Thứ, 11/11/2024, 09:49 AM

Thiền trong công việc

Nếu như đi bộ là một môn thể dục không tốn tiền và lúc nào cũng có thể tập được thì thiền là một pháp tu không mất thời gian và lúc nào cũng có thể thực tập được. Đó là thiền trong tứ oai nghi đi đứng nằm ngồi và trong mọi công việc sinh hoạt hàng ngày. 

Hồi tôi học Trung cấp Phật học, có một huynh rất thích tu thiền. Huynh ấy dành rất nhiều thời gian để ngồi thiền. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ đó không phải là thiền viện hay trường thiền mà là trường học và chùa tu theo pháp môn Tịnh độ. Cho nên việc ngồi thiền của huynh ấy trở thành lập dị đối với sinh hoạt chung của mọi người. Hơn nữa, trong khi đại chúng tụng kinh ở các thời khóa chung thì huynh ấy cũng lên chánh điện nhưng không tụng mà lại ngồi lim dim. Hoặc khi mọi người chấp tác thì huynh ấy không tham gia mà lại ngồi thiền. Những điều này nói chung làm cho mọi người không được hoan hỷ cho lắm. Người dễ tính thì họ tôn trọng sự tu của huynh ấy, còn người khó tính thì nói này nói nọ, có khi còn chế nhạo nữa. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Ngồi thiền tuy là rất quan trọng nhưng không nhất thiết phải ngồi mới có thể thiền. Nhất là đối với những hoàn cảnhkhông phù hợp thì chúng ta phải tùy duyên để vừa hài hòa với mọi người mà vừa đảm bảo việc tu của mình. Thật ra tu thiền mà chỉ dựa vào ngồi mới tu được thì thời gian tu sẽ không được bao nhiêu cả. Tôi cũng rất thích tu thiền. Nhưng tôi không như vị huynh đệ kia, bỏ cả tụng kinh hay chấp tác để ngồi thiền mà tôi tranh thủ làm xong hết nhiệm vụ của mình đối với đại chúng rồi mới tìm không gian riêng để ngồi thiền. Sau đó tôi nhận ra rằng tu thiền theo kiểu đó thì có rất nhiều điều bất tiện. Thứ nhất là không có thời gian ngồi thiền nhiều như đã nói. Thứ hai là do tranh thủ làm việc cho xong để ngồi thiền nên công việc sẽ không được làm một cách chu đáo, có khi do gấp gáp nên đổ vỡ đồ đạc nữa. Thứ ba là tâm trạng lúc nào cũng nôn nóng làm cho xong việc. Mà chính vì do nôn nóng làm cho xong nên thấy ai làm chậm thì mình liền bực bội. Do nhận thấy những bất tiện này của việc ngồi thiền nên tôi đã tập tu thiền trong công việc. Ngồi cũng thiền mà đi cũng thiền. Lau chùi, rửa chén, chưng bông, hay đi từ nhà bếp lên chánh điện gì cũng có thể thiền được. Và khi tu thiền theo kiểu này thì tôi thấy rằng tôi thiền được rất nhiều. Nếu ngồi thiền thì nhiều lắm là một lần một giờ đồng hồ, còn thiền trong công việc thì có thể thiền bao nhiêu giờ cũng được. Do tu thiền trong công việc nên tôi không còn nôn nóng làm cho xong công việc nữa. Bởi vì ngay công việc đã là thiền rồi chứ đâu phải đợi đến lúc nào mới thiền nữa. Và cũng nhờ tu thiền theo kiểu này mà tôi làm được rất nhiều việc. Không chỉ việc của mình mà còn làm luôn cả việc của người khác nữa. Vì tôi nghĩ rằng thay vì tranh thủ làm cho xong công việc để được ngồi thiền thì mình vừa làm vừa thiền thì cũng đâu có khác gì nhau. Cũng đều là tu cả. Nhờ vậy mà tôi không trở thành kẻ lập dị hay né tránh công việc chùa mà ngược lại là người siêng làm việc nhất. Làm mà không hề nệ công. Mọi người chỉ thấy tôi sao mà siêng làm việc dữ vậy nhưng họ đâu có biết là tôi đang tu. Làm mà tu và tu mà vẫn làm là vậy. 

Lục Tổ Huệ Năng nói rằng, “Bên ngoài không chạy theo cảnh là thiền, bên trong tâm không loạn động là định”. Có thể chúng ta chưa đạt đến cảnh giới đó nhưng trong thời buổi mà ngay cả người tu cũng có quá nhiều việc phải làm như hiện nay thì việc kết hợp tu thiền trong công việc là điều rất đáng nên làm. Tuy nhiên, nói gì thì nói, đó chỉ là thiền dành cho người bận rộn. Chứ còn muốn đi vào những cảnh giới thiền thâm sâu như tứ thiền bát định thì tôi cho rằng thiền tọa (được thực tập trong một môi trường tương thích) vẫn là phương pháp không thể bỏ qua vậy. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

Kiến thức 08:30 07/01/2025

Nhờ có ngày mùng 8 tháng 12 mà hôm nay thế giới loài người đã tôn vinh và công nhận đạo Phật là đạo của con người, vì con người mà sống thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết.

Bài học đáng quý nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo

Kiến thức 13:00 06/01/2025

Chúng ta thấy không có kết quả tốt đẹp nào đến ngẫu nhiên cả, tất cả đều nhờ công phu cực khổ mới được. Bây giờ chúng ta kính phục lễ lạy Phật, đó là kết quả Ngài đã từng trả giá rất đắt trên bước đường tầm tu, không phải chuyện dễ dàng.

Nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật

Kiến thức 12:05 06/01/2025

Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Kiến thức 10:57 04/01/2025

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

Xem thêm