Làm sao để đời sống chúng ta tốt lên từng ngày, từng giờ?
Nâng cao phẩm chất từ bi trí tuệ theo lời Phật dạy để thân và tâm tốt lên từng ngày thì không những tốt lành hạnh phúc cho bản thân, gia đình, họ hàng, thân quyến của chính họ mà còn mang lại những điều tốt đẹp cho rất nhiều người, cho cộng đồng, cho xã hội, cho đất nước.
Một nguyên tắc bất di bất dịch là ai học tập, tu rèn theo Phật thì cuộc sống sẽ tốt hơn về mọi mặt (cả đời sống tinh thần lẫn đời sống vật chất).
Người nào học, tu theo Phật mà đời sống không tốt hơn lên thì chắc chắn người đó đã đi sai đường lạc lối dù nói học tu theo Phật.
Vì tu học đúng theo lời Phật dạy thì mỗi ngày phúc đức, trí tuệ và tâm từ bi càng lớn hơn lên; nghiệp chướng, mê lầm, cố chấp, sân si càng ngày càng tiêu giảm, thì đương nhiên là cuộc sống sẽ tốt hơn lên về mọi mặt.
Trong những nghịch cảnh trái ngang, khó khăn mà cũng tu tập được thì phúc đức càng tăng trưởng.
Học hạnh kiên trì, nhẫn nhịn trong mọi hoàn cảnh, người thế gian thì luôn đối diện với chồng, vợ, cha mẹ, con cái, hàng xóm, đồng nghiệp, bạn bè...nhiều rắm rối, phiền toái, không nhẫn nại hỷ xả sẽ khó an ổn.
Có khi người thân của ta chính là oan gia trái chủ nhiều đời, nếu như mình không biết tùy duyên khéo léo chuyển hóa thì sẽ luôn gặp phiền toái, khổ đau
Học theo Phật sẽ giúp ta bớt sân si, bớt cố chấp, bớt thị phi, bớt phung phí thời gian, sức khỏe và những việc vô ích, vô bổ.
Tập ăn chay, khuyên ai ăn chay được càng tốt, không nên cố ép người nhà ăn chay theo mình
Muốn tu tập thay đổi mình phải đi từng bước và không tỏ vẻ, đừng để người thân hay bạn bè nhìn sự thay đổi quá nhanh làm họ lầm tưởng ta không bình thường.
Làm con muốn khuyên cha mẹ ông bà tu tập theo Phật phải biết tùy duyên phương thiện. Khi vui có thể ngồi bên cạnh giường ba mẹ đọc Kinh Phước đức, kinh Nhân quả, kinh Từ bi, kinh Địa Tạng cho ba mẹ nghe: khi cha mẹ ông bà đau ốm.
Người chân thật tu học Phật Pháp, sẽ cảm được thiên long thiện thần đến chiếu cố cha mẹ
Tạo thiện duyên cho ba mẹ ông bà đi chùa, dự khóa tu, phóng sanh, dẫn ba mẹ ăn cơm chay, dẫn ba mẹ đi trại trẻ mồ côi, dẫn ba mẹ làm từ thiện đó là gieo nhân phúc
Tu tập cả ở chùa, ở nhà, trong mọi hoàn cảnh nhưng phải theo sự chỉ dạy của các vị Tăng Ni đức hạnh.
Nếu nhà chưa có bàn thờ Phật thì đóng thêm cái kệ cao hơn để thờ Phật ngay trên bàn thờ gia tiên cữu huyền
Nếu ở nhà thuê, kí túc xá cũng có thể thỉnh một bức ảnh Phật nhỏ mỗi lần tụng kinh lạy Phật thì dựng ảnh Phật lên mà chiêm ngưỡng, hoặc hướng mặt về ngôi chùa gần chỗ mình ở mà tụng
Khi muốn tụng kinh, tọa thiền, nghe pháp thi ngồi ngay ngắn trước bàn thờ, hoặc hướng về phía Tây, chùa gần nhà
Khi nhà chưa có bàn thờ hoặc sợ người nhà phỉ báng thì có thể ra góc hiên, công viên, bờ sông, bìa rừng... bất cứ ở đâu tụng Kinh, tọa thiền, nghe pháp cũng được.
Ngồi với con cái cũng có thể niệm Phật vừa đung đưa võng cho con ngủ vừa đọc Kinh cho con, gieo duyên lành cho con hoặc ra công viên, sau vườn, trên xe đò đều có thể đọc kinh thầm nhỏ như đang đọc sách.
Công việc ở nhà hay công ty, cơ quan bạn phải hoàn thành tốt, trong cơ quan phải giúp đỡ nhau, không tranh hơn thua, không thị phi, ích kỷ...
Đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật, mỗi một câu niệm Phật tiêu tội tăng phúc. Mỗi ngày dùng 15 phút tụng kinh Phước đức ít nhất một lần, cả nhà cùng tụng thì càng tốt, giúp gia định thuận hòa êm ấm, mọi thứ sẽ tốt lên.
Không nên thị phi, tụm năm tụm ba nói xấu, chỉ trích người khác, giữ gìn thân khẩu ý theo hướng thiện. Khi cửa từ bi rộng mở thì có nhiều điều tốt đẹp kỳ diệu sẽ đến với chúng ta.
Cuối tuần, hãy tranh thủ thời gian hướng cả nhà đi chùa, tu tập làm thiện, an lạc thảnh thơi
Số phận, vận mệnh của ta chắc chắn sẽ thay đổi tốt lên từng giờ từng phút khi ta biết tu học, sống tích cực có ích theo Phật pháp
Hành động, lời nói, suy nghĩ thiện lương của ta sẽ chuyển hóa những ác nghiệp mà ta gây ra thuở quá khứ, phúc đức tăng dần, mọi thứ nhẹ nhàng công việc thuận lợi.
Nhớ là dù ta tu tập tốt cũng không nên khoe khoang tự phụ, vì càng khoe khoang tự mãn thì công đức phúc lành sẽ bị suy giảm nhanh chóng.
Tu học, làm thiện, hộ trì Tam Bảo, giúp đỡ Tăng Ni tu học nên làm cố gắng, âm thầm kín đáo và không tự cao ngã mạn tổn phúc
Mình tu học theo Phật cũng chính là hiếu thảo thật sự, là góp phần siêu độ cho tổ tiên ông bà, cha mẹ nội ngoại nhiều đời và oan gia trái chủ được siêu sinh tịnh cảnh.
Những người lãnh đạo, có quyền thế, nhiều tài sản, có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội cộng đồng mà biết tu tâm dưỡng tánh, nâng cao phẩm chất từ bi trí tuệ theo lời Phật dạy để thân và tâm tốt lên từng ngày thì không những tốt lành hạnh phúc cho bản thân, gia đình, họ hàng, thân quyến của chính họ mà còn mang lại những điều tốt đẹp cho rất nhiều người, cho cộng đồng, cho xã hội, cho đất nước.
Tóm lại tu học, rèn luyện theo Phật pháp là con đường đúng đắn giúp ta sống tốt hơn lên mọi mặt từng ngày
Theo Phật pháp
Rèn thân, tâm
Dứt ác, tu thiện
Nâng cao phúc trí
Tốt từng ngày
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm