Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Làm gì khi người thân chỉ biết đòi hỏi?

Bạn có những mong ước tốt đẹp cho người thân, bạn bè, quê hương và những người mà bạn trân quý. Bạn cũng đã hành động và cố gắng hành động rất đẹp và chân thành, nhưng kết quả vẫn là một chuyện khác.

Audio

Người thân, bạn bè, quê hương và cả những người bạn trân quý đều không thấy gì khác hơn là lợi ích. Họ chỉ nhìn vào sở hữu của bạn, tên tuổi của bạn. Họ chỉ biết đòi hỏi. Đòi hỏi thoả mãn cho cả vật chất và cảm xúc. Họ không cần biết bạn thế nào và nỗi lòng của bạn ra sao. Họ chưa từng nghiêm túc nhìn lại ngôn ngữ, hành vi và suy nghĩ của họ. Bạn trong tâm trí họ không khác một người có nợ, một người có trách nhiệm làm cho họ vừa ý. Bạn đau khổ và mất niềm tin rất nhiều ở họ và cả chính bạn. Có nhiều lúc bạn còn tuyệt vọng vì sự vô ơn, cố chấp, tham lam và không thật của họ.

tralai11

Bạn thân mến. Nếu bạn từng có trải nghiệm như trên, xin bạn đừng bi quan và tuyệt vọng. Sự vô ơn, cố chấp, tham lam và không thật trong sâu thẳm mỗi con người đều có, ngoại trừ Bậc Giác ngộ. Khác biệt chỉ là ở chỗ phúc đức, môi trường, giáo dục, tín ngưỡng, thói quen, nhận thức và văn hóa. Không ai thật sự có hạnh phúc mà làm cho người khác khổ đau cả. Người ta u tối về nhận thức và không thuận về duyên lành nên mới có những suy nghĩ và hành vi làm người khác khổ đau. Cách tốt nhất cho nhau không phải là oán trách, lên án, hận thù, tàn hại hay tiêu diệt. Cách tốt nhất cho nhau là trả nhau lại cho nhau. Trả bạn lại cho chính bạn và trả người lại cho chính người. Tức là chúng ta thôi can thiệp vào nhau, thôi mong đợi và muốn được như ý. Chúng ta có thể tạo duyên lành, nhưng chúng ta phải để người tự nghiệm, tự trách nhiệm và biết học bài học giác ngộ. Sự trưởng thành tâm thức, niềm tự tin, tình yêu con người cũng như hạnh phúc kiếp sống không bao giờ có khi con người ta không biết tự nghiệm, tự trách nhiệm và học hỏi.

Trả lại, bạn phải cần trả lại cho nhau nếu bạn thấy khổ đau với những mong đợi nào đó. Sự lớn lên hay trưởng thành của bất cứ sinh thể nào đều là trách nhiệm của bản thân chính nó. Môi trường tốt là một trợ lực, sự chia sẻ từ người thân và thiện hữu là một trợ lực, nhưng nếu tự thân không trân quý môi trường và sự chia sẻ đó, không bao giờ tự thân đó có đủ phẩm chất để lớn lên.

Trả lại, khi bạn trả lại bạn cho bạn và người cho người, bạn sẽ có nhiều không gian tự do để hành động và suy nghĩ. Người cũng vậy. Người sẽ biết trách nhiệm hơn, biết tự nghiệm và học hỏi hơn khi người là chính người. Những oán trách, mong đợi, thù hận, khổ đau sẽ giảm và nhiều khi còn biến mất. Mọi chia sẻ, giúp đỡ, thương mến hay tạo điều kiện được tiến hành rất tự nhiên khi thấy cần và có thể. Tự do hơn và hạnh phúc hơn sẽ là kết quả của trả lại cho nhau. Mọi người sẽ bắt đầu thấy trách nhiệm cuộc đời mình là của mình và trách nhiệm cuộc đời nhau là của nhau. Mọi người có thể thương yêu nhau, học hỏi nhau, trợ duyên nhau, trân quý nhau, nhưng cũng biết rõ cùng nhau một điều là trưởng thành, trí tuệ hay phúc đức đều phát xuất từ chính mình, chính cái nhân được gieo có trách nhiệm trong mình.

Trả lại, mỗi cá nhân cần phải được trả lại để có trách nhiệm và trưởng thành. Không ai có thể trách nhiệm và trưởng thành cho người khác được. Nhận thức khác nhau, niềm tin khác nhau, sức khoẻ khác nhau, mục đích khác nhau, duyên nghiệp khác nhau, tất cả cần phải được trả lại. Ai không biết trả lại và không thể trả lại, người ấy không bao giờ có thể chạm tới được tự do và mãn nguyện bên trong.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Sám hối tội phá thai

Phật giáo thường thức 16:00 21/05/2024

Hỏi: Bạn tôi là Phật tử đã trót lỡ mang thai với người yêu. Khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã “chơi bài chuồn” còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi).

Lời Phật dạy về đạo làm con dựa trên trích dẫn Kinh

Phật giáo thường thức 15:02 21/05/2024

Theo lời Phật dạy đạo làm con cần thể hiện sự kính trọng cha mẹ, luôn ghi nhớ công ơn. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của đạo làm con cần thực hiện.

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Phật giáo thường thức 13:33 21/05/2024

Lễ tắm Phật như cam lộ tưới mát, công đức vô lượng khó có thể nghĩ bàn. Trong Kinh Dục Phật Công Đức có chép: "...Đức Phật còn dạy rằng, nhờ việc tắm tượng như thế, chúng sanh trong hiện đời được nhiều phước báu thù thắng, sở nguyện thành tựu, quyến thuộc được an ổn, mau thành chánh giác."

13 hạnh đầu đà trong pháp tu nhà Phật

Phật giáo thường thức 12:45 21/05/2024

Trong "Thanh tịnh đạo luận" (Visuddhimagga) và một số kinh điển Nam truyền, có nhắc đến 13 hạnh đầu đà (Dhutanga-niddesa), là những hạnh tu khổ hạnh giúp người xuất gia rèn luyện sự thanh tịnh và buông bỏ, nâng cao tinh thần giác ngộ. Dưới đây là sự mô tả chi tiết về từng hạnh đầu đà.

Xem thêm