, có ý nghĩa trong cuộc đời.

“Hành trình giác ngộ - bài học từ Đức Phật”

Sách Phật giáo 16:31 04/01/2025

Đây là tác phẩm của Đại đức giảng sư Thích Khải Thành, trụ trì chùa Pháp Bảo (Biên Hòa, Đồng Nai), do Nxb Đồng Nai ấn hành.

Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký (2)

Sách Phật giáo 10:05 04/01/2025

Tiếp tục các phần trước, ở phần này chúng ta cùng đề cập tới tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký ở hồi 3: “Bốn bể nghìn non đều sợ nép/Chín u, mười loại xóa tên rồi”.

“Thấu lẽ bồ đề, vào chính quả, dứt căn ma quỷ, rõ nguyên nhân”

Sách Phật giáo 08:23 03/01/2025

Hồi thứ hai là Hồi học đạo và hành đạo của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không đã học, bàn luận, và hành “Tam thừa giáo” và “Nhất thừa giáo” suốt bảy năm liền, như Ngô Thừa Ân giới thiệu:

Xem thêm