Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/12/2023, 20:55 PM

Làm sao thực hành bố thí tài sản?

Nhiều người coi tiền bạc là bậc nhất, có tiền thì việc gì cũng xong, thậm chí còn nói: “Có tiền có thể sai quỷ giả gạo”. Thật ra, không luận của cải giàu sang sung túc đến cỡ nào, cuối cùng đều bị tiêu hủy tứ tán.

Không phải là do việc kinh doanh không suôn sẻ, hay sự tiêu xài lãng phí quá mức gây ra, mà là do năm nhà tiêu hủy.

Nếu sự thật, những của cải này chẳng phải là vật chất của con người có thể làm chủ. Đức Phật đã từng nói: “Của cải là vật sở hữu chung của năm nhà”. Thế nào là năm nhà? Đó là: Tai họa do nước, tai họa do lửa, giặc cướp, quan lại tham ô, và con cái hư hỏng. Bởi vì, dù chúng ta giàu có cỡ nào, khi gặp phải một trận hỏa hoạn, thì nhà cửa tài sản bị thiêu đốt ra tro; khi gặp phải cơn lũ lụt, thì của cải đều bị cuốn trôi mất sạch; hoặc khi gặp giặc cướp hay gặp quan lại tham ô, họ sẽ chiếm đoạt tài sản của chúng ta; cho đến gần gũi như con cái trong nhà, do ăn chơi hư hỏng, cũng có thể đem gia tài trong nhà tiêu xài hết sạch. Cho nên, không cách gì bảo đảm thực sự chúng ta làm chủ tài sản, bởi vì của cải là sở hữu chung của năm nhà.

Của cải không thể mang theo một đồng, nhưng nghiệp lực sẽ theo ta đi suốt một mảy tơ cũng không sót.

Của cải không thể mang theo một đồng, nhưng nghiệp lực sẽ theo ta đi suốt một mảy tơ cũng không sót.

Tục ngữ có câu: “Của cải ở ngoài thân, khi sinh không mang đến, lúc chết cũng không mang theo”. Mỗi người chúng ta tay không đến thế gian này, cuối cùng rồi tay không lại hoàn tay không, dù lúc hiện đời của cải bạc triệu đi nữa, nhưng khi chết vẫn không mang được một mảy tơ.

Đời nhà Tống có ông Vương Phủ cùng bạn hữu là Thái Kinh, Lương Sư Thành, Lý Ngạn, Chu Điển, và Đồng Quán cùng nhau nịnh hót Tống Huy Tông. Bọn hèn mọn ấy lộng quyền, ăn của đút lót phá pháp luật, được Hoàng đế yêu thích phong cho địa vị cao, người đương thời thường gọi là sáu kẻ giặc. Lúc bọn ấy còn giữ chức vụ, cuộc sống của chúng vô cùng thối nát, tiêu xài xa hoa phung phí vô độ, mặc gấm lụa, ăn sơn hào hải vị, sung sướng không kể xiết. Vương Phủ sai người làm cho hắn một cái gường khảm ngà voi và cẩn thêm châu báu, ban đêm cái giường ấy phát ra ánh sáng lấp lánh, hắn nằm ngủ trên chiếc giường đó, đồng thời hắn sắp thêm những chiếc giường nhỏ hơn ở chung quanh, rồi tuyển chọn mười thê thiếp rất xinh đẹp mỗi đêm ngủ chung với hắn, hắn đặt tên phòng ngủ ấy là Ủng Trướng.

Về sau, hắn âm thầm lén lút cấu kết với nước Kim gây chiến tranh, không may kế hoạch bị thất bại. Hoàng đế ban đầu chỉ ra lệnh đem ông sung vào quân lính, nhưng trên đường áp giải hắn đến làng Phụ Cố, lúc đoàn người tạm dừng chân ở một quán cơm nhỏ bên đường, bất chợt có khoảng mười mấy kỵ binh từ phía sau chạy tới, họ nhận ra Vương Phủ đang ngồi, liền tuyên đọc thánh chỉ của Hoàng đế, lập tức ban tội chết đối với Vương Phủ.

Vương Phủ sau khi nghe xong thánh chỉ, hắn bàng hoàng biến đổi thần sắc. Dừng lặng giây lâu, lấy lại bình tĩnh hắn nói: “Vương Phủ cả đời hành sự, dù muôn lần đáng tội chết cũng không đủ để đền trả. Chỉ cầu xin các Hiệu úy (chức quan) chuyển lời tâu của tôi lên Thánh thượng, sau khi tôi chết có một yêu cầu: Xin ban cho tôi một cái quan tài có hai cửa sổ hai bên, để lúc nhập liệm, có thể cho duỗi hai cánh tay thẳng ra ngoài quan tài, và làm năm ngón tay xòe ra, chớ có để co nắm lại”.

“Vì sao?”. Quan Hiệu úy lạ lùng hỏi.

“Để cho mọi người đều biết tôi của cải thế ấy, nhưng một chút xíu cũng không mang theo xuống âm ty được”. Vương Phủ chậm rãi trả lời.

Trong cuộc sống có biết bao người dành dụm chắt chiu, cần cù tiết kiệm, một li một tí cũng không dám lãng phí. Nhờ vậy họ dư được một khoản tài sản lớn, rồi cho vay nặng lãi, hoặc tự cất giấu riêng. Nhưng đến khi lâm chung không kịp xử lý số của cải ấy, thế là bị sung vào của công, hoặc bị người khác chiếm đoạt, uổng phí một đời nhọc nhằn dành dụm, và cuối cùng không được hưởng chi cả. Có những người liều chết liều sống kiếm tiền mua sắm của cải, để dành cho con cháu một tài sản kếch xù. Nhưng sau khi người ấy chết rồi con cháu lại tranh giành hơn thua, hoặc ăn chơi cờ bạc đàn điếm, hay tiêu xài phung phí gần như tiêu ma, thế mà những người con cháu ấy không có mảy may cảm thông đến sự khổ nhọc của cha mẹ lúc còn sinh tiền. Vì thế có người nói: Để dành cho con cháu của cải quý nhất chẳng phải là vàng bạc châu báu, cũng chẳng phải biệt thự xe hơi, mà chính là tài năng học vấn và sự tu dưỡng về đạo đức. Có thể nói, tiền của là vật ngoài thân đâu thể khư khư cất giữ cho riêng mình, cũng đâu cần làm trâu ngựa cho con cháu.

Như thế của cải phải xử lý ra sao? Đức Phật nói: “Muôn thứ mang đi chẳng được, chỉ có nghiệp luôn theo mình”. Của cải không thể mang theo một đồng, nhưng nghiệp lực sẽ theo ta đi suốt một mảy tơ cũng không sót. Vì thế, chúng ta có thể sử dụng số của cải tích trữ được để thực hành việc bố thí, gieo khắp nơi kết duyên lành với mọi người, hoặc làm các việc bắc cầu bồi lộ, hay cứu giúp người khốn khó, hoặc thành lập cơ sở từ thiện và hội trợ cấp học bổng cho học sinh nghèo, “Sử dụng của trong mười phương, cứu giúp người trong mười phương”. Chúng ta tận dụng tất cả của cải có được, để làm thành công đức, thì hiện tại đời sống chúng ta chắc chắn an vui và hạnh phúc, đời sau chắc sinh vào cõi lành, con cháu cũng từ đó được thừa hưởng phước đức, còn niềm vui nào hơn mà chẳng làm?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Xem thêm