Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/01/2024, 09:15 AM

Làm thế nào để bảo trì được công đức khi “lửa thiêu rừng công đức”?

Trong Phật Pháp thường nói “lửa thiêu rừng công đức”, chúng ta tu công đức chẳng dễ, một đóm lửa thì thiêu sạch hết. Là lửa gì vậy?

“Cung thận bảo trì”, chữ “cung thận” này tức là tâm chân thành, tâm cung kính khiến cho công đức của chính mình bảo trì mà chẳng mất. Làm thế nào có thể bảo trì được công đức?

Trong Phật Pháp thường nói “lửa thiêu rừng công đức”, chúng ta tu công đức chẳng dễ, một đóm lửa thì thiêu sạch hết. Là lửa gì vậy?

Lửa sân hận, vừa nổi cơn giận thì công đức ấy mất ngay, cho nên cái này khó đấy! Thử nghĩ chúng ta nhiều năm, nhiều kiếp niệm Phật, tụng Kinh, làm công đức vừa mới nổi cơn giận thì không còn nữa, hết cả. Chờ đến sau cơn giận, tiêu mất, niệm trở lại tu tập trở lại, nếu như trước khi anh nghe giảng, mỗi một trận giận dữ thì hỏng hết công đức của anh đều chẳng còn nữa, đều này cần phải biết, cái đáng sợ nhất là sân giận, chúng ta những người học Phật, những người thật sự muốn tu công đức thì tánh cảnh giác đó rất cao, nhất định không nóng giận.

Bất luận là việc gì dẫn khởi khiến lòng chúng ta không vui, muốn nổi nóng anh phải cảnh giác đến, đó là gì?

Sân hận: Căn nguyên, tác hại và cách hoá giải

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Là ma chướng, ma thấy anh đã có được công đức chẳng ít thì khuyên anh “đốt đi! đốt đi!”, anh thật đã vâng lời! Liền đem công đức đốt mất. Nếu như anh chẳng nổi nóng thì sao? Công đức của anh vẫn còn, bất cứ ai cũng chẳng có cách chi có thể đem anh hóa trừ, ma cũng chẳng có biện pháp, ma cũng chỉ là bảo tự anh đem công đức của anh huỷ diệt, chúng chẳng có khả năng.

Cho nên anh có được tâm cảnh giác “ta không làm, ta tuyệt đối chẳng nóng giận, tuyệt đối chẳng nghe theo chúng” thì công đức này mới bảo trì được, công đức và phước đức khác nhau, phước đức có nổi nóng cũng không sao, phước báo ấy vẫn còn đó, nhưng công đức thì không thể được.

 Công đức vừa nóng giận thì không còn nữa. Như vậy do đây có thể biết, nếu muốn có thể thật sự “cung thận bảo trì” thì nhất định tham sân si mạn, phiền não, tập khí tất cả thể đều đoạn dứt hết thì công đức của họ sẽ được bảo trì.

Trong Kinh Kim Cang dạy cho người sơ học như chúng ta “nhất thiết pháp đắc thành ư nhẫn” cho nên nhẫn nhục Ba La Mật có thể đem công đức bảo trì được. Anh xem! Bố thí, trì giới là tu công đức, nhẫn nhục là bảo trì công đức.

Cho nên nếu không có nhẫn, nếu tu công đức thì đều có thể thiêu huỷ mất bất cứ lúc nào, đều mất hết. Cho nên Lục Độ của Bồ Tát, mỗi cái khâu của nó đều móc với nhau chặt chẽ, bỉ thử có sự quan hệ mật thiết, đến lúc tinh tấn thiền định thì công đức của anh đã thành tựu. Đây mới hiển thị ra cái trí tuệ vô lượng. Vậy ở chỗ này chúng ta thấy được họ tu đã năm kiếp. Thời gian dài như vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học Phật bắt đầu từ đâu?

Kiến thức 18:00 12/11/2024

Tôi nói: “Hiện tại tôi biết đạo Phật tốt, thù thắng không gì bằng!”. Tôi hỏi: “Có biện pháp gì để tôi rất nhanh có thể thâm nhập Phật pháp hay không?”

Vượt thoát ý niệm sinh tử luân hồi

Kiến thức 14:00 12/11/2024

Tu hành là thấu rõ và giải quyết được sinh tử, quyết định làm chủ con đường tái sinh theo ý mình, không bị nghiệp chướng dẫn dắt.

Hãy học pháp tiệm giảm

Kiến thức 10:30 12/11/2024

Pháp tiệm giảm là phương thức tiếp cận và làm suy giảm phiền não từng phần, đây là pháp tu phổ biến dành cho hạng sơ cơ như hầu hết chúng ta.

Buông xả không chấp là pháp tu trí tuệ

Kiến thức 08:05 12/11/2024

Mỗi hành giả tự mình quan sát, biết rõ những thứ đã và đang gây ra phiền não khổ đau cho mình, biết chọn tu buông xả từ những thứ dễ xả dần đến những thứ khó; từ những sự việc cảm xúc đến những tập khí chướng ngại vi tế hơn.

Xem thêm