Học Phật để làm người tốt hơn
Lời Phật dạy là vô cùng vô tận, trong khi sự hiểu của chúng ta tuy nhiều nhưng ứng dụng thì còn giới hạn. Học Phật để làm người tốt hơn, đó là vấn đề cốt lõi.
Mục đích học Phật là gì?
Người học Phật có nhiều mục đích khác nhau: Học Phật để thành Phật, học Phật để giải thoát sinh tử, học Phật để về Tây Phương, học Phật để thoát khổ, học Phật chuyển hóa thân tâm,…Nhưng dù thế nào đi nữa, học Phật để làm người tốt, có ích cho gia đình và xã hội chính là điều cơ bản nhất.
Điều kỳ diệu của đạo Phật chính là lời Đức Phật dạy không phải là công thức cứng ngắt mà nó huyền biến trong từng đối tượng, căn cơ của mỗi người và tùy hoàn cảnh. Nghĩa là người đau khổ muốn hạnh phúc thì ứng dụng lời Phật dạy ở góc độ nào? Người muốn thành Phật ứng dụng lời dạy theo phương pháp nào?
Do đó,Phật giáo có đến tám muôn bốn nghìn pháp môn để ứng với khả năng và mục đích tu học của từng người, dù ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào với mong muốn hướng thiện cũng dễ dàng tìm thấy phương pháp tương ứng trong những lời dạy của Đức Phật.
Đạo Phật luôn mang đến hạnh phúc cho đời sống thực tại bằng chính sự thực hành thông qua từng lời dạy. Và nếu tu tập không đúng phương pháp hoặc được hướng dẫn sai cách sẽ khiến bản thân dễ dàng rơi vào sự đau khổ của cuộc đời.
Thế nào là người tu học đúng?
Đức Phật từng dạy rằng: Phụng sự chúng sinh chính là cúng dường chư Phật.
Nghĩa là người tu học phải ứng dụng lời Phật để hoàn thiện bản thân rồi giúp đỡ những người lầm đường lạc lối hướng thiện. Đó mới đúng là sứ mệnh của người tu học chân chính.
Vì thế, đừng học Phật để mưu cầu sự trong sáng, thanh khiết, khác thường so với mọi người sẽ vô tình tạo nên khoảng cách của mình với người và đẩy đạo Phật xa rời thực tế.
Một số người càng tu học, họ trở nên khắt khe hơn khi đối nhân xử thế, nhất là đối với những người lầm đường lạc lối muốn quy hướng hay những người mới bước đầu học Phật bằng những giáo điều tự nghĩ ra, và cho rằng đó là đúng đắn.
Nhưng không, đây là hành động tạo nên một rào cản lớn cho chúng sanh và cho cuộc đời, nhất là người mê tín lại tạo một rào cản lớn hơn.
Trong kinh Di Ma có dạy rằng: Đời càng tệ chừng nào thì tâm nguyện, bản lĩnh của Bồ Tát càng cao. Nghĩa là người tu hành chân chính thì phải càng làm cho đạo gần gũi với đời, dấn thân vào cuộc đời mới thấy được thực tế và độ được chúng sinh. Hoa sen tươi mộc giữa bùn nhơ mà vẫn đẹp là như thế. Có tu học như thế mới trở thành người có ý nghĩa cho cuộc đời. Bởi đạo Phật ra đời chỉ để cứu độ những người đau khổ, khiến người xấu trở nên lương thiện hơn.
Chúng ta học Phật để làm người tốt hơn chứ không phải sinh tâm ái ố trước những người thấp kém hơn mình.
Đức Phật đã trở nên một con người vĩ đại nhờ vào những hành động nhỏ mà người người không làm, tránh xa. Người đã độ tận một U Ba Ly thuộc giai cấp thấp hèn nhất xã hội bị mọi người khinh chê, đến một anh chàng Vô Não giết người không gớm tay, tàn ác.
Người học Phật chúng ta phải nêu gương này. Không khởi tâm phân biệt đối với tất cả chúng sanh thấp hèn hay đã tạo nên tội lỗi mà ngược lại phải khởi tâm từ bi lớn hơn để tạo điều kiện giúp đỡ họ hướng thiện. Đừng tự biến mình thành người cao quý để xa rời chúng sinh, tu như thế không có ý nghĩa gì cả!
Ý nghĩa của giác ngộ và giải thoát không đâu xa vời mà rất bình dị đối với sự tu học của mỗi con người. Giải thoát chính là tự do trong mọi ràng buộc, hạnh phúc, tự tại giữa khổ đau mà không nản chí và dao động. Có học Phật, chúng ta mới tốt hơn khi tự thân nhận diện được lỗi lầm và tránh xa nó cũng như giúp đỡ cho cuộc đời nhiều hơn. Nên người học Phật sẽ thay đổi về nội dung và hình thức.
Đạo Phật tuyệt vời là thế. Do đó, muốn con em chúng ta sống có đạo đức và hữu ích cho đời, hãy khéo léo dạy chúng bằng những giá trị đạo đức căn bản nhất theo lời Phật dạy bằng sự hiếu thảo, lòng biết ơn và lòng nhân ái. Khi chúng có nhận thức về điều đó thì tất nhiên sẽ có những hành động mang đến lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Khi một cộng đồng sống có đạo đức thì đó là một cõi “Tịnh Độ nhân gian” thiết thực nhất. Đừng ép chúng phải có hành động tốt đẹp nếu không trang bị cho chúng nền tảng cốt lõi về đạo đức.
Học Phật để làm người tốt hơn bởi lời dạy của đức Phật có sức mạnh chuyển hóa được tâm hồn của mọi người trong từng hoàn cảnh khác nhau. Do đó, là người học Phật, là sứ giả của Như Lai, chúng ta hãy phát huy đúng vai trò ấy để đưa đạo Phật đến gần hơn trong cuộc sống để hóa giải đi những phiền muộn, khổ đau cho mọi người.
Dựa vào bài giảng: Học Phật để làm người tốt hơn – Thầy Thích Phước Tiến
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đánh mất sơ tâm
Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.
Phật dạy 5 điều thân kính với bà con
Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”
Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.
Giữ giới và định tâm pháp tu căn bản của Phật tử
Lời Phật dạy 16:00 19/11/2024Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới cùng các điều kiện liên quan, nhất là biết rõ lợi ích to lớn nhờ giữ giới, hoan hỷ và an lạc trong sự bảo hộ của Thánh giới.
Xem thêm