Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Người chân thật tu học Phật Pháp, sẽ cảm được thiên long thiện thần đến chiếu cố cha mẹ

Trước đây có vài đồng tu nói với tôi họ muốn một lòng tu học Phật pháp, một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, nhưng trong nhà vẫn còn cha mẹ, sợ rằng làm như vậy là bất hiếu. Trong tâm của họ luôn chẳng thể an, cứ mãi lấn cấn việc mình chẳng làm tròn hiếu đạo.

 Trước đây có vài đồng tu nói với tôi họ muốn một lòng tu học Phật pháp, một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, nhưng trong nhà vẫn còn cha mẹ, sợ rằng làm như vậy là bất hiếu. Trong tâm của họ luôn chẳng thể an, cứ mãi lấn cấn việc mình chẳng làm tròn hiếu đạo.

Thật ra từ xưa đến nay có rất nhiều người hiểu lầm đối với việc tu học Phật pháp, đặc biệc là pháp môn Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, họ cho rằng người tu theo pháp môn Niệm Phật suốt ngày từ sáng đến tối chỉ biết niệm Phật cầu Phật đến rước, từ đó trở đi chẳng còn lo cho cha mẹ nữa, đây thật là chẳng có hiếu.

Mọi người nào biết tu học Phật pháp chính là đại hiếu. Sao gọi là đại hiếu? Vì người tu học Phật pháp ngày đêm hết lòng tu trì, luôn phụng hành làm theo lời Phật dạy, rồi dùng công đức tu trì ấy hồi hướng hết cho cha mẹ, cha mẹ nhờ vào công đức này mà được chư Phật hộ niệm, Thiện Thần bảo hộ suốt ngày đêm không ngừng nghỉ. Khiến cho phần đời còn lại của cha mẹ luôn được bình bình an an, mọi tai ương đều tránh xa, mọi sự thiện lành đều kéo đến, đến đời sau cha mẹ tiếp tục nhờ vào công đức này mà được tái sanh vào cảnh giới an lành tiếp tục hưởng phước.

Người nào biết tu học Phật pháp chính là đại hiếu.

Người nào biết tu học Phật pháp chính là đại hiếu.

Người thế gian nói đến hiếu dưỡng cha mẹ thì luôn cho rằng phải mướn vài người giúp việc để chăm sóc cho đời sống của cha mẹ thật tốt, hoặc phải chu cấp thật nhiều tiền bạc vật chất cho cha mẹ được sung sướng, thì đó mới là có hiếu. Đây cùng với nhà Phật khác biệt rất lớn. Đệ tử Phật là nhờ Thiên Long Thiện Thần chăm sóc cho cha mẹ, nếu so với những người giúp việc thì chu đáo hơn không biết bao nhiêu lần.

Tuy nhiên chúng ta phải biết rằng chính mình cần phải thật lòng tu trì hành theo lời Phật dạy, thì mới có thể cảm được đến Long Thiên Thiện Thần. Còn như ta không chịu thật lòng tu trì, thì Thiên Long Thiện Thần chẳng những chẳng bảo hộ, mà ngược lại còn khinh chê ta.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Phật giáo thường thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Phật giáo thường thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm