Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 06/12/2020, 13:35 PM

Ứng dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

Làm cha mẹ là một nhiệm vụ khó khăn, trong đó việc nuôi dưỡng con cái là vấn đề quan trọng và cần thiết. Là người Phật tử, chúng ta hãy học hỏi để sử dụng một số giáo lý căn bản và nguyên lý của nhà Phật để làm cho việc nuôi dưỡng con cái dễ dàng hơn và tốt đẹp hơn.

Phật dạy: Pháp tu của người cư sĩ

Nuôi dưỡng con cái có thể khó khăn và thử thách. Đối với những ông cha bà mẹ Phật tử lẫn không phải Phật tử, có thể áp dụng những lời dạy của Đức Phật để từ ái hơn, bi mẫn hơn, tỉnh thức hơn và yêu thương hơn. Không chỉ thế, con cái học hỏi từ những tấm gương và nhìn sự áp dụng giáo lý Đạo Phật của cha mẹ là một trong những cách tốt nhất cho con trẻ học hỏi về Phật giáo. Đây là một số ý kiến về việc sử dụng giáo huấn và thực hành của nhà Phật đến đời sống như những người cha mẹ.

Là cha mẹ chúng ta nên dạy dỗ con cái dựa trên những triết lý của nhà Phật, tích cực dạy những điều thiện lành đối với trẻ.

Là cha mẹ chúng ta nên dạy dỗ con cái dựa trên những triết lý của nhà Phật, tích cực dạy những điều thiện lành đối với trẻ.

Đạo Phật hướng dẫn sự dạy dỗ từ bi 

Thể hiện từ ái và bi mẫn là trung tâm của Đạo Phật và điều này cũng giải thích đến sự nuôi dưỡng con cái. Từ bi có nghĩa là yêu thương con trẻ qua những nụ cười vui vẻ và những cơn thịnh nộ dễ sợ. Như những ông cha bà mẹ bận rộn, làm việc quá nhiều và quá mệt nhọc, chúng ta thật sự thấy dễ dàng cáu kỉnh và la hét vào những đứa trẻ để vung vẩy một cơn thịnh nộ.

Tuy thế, nếu chúng ta, những ông cha bà mẹ, chỉ dành một phút để thở sâu, điềm tĩnh lại và phản ứng, cuộc đời với con trẻ sẽ hạnh phúc hơn và dễ dàng hơn. Sarah Napthali trong Đạo Phật cho Những Ông Cha Bà Mẹ viết, “Chúng ta chỉ cần chính niệm về những gì có thể xãy đến từ quan niệm của những đứa con của chúng ta, đem từ bi vào trong sự đáp ứng của chúng ta, hơn là phản ứng một cách tự động và không suy nghĩ.”

Phật khuyên làm thiện, không làm ác

Nuôi dưỡng con cái một cách chính niệm 

Chính niệm hay thể hiện sự tỉnh giác vào giây phút hiện tại là điều thứ bảy trong ‘Tám Con Đường Chính’ [1] và sự thực hành Phật giáo này có thể được áp dụng một cách dễ dàng đến việc nuôi dưỡng con cái. Napthali định nghĩa chính niệm như, “biết những gì đang xảy ra tại thời điểm nó đang xãy ra.” Nhiều lúc, cha mẹ trải qua những cử chỉ tình cảm và lề thói hằng ngày mà không thực sự hiện diện ngay trong giây phút hiện tại bây giờ.

Thể hiện chính niệm, có thể là chú tâm hơn đến những gì con cái đang thật sự cố gắng để nói và để thụ hưởng những niềm vui bé nhỏ và những chi tiết trong đời sống của một thiếu nhi và chuyển tải thông điệp rằng con cái thật sự đáng quý trọng và đáng yêu thương. Hơn thế nữa, Napthali tin tưởng rằng thể hiện chính niệm có thể làm cho cha mẹ thông tuệ hơn và quan điểm trong sáng hơn.

Cha mẹ có thể thông qua những bài kinh, lời dạy của Đức Phật để học hỏi cách làm cha làm mẹ đối với con cái.

Cha mẹ có thể thông qua những bài kinh, lời dạy của Đức Phật để học hỏi cách làm cha làm mẹ đối với con cái.

Thể hiện như những người cha mẹ nhẫn nại, bao dung và thông cảm

Những hành giả Đạo Phật thấu hiểu tầm quan trọng của sự nhẫn nại, bao dung và thông cảm.  Mỗi con người là một vị Phật và mỗi người phải tôn trọng và thừa nhận khái niệm vô song ấy.  Như những người cha mẹ, bằng việc thừa nhận cá tính của con cái, chúng ta có thể thật sự nuôi dưỡng những năng khiếu, cống hiến, và phẩm chất hồn nhiên cố hữu của con cái.

Thừa nhận tính đặc biệt vô song - Phật tính [2] của con cái cũng quan trọng khi đối phó với tính cạnh tranh, sự so sánh và những khía cạnh thông thường khác của đời sống con trẻ.

Biểu hiện như những ông cha bà mẹ Phật tử trách nhiệm và yêu thương

Đạo Phật dạy về từ ái yêu thương và thể hiện trách nhiệm cho những hành động của chính chúng ta. Cha mẹ có thể áp dụng một cách dễ dàng điều này để mang đến cho con trẻ, những người đáng quý chuộng và tôn trọng người khác cùng chịu trách nhiệm cho những hành vi của họ. Bằng việc thực hiện những gương mẫu tốt của trách nhiệm và thể hiện yêu thương đối với người khác, cha mẹ có thể giúp con cái tiếp nhận những giá trị quan trọng này.

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Giáo dục đạo đức cho con theo lời Phật dạy là điều hết sức có ý nghĩa.

Giáo dục đạo đức cho con theo lời Phật dạy là điều hết sức có ý nghĩa.

Cha mẹ không nhất thiết phải trở thành những Phật tử nhằm để sử dụng những giáo huấn và thực hành đơn giản nhưng rất hữu ích này. Nhưng cha mẹ có thể áp dụng một cách dễ dàng giáo huấn Đạo Phật để nuôi dưỡng con cái với nhẫn nại và nỗ lực, có những lúc nào đấy sẽ thấy hoa trái rộ nở.

Chú thích: 

[1] Bát chính đạo: 1- Chính ngữ, 2- Chính tư duy, 3- Chính ngữ 4- Chính nghiệp, 5- Chính mạng, 6- Chính tiến, 7- Chính niệm, 8- Chính định.

[2] Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân bệnh mà tâm không khổ

Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024

Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?

Đánh mất sơ tâm

Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.

Phật dạy 5 điều thân kính với bà con

Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024

Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.

Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”

Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024

Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.

Xem thêm